Điều ít biết về máy bay Su-22 của Việt Nam
Chiến đấu cơ đầu tiên ra Trường Sa, dễ bị nhầm với MiG-21, có thể hạ gục tàu tuần dương…là những điều ít ai biết về máy bay Su-22 của Việt Nam.
Máy bay cường kích Su-22 gia nhập Không quân Nhân dân Việt Nam từ năm 1979. Đến nay, nó vẫn là một trong các máy bay chủ lực của Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển.
Dưới đây là một số điều ít ai biết về các máy bay Su-22 của Việt Nam:
Dễ bị nhầm với MiG-21
Máy bay cường kích Su-22 được thiết kế dựa trên mẫu Su-7 ra đời từ giữa những năm 1950. Thời điểm đó, việc đặt cửa hút không khí cho động cơ phản lực dường như rất thịnh hành ở đầu mũi máy bay. Chính vì vậy mà khi ra đời Su-22 thừa hưởng thiết kế như vậy.
Su-22 và đạn Kh-29 lắp ở giá bụng máy bay.
Trong Không quân Nhân dân Việt Nam, ngoài Su-22, chúng ta còn duy trì cả dòng tiêm kích MiG-21 với thiết kế điển hình tương tự Su-7 – cửa hút không khí đặt chung với mũi chứa radar.
Vì vậy, không ít người dễ nhầm lẫn giữa Su-22 và MiG-21 do thiết kế kiểu mũi khá giống nhau. Dẫu vậy, thực tế nếu quan sát kỹ lưỡng thì thiết kế mũi của Su-22 và MiG-21 có nhiều điểm khác biệt.
Ảnh trên là mũi MiG-21, ảnh dưới là mũi Su-22.
Theo đó, phần mũ chụp đầu nhọn chứa radar hoặc thiết bị trinh sát của Su-22 nhỏ hơn nhiều so với MiG-21. Ở đầu mũi của Su-22 còn có thêm các khe hút không khí cho động cơ, còn MiG-21 không có điểm này.
Thêm nữa, thiết kế cánh của Su-22 là kiểu cánh cụp cánh xòe, khác hoàn toàn so với cánh tam giác của MiG-21.
Chiến đấu cơ đầu tiên ra Trường Sa
Ngay sau khi giải phóng Trường Sa, với nhiều nỗ lực, Không quân Nhân dân Việt Nam đã đưa được máy bay ra Trường Sa. Theo đó, tháng 1/1976, Không quân và Hải quân phối hợp dùng tàu vận tải cỡ lớn đưa trực thăng UH-1 (thuộc Trung đoàn 917) phục vụ cho Phó Tổng tham mưu trưởng Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền đi thị sát và kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị đóng quân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đấy được xem là máy bay đầu tiên của Không quân Việt Nam có mặt tại Trường Sa.
Video đang HOT
Su-22 số hiệu 5815 thực hiện chuyến bay đầu tiên ra Trường Sa.
Dù vậy, phải tới năm 1988 thì mới có chiến đấu cơ phản lực của không quân vươn được tới quần đảo Trường Sa. Không ai khác, đó chính là máy bay cường kích Su-22 – chiến đấu cơ hiện đại nhất Không quân Việt Nam thời điểm những năm 1980. Sáng ngày 10/3/1988, phi công Vũ Xuân Cương đã thành công chuyến bay nhiệm vụ đầu tiên trên cường kích Su-22M (số hiệu 5815 từ Phan Rang ra tuần tiễu Trường Sa.
Sau chuyến bay, tiếp tục có thêm nhiều chuyến bay tuần tra, bảo vệ quần đảo Trường Sa của máy bay Su-22 thuộc Trung đoàn 923 và 937.
Chiến đấu cơ độc nhất Đông Nam Á
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia duy nhất sở hữu máy bay cường kích Su-22. Nhưng đó không phải là điều làm nên cái “độc, có 1-0-2″ mà nằm ở thiết kế cánh của máy bay.
Su-22 được Liên Xô trang bị cho kiểu cánh cụp cánh xòe. Nghĩa là, cánh máy bay có thể giang rộng ra hoặc áp sát vào thân máy bay. Hiện không có quốc gia nào ở Đông Nam Á sở hữu loại máy bay nào có kiểu cánh tương tự Su-22.
Hai máy bay cường kích Su-22 trong trạng thái xòe và cụp cánh.
