Điều ít biết về nghệ nhân “thúc đồng” đầu tiên tại Việt Nam
Ông là người đầu tiên ở Việt Nam nghĩ ra phương thúc đồng để làm tranh nghệ thuật, được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
Tiếp tôi trong căn nhà tại ngõ 41 phố Đông Tác (Hà Nội), nghệ nhân Lê Văn Phú say sưa với những tác phẩm của mình. Tuy đã vào tuổi 71 nhưng nhìn ông vẫn rất khỏe mạnh, nhất là khi tâm sự về nghề thúc đồng, ánh mắt ông lại lấp lánh niềm hạnh phúc.
Nghệ nhân Lê Văn Phú bên tác phẩm của mình.
Tranh khó “nhái” của nghệ nhân tài hoa
Thúc đồng là một nghề mới ở Việt Nam, là sự kết hợp giữa hội họa và điêu khắc. Người thợ thúc đồng đòi hỏi tính kiên trì, bền bỉ và sức chịu đựng cao. Nghề thúc đồng nổi là sử dụng chạm, búa và nhiệt để thực hiện các thao tác nhằm thúc nổi từ mặt sau nguyên liệu, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật theo ý tưởng của nghệ nhân.
Nghệ nhân Lê Văn Phú sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề chạm vàng bạc. Năm 11 tuổi, ông đã “ngồi gõ bạc” cùng cha. Ông bảo, thời ấy chỉ có bạc thôi, chứ vàng ít người có. Tiếc là thời điểm đó cái nghề được cho là “xa xỉ” này không được phép tồn tại. Ông quay qua học vẽ tư với các họa sĩ Mạnh Quỳnh, Phạm Viết Song và thu nạp những kiến thức về hội họa từ họ.
Từ tranh cổ cho đến tranh hiện đại, qua ghi nhận của ông Phú đều là đề tài để cho ông thúc thành một dạng tác phẩm mới trên cái gốc vốn có của nó và không cái nào giống cái nào. Đây chính là cái tôi của người làm nghệ thuật. Vì vậy, những mẫu tranh của ông khó có người nhái lại được. Nhất là ở cách thúc “hàm ếch” tạo đổ nổi như đắp vào mặt phẳng chứ không nghĩ là được thúc từ mặt sau lên.
Video đang HOT
Nếu như thợ làm tranh đồng khác trước khi làm tranh thường dán mẫu lên đồng, đi công tua để tránh lạc chạm, dẫn đến mất lối khi thao tác thì ông Phú chỉ cần cho có hình hài rồi thực hiện thúc từ mặt trái trên đồng lá mỏng chỉ 4 “rem”. Ông cho biết, tài năng của người thợ thúc đồng còn được thể hiện qua độ dày mỏng của lá đồng anh ta thúc. Nếu thúc đồng dày, từ 8 rem trở lên chẳng hạn, đường nét sẽ không sắc, các chi tiết dễ bị chùn, tròn làm “chết cứng” tác phẩm.
Sau 3 tháng bắt đầu làm nghề, vừa mày mò, vừa sáng tạo, ông đã cho ra đời bức tứ bình đầu tiên. Ông bảo, sau khi hoàn thành xong, chính ông cũng không tin vào mắt mình nữa. Vì những chi tiết trong bức tranh rất chuẩn xác, bố cục bức tranh hài hòa. Nhiều người xem tranh, không nghĩ là ông thúc nổi bức tranh từ đồng mà họ cho rằng ông gắn các chi tiết thành một bức tranh. Chính những thành công ban đầu trong nghề đã đem lại cho ông niềm đam mê với nghề thúc đồng nổi.
Đồ đơn giản, nghề tỉ mỉ
Ngắm những bức tranh của ông, người xem sẽ nghĩ, ông sẽ dùng một dụng cụ đặc biệt để làm ra. Nhưng thật bất ngờ khi ông “khoe” tôi bộ đồ nghề rất “giản dị”, gồm chủ yếu là bu lông, ốc vít, thậm chí là những cái đinh cũ đủ kích cỡ. Ông bảo, có lần đi tập thể dục buổi sáng, ông nhặt được cái cần gương xe máy, thế là đem về nhà làm dụng cụ “thúc” tranh. Trong bộ đồ nghề có một không hai này là những bu lông, ốc vít, đã “tòe hoa” dưới tay búa gần 30 năm kinh nghiệm, theo ông đi thúc đồng ở tất cả các triển lãm, hội chợ và thậm chí là xuất ngoại.
Có ba dòng tranh mà ông Phú đang theo đuổi, đó là tranh dân gian, tranh sáng tác và tranh dựa theo những họa tiết cổ. Ông bảo, từ khi hình thành ý tưởng để làm nên một bức tranh nào đó, ông đã phải rất cố gắng để tìm ra những chi tiết khác biệt, để tạo điểm nhấn.
Những làng nghề liên quan đến chất liệu đồng hiện nay như Đồng Xuân, Đại Bái đều phải dùng đinh để đóng cho các chi tiết trong tranh cố định. Nhưng ông không làm vậy, bởi một bức tranh đẹp là một bức tranh giữ được nguyên chi tiết tác phẩm, không bị những yếu tố bên ngoài tác động vào. Và hiện nay, bí quyết “gắn” tranh đồng vào nền chất liệu vẫn là “bí quyết nhà nghề” của ông.
Trong tất cả các khâu của quá trình thúc, điều quan trọng nhất để tạo nên tác phẩm như ý đó là cảm xúc và sự thăng hoa của tác giả trong mỗi lần xuống búa. Công đoạn đầu tiên, người nghệ nhân phải vẽ mẫu, mà phải vẽ bằng tay, để từng nét vẽ nhập vào hồn, vào máu của mình, sau đó can âm bản để lấy mặt trái của bức tranh và in lên miếng đồng. Lúc này, những kinh nghiệm của nghề kim hoàn được nghệ nhân Lê Văn Phú thực hiện qua từng nhát thúc từ mặt sau lên mặt trước miếng đồng. Tác phẩm nghệ thuật thúc đồng hình thành chính là kết quả của mối lương duyên đặc biệt của hội hoạ và chạm khắc kim hoàn.
Tôi hỏi ông vì sao không lên mạng internet hay dùng một hình thức nào đó để quảng bá cho các sản phẩm của mình, nghệ nhân Lê Văn Phú cho biết: “Nếu để kiếm tiền và làm giàu thì tôi đã không đi theo nghề này. Cái tâm của người nghệ nhân là làm sao cho tác phẩm của mình đẹp nhất, có “thần” nhất. Tôi không quảng cáo, vì cái nghề này làm theo cảm xúc. Giả sử nếu có khách hàng đặt mà đến thời gian ấy, tôi chưa giao được hàng thì sẽ mất uy tín. Mà nếu chạy đua theo thời gian để giao hàng thì tác phẩm sẽ không có hồn”. Muốn thúc ra một tác phẩm đẹp, phải biết được tính nết của đồng, biết được nó cần bao nhiêu nhiệt, gõ như thế nào thì không thủng và làm phải rất nhanh để đạt được sự phóng khoáng trong cái tĩnh tuyệt đối, thậm chí là “lên đồng” với từng động tác của mình.
Cha truyền con nối Ông cười hiền từ cho tôi biết, hiện nay, người con trai tên Lê Hoàng Hiệp đang tiếp nối truyền thống của gia đình để tạo ra những bức tranh thúc đồng đặc biệt. Ông tâm sự: “Cũng may là cậu con trai của tôi cũng yêu thích nghề này và muốn tiếp nối nghề thúc đồng. Tôi thấy mình may mắn bởi nhiều gia đình có nghề truyền thống mà con cháu không muốn nối nghiệp cha. Hàng ngày, hai cha con vẫn cùâng nhau làm việc để tạo nên những tác phẩm thúc đồng mang bản sắc họ Lê”. Theo NDT
Kỳ thú chơi ngược (2): Chơi chim kiểu độc nhất vô nhị
Thú vui chơi chim giờ không còn định ở lứa tuổi nào, vùng miền nào mà nó ùa vào mọi giới già, trẻ, gái, trai, miền xuôi, miền ngược.