Việc thiết kế cánh này giúp cho máy bay bay tầm thấp với tốc độ cao hoặc đạt tốc độ cao vượt âm thanh ở trần bay lớn. Khi cánh xòe hết cỡ thì lực nâng của cánh tăng lên cho phép máy bay có thể cất hạ cánh đường băng ngắn.
Máy bay cường kích Su-22 được trang bị động cơ tuốc bin phản lực Lyuka AL-21F3 cho phép đạt tốc độ tối đa 1.860km/h ở trên độ cao lớn, bán kính chiến đấu hơn 500km, trần bay hơn 14km, vận tốc leo cao 230m/s.
Có thể đánh chìm tàu chiến 10.000 tấn
Trên máy bay cường kích Su-22M4 – biến thể hiện đại nhất dòng Su-22 trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam, có thể mang được 2 đạn tên lửa không đối đất Kh-29.
Tên lửa không đối đất Kh-29 (NATO định danh là AS-14 Kedge) do Cục thiết kế Vympel (nay thuộc Tổng công ty tên lửa chiến thuật – chiến dịch Nga KTRV) phát triển trang bị cho các loại tiêm kích đa năng MiG-29, Su-30/33/35 và cường kích Su-22/25/34.
Tên lửa được thiết kế chủ yếu để tấn công các mục tiêu lớn trên đất liền (gồm kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, cầu cống, sân bay). Tuy nhiên, khi cần nó có thể dùng để tấn công các mục tiêu trên biển. Theo quảng cáo của nhà sản xuất, Kh-29 có khả năng gây hư hỏng nặng tàu chiến có lượng giãn nước lên tới 10.000 tấn.
Tên lửa Kh-29 có chiều dài 3,87m, đường kính thân 0,38m, sải cánh 1,1m, trọng lượng phóng 657-680kg tùy từng biến thể. Thân tên lửa có thiết kế khí động học tiêu chuẩn với 4 cánh lái khá dài và rộng ở đuôi cùng 4 cánh ổn định phía trước mũi.
Kh-29 được trang bị đầu đạn xuyên giáp nặng tới 320kg trong đó có 116kg chất nổ mạnh HE. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ tối đa 2.900km/h, tầm bắn đạt 10-30km tùy từng biến thể.
Với Kh-29, khả năng tác chiến biển của Su-22M4 được tăng lên đáng kể, cho phép tiêu diệt tàu chiến mọi cỡ với độ chính xác cao.
Sát thủ diệt radar
Không chỉ có khả năng hạ gục tàu chiến, máy bay cường kích Su-22 của Việt Nam có thể phá tan cánh sóng radar của đối phương bằng tên lửa Kh-28.
Tên lửa chống radar Kh-28 (NATO định danh AS-9 Kyle) do Phòng thiết kế MKB Raduga (Liên Xô) phát triển. Tên lửa hoàn tất công đoạn phát triển vào năm 1967, diễn ra không lâu sau khi Mỹ tiến hành các phi vụ Wild Weasel (Chồn hoang) nhằm tiêu diệt các trạm radar cảnh giới của phòng không miền Bắc Việt Nam.
Cán bộ kỹ thuật Việt Nam đang đưa đạn Kh-28 ra máy bay.
Kh-28 có thân hình khá đồ sộ với chiều dài 5,9m, đường kính thân 0,43m, sải cánh 1,93m, trọng lượng phóng 716kg, lắp đầu đạn nặng 140kg. Tên lửa có 2 cánh tam giác ở giữa thân, 2 cánh ổn định ở phía đuôi cùng một cánh đuôi đứng.
Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng 2 giai đoạn với tốc độ tối đa gấp 3 lần tốc độ âm thanh (khoảng 3.500km/h). Kh-28 đạt tầm bắn lên đến 110km, tối đa có thể lên đến 120km.
Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp giữa dẫn hướng quán tính và radar thụ động pha cuối. Kh-28 kết hợp tốc độ nhanh cùng đầu đạn cở lớn cho dù tên lửa không đâm trúng trạm radar, nhưng với sức nổ từ đầu đạn 140kg đủ sức thổi bay bất kỳ trạm radar nào.