"Chim vào lồng biết thuở nào ra"
Trước đây, ở những phiên chợ nơi cửa rừng họa hoằn mới có một người xách lồng chim ra ven đường bán thì bây giờ hoàn toàn khác. Bất cứ nơi nào có đường cái đi qua, hay điểm xe khách hay dừng đỗ có thể dễ dàng bắt gặp những người bán chim. Vùng cao Mường Khương, Lào Cai xưa kia chỉ đơn thuần là phiên chợ nông sản của bà con dân tộc trao đổi hàng hóa tiêu dùng, mấy năm gần đây có góc riêng để người họp chuyên bán mua chim rừng.
Góc chợ chim nơi cửa rừng Mường Khương, Lào Cai
Ban đầu họa mi là loại chim duy nhất được bán thì giờ có đủ loại: từ chim chích cho đến bìm bịp, cu gáy... Những tiếng chim thánh thót nhớ rừng hót lên ở một góc chợ miền núi vừa là nét riêng, lại vừa là lời cầu xin oán trách của những chú chim đã bị vào lồng để thỏa chí đam mê cho nét chơi sinh vật thánh thót.
Câu chuyện về việc chơi chim ở miền ngược này cũng có nhiều điều khác lạ với miền xuôi đô thị. Ở miền xuôi có người bỏ tiền vài chục triệu thậm chí cả trăm triệu đồng ra mua một chú chim vành khuyên nho nhỏ về chơi, chăm sóc, nghe tiếng hót thì ở miền núi lại có người chơi không muốn chăm sóc mà vẫn muốn nghe chim hót. Để làm việc này, một gia đình ở xã Cao Sơn, huyện Mường Khương đã nhốt những chú chim non chưa kịp chuyền cành vào chiếc lồng nhỏ để mặc cho cặp chim trống mái tự kiếm mồi nuôi cho đến khi lớn biết hót và mãi mãi bị người chơi nhốt đàn chim như vậy để chúng không thể bay được đi đâu nữa.
Giờ phiên chợ Mường Khương bán đủ thứ chim
Khi được hỏi sao lại làm thế thì chủ nhân nói rằng, như thế không cần chăm sóc gì cả mà vẫn được nghe cả bầy hót suốt ngày. Bởi theo quy luật tự nhiên, cũng như "tình mẫu tử" của sinh vật bé bỏng này thì chim trống mái sẽ kiếm mồi nuôi đến khi thấy con mình chuyền cành và biết kiếm mồi mới thôi. Trong trường hợp này thì chúng sẽ mãi mãi không bao giờ có cơ hội chuyền cành, và như thế chim trống mái sẽ nuôi con mình mài mãi.
Theo tìm hiểu, hộ gia đình này ở miền xuôi Thái Bình lên làm ăn kinh tế ở trên Cao Sơn, Mường Khương, Lào Cai. Và từ "ý tưởng" của người miền xuôi đi khai phá vùng kinh tế mang lên, từ bận rộn bờ bãi nương rẫy không muốn chăm nuôi chim mà vẫn được nghe tiếng hót theo ý muốn, họ đã làm như vậy. Thương thay cho những con chim nhỏ, từ một người chơi lạ kỳ đã được nhiều người dân bản địa "học được" rất nhanh và nhân rộng thành phong trào ở góc núi. Giờ ở Mường Khương đến mùa chim sinh nở đã xuất hiện nhiều cách chơi chim như thế...
Một mẻ ụp bẫy có thể "hót" được cả đàn chim hàng chục con
Những tiếng chim nhớ rừng
Người không đam mê nhìn chú chim vành khuyên nhỏ xíu cũng chỉ cảm nhận thấy vẻ xinh xinh đáng yêu, chứ mấy ai nghĩ sinh vật nhỏ nhắn ấy lại có giá cao ngoài sức tưởng tượng như vậy.
"Có con vành khuyên được trả tới cả trăm triệu mà chưa chắc đã mua được của chủ nhân. Có con cũng chỉ vài trăm nghìn, thậm chí vài chục nghìn là cùng"- khi hỏi về giá của con chim vành khuyên đang nhảy nhót trong lồng của anh Nguyễn Vinh Nhật ở Nghĩa Tân, treo ở trước cửa quán cà phê trên phố Tô Hiệu, Nghĩa Tân, Hà Nội thì anh thủng thẳng nói như thế chứ anh cũng không khẳng định con chim đang nhốt trong lồng là chim đắt giá. Bởi theo lý giải của anh Nhật, giá nó cao hay thấp thì cũng không bán bởi người có nó đã thích và dồn công chăm sóc như chăm vợ đẻ rồi thì đâu có còn là chuyện bán mua nữa. Chuyện mua bán chỉ có ở giới kinh doanh chứ đã vào tay người chơi đam mê rồi thì chẳng mấy ai nghĩ đến chuyện "tỷ giá".
Người đam mê thì thường nâng niu, chăm bẵm cho thú chơi hoàn hảo hơn
Ở Hà Nội, trong mấy năm gần đây đã xuất hiện nhiều "câu lạc bộ" chơi chim khuyên, chích chòe, chào mào, cùng thú chơi ấy cũng đã xuất hiện những nhóm thanh niên trẻ thường tụ họp vào ngày cuối tuần mang theo chim để cùng nghe tiếng hót. Cũng có người đã mất nhiều tiền, thậm chí đánh đổi cả tài sản lớn như ô tô, xe máy chỉ để sắm một chú chim vành khuyên nho nhỏ treo trong nhà và mang theo mỗi khi đi hội tụ vào ngày nghỉ.
Chợ chim trên đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội- nơi hội tụ của chim rừng
Trong lòng thành phố ồn ào, những cảnh chơi, thú chơi như thế cũng tạo nên được nét riêng, một phong thái tĩnh tại để làm giảm stress những phút căng thẳng trong nhịp sống hối hả. Song, bao giờ cũng vậy, tính 2 mặt của nó cũng không phải là không có bởi từ góc nhìn nhận hay cách thức của một ai đó chơi theo phong trào, hoặc của người săn tìm để mang đến sự lựa chọn cho thú chơi.
Đó là thời gian gần đây, xuất phát từ nhu cầu thú chơi chim khuyên, chào mào, chích chòe... thì người cung cấp đã ụp những mẻ lưới bẫy tận diệt để mang về thành phố bán. Nhiều loại chim được bán đồng nghĩa với việc ở trên rừng người bẫy tìm cách bắt tất cả những con chim đang thánh thót làm nên phần hồn của đại ngàn thiên nhiên. Chim trời, cá nước...chẳng ai trách người đam mê, song để thỏa chí mà vẫn hài hòa giữa con người và thiên nhiên thì quả là đỉnh cao của nghề chơi sinh vật cảnh.
Theo ANTD
Kỳ thú chơi ngược (1): Những chiếc lồng chim độc đáo và đắt nhất Việt Nam Đã lao vào thú chơi rồi thì bất luận đúng sai hay dở. Chơi là sở thích, là đam mê, là thỏa chí. Chơi lồng không nhốt chim Giới chơi chim ở Hà Nội thì nhiều, giới chơi lồng mà không chơi chim cũng lắm, ấy vậy nhưng người chơi lồng quý thì anh Nguyễn Tuấn Ngọc vẫn được mệnh danh như bậc...