Do tên lửa có kích thước khá lớn nên mỗi chiếc Su-22 chỉ có thể mang theo một tên lửa Kh-28 ở giá treo trên thân. Tên lửa nhắm mục tiêu thông qua hệ thống Filin cài đặt sẵn trên máy bay, về sau tên lửa được thay thế bằng hệ thống nhắm mục tiêu Vyuga gắn ngoài.
Theo Kiến Thức
Khát vọng làm chủ bầu trời
...Từng tốp máy bay MiG-21, Su-22 vút lên nền trời, tiếng động cơ phản lực ầm ào át mọi tiếng động khác.
Đã vào chính đông, nhưng khí hậu miền Trung vẫn oi nồng. Sau cơn mưa, nắng đã rát rạt, chói chang. Sân bay quân sự Đà Nẵng cách biển không xa, vậy mà vẫn thấy ngột ngạt.
Từng tốp máy bay MiG-21, Su-22 vút lên nền trời, tiếng động cơ phản lực ầm ào át mọi tiếng động khác.
Phi công trẻ Sư đoàn 372 trao đổi kinh nghiệm.
Đại tá Nguyễn Xuân Vọng, Chính ủy Sư đoàn 372, mắt dõi theo đường bay, nói với tôi:
"Nếu máy bay cất cánh trong mùa mưa vô cùng phức tạp, đòi hỏi yêu cầu rất cao. Nhiều khi bộ đội đã chuẩn bị kỹ lưỡng cả ngày, nhưng vẫn phải hoãn bay vì không đủ điều kiện. Vì thế, chúng tôi phải tranh thủ thời gian luyện tập thêm nhiều phương án để chinh phục bầu trời".
Được biết, nhiệm vụ trọng tâm của sư đoàn hiện nay là cùng lúc huấn luyện máy bay MiG-21 và huấn luyện chuyển loại máy bay Su-22 để nhanh chóng đưa toàn bộ máy bay Su-22 vào trực chiến.
Tuy nhiên, để hoàn thành được chỉ tiêu, đơn vị phải "vượt lên chính mình", một số phi công trước đây lái máy bay MiG-21, nay chuyển sang Su-22 là cả một vấn đề.
Vì vậy, đội ngũ phi công cần phải được huấn luyện một cách bài bản, tỉ mỉ thì mới có thể hoàn thành nhiệm vụ.
Trao đổi về công tác huấn luyện, Đại tá Ngô Vĩnh Phúc, Phó sư đoàn trưởng, cho biết:
"Su-22 có sự khác biệt với MiG-21 cả về khí động lực và tính năng. Thời gian làm việc của phi công trên máy bay Su-22 cũng dài hơn MiG-21. Do vậy, đòi hỏi người phi công phải rèn luyện, đáp ứng yêu cầu cao cả về trình độ chuyên môn, bản lĩnh và thể lực.
Anh em cần phải được huấn luyện kỹ các khoa mục như: Động cơ, thiết bị hàng không, vô tuyến điện tử, nguyên lý máy bay, dẫn đường, khí tượng...".
Từ yêu cầu nhiệm vụ, các cơ quan, đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch huấn luyện sát thực tế chiến đấu. Các phi đội luôn vận dụng sáng tạo cách đánh và nghệ thuật quân sự độc đáo của Không quân nhân dân Việt Nam.
Những kinh nghiệm từ thực tiễn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được nghiên cứu, áp dụng vào điều kiện tác chiến hiện nay. Anh em phi công còn tích cực nghiên cứu các phương án tác chiến mới để tìm ra cách đánh thích hợp.
Sự nỗ lực của tập thể cán bộ, chiến sĩ sư đoàn đã khiến cho việc tiếp nhận, huấn luyện chuyển loại máy bay Su-22 trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
Họ đã "vượt lên chính mình" để làm chủ trang bị, góp phần quan trọng vào việc nâng cao sức mạnh chiến đấu của Bộ đội Không quân.
Theo Quân đội nhân dân
Su-22 của Không quân Việt Nam sử dụng hệ thống thoát hiểm nào? Các phiên bản máy bay cường kích ném bom Su-20 và Su-22 của Nga chủ yếu được sản xuất dựa trên nền tảng máy bay ném bom Su-17 Fitter. Ghế K-35D Cường kích Su-22 do Liên Xô sản xuất có một số phiên bản được nâng cấp như bản Su-22M (Ba Lan nâng cấp) mà Không quân Việt Nam sử dụng. Một máy...