Điều ít biết phía sau “thiên đường rửa tiền” của tội phạm ngầm Trung Quốc
Các đối tượng giàu có từ Trung Quốc thường tìm đến các sòng bạc, dịch vụ cho vay và đầu tư vào bất động sản ở Canada nhằm biến “ tiền bẩn” thành “ tiền sạch” thông qua một quy trình ngầm.
Cây đàn hình gấu trúc, biểu tượng của Trung Quốc, được trưng bày tại Vancouver, nơi có một nửa dân số là người gốc Hoa (Ảnh: NPR).
“Mô hình Vancouver” là thuật ngữ do giáo sư John Langdale tại Đại học Macquarie, Australia đặt ra vào năm 2017 để chỉ thủ đoạn “rửa tiền” của giới tội phạm ở Trung Quốc tại thành phố Vancouver, Canada.
Đó là một quy trình mà trong đó những kẻ rửa tiền vận chuyển ma túy đến Vancouver, sau đó “rửa tiền bẩn” qua sòng bạc, bất động sản rồi chuyển “tiền sạch” về lại Trung Quốc và cứ thế lặp lại quy trình này.
Vì vậy, giới chức Vancouver đang nỗ lực để tránh phụ thuộc vào dòng tiền đầu tư và dòng tiền “bẩn” của giới nhà giàu Trung Quốc đổ vào đây.
Theo SCMP, những người ủng hộ một viện chống tham nhũng mới của chính phủ Canada muốn “lật ngược thế cờ” và biến Vancouver trở thành hình mẫu về tuân thủ chống rửa tiền và tham nhũng. Viện Chống Tham nhũng Vancouver (VACI), được thành lập vào đầu tháng 12 là “công trình tâm huyết” của nhà điều tra tội phạm kỳ cựu, tiến sĩ Peter German.
Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu những nỗ lực này có thành công?
” Góc tối” của Vancouver
“Mô hình Vancouver” được thể hiện qua các dấu hiệu gồm: buôn ma túy từ Quảng Đông (Trung Quốc) và Mỹ Latinh đến Vancouver, sau đó đầu tư mua bất động sản cao cấp và chơi cờ bạc để “rửa tiền”.
Các con bạc dư tiền từ Trung Quốc thường tìm đến các sòng bạc, dịch vụ cho vay và đầu tư vào bất động sản ở Canada, đồng thời sử dụng dịch vụ ngân hàng và công ty chuyển tiền để chuyển tiền đi và đến Trung Quốc cũng như các nước khác.
“Chúng tôi nhận ra rằng Vancouver không còn nguyên sơ và hoàn hảo… Hoạt động tội phạm đang diễn ra rầm rộ và tất cả đều mang tầm quốc tế”, tiến sĩ German, người từng giữ chức Phó ủy viên Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP) và là tác giả của hai báo cáo chính phủ về vấn đề này, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trước thềm ra mắt VACI hôm 9/12.
Tại buổi ra mắt, cựu Thủ tướng Canada Kim Campbell, hiện là chuyên gia cố vấn của VACI, đã mô tả rửa tiền và tham nhũng là “căn bệnh ung thư khôn lường” mà không quốc gia nào, kể cả Canada, có thể miễn nhiễm. Ông German đã giúp mọi người thấy rõ lỗ hổng này và bản thân ông lạc quan rằng VACI có thể giúp “lật ngược tình thế”.
Video đang HOT
Ông German, hiện là Chủ tịch ban cố vấn của VACI, nói thêm: “Đã đến lúc VACI phải hành động và liên kết với Chương trình Phòng chống Tội phạm và Tư pháp Hình sự của Liên Hợp Quốc. VACI sẽ nghiên cứu và đưa ra các khuyến nghị về cải cách luật chống tham nhũng và rửa tiền, và là cơ quan duy nhất kiểu này cho đến nay ở Canada.
Với vị trí địa lý đặc thù, British Columbia được xem là cửa ngõ để đến Thái Bình Dương và châu Á. Nơi đây cũng chứng kiến sự bùng nổ về người nhập cư từ châu Á, đặc biệt là cộng đồng người Trung Quốc chiếm số đông ở Bắc Mỹ. Khoảng 37.000 người nhập cư giàu có đã chuyển đến British Columbia từ năm 2005-2012 theo chương trình nhà đầu tư nhập cư, trong đó 66% là người Trung Quốc.
Thành phố Vancouver, với lối sống mở cửa, được xem là nơi khó khăn đối với các nhóm chống tội phạm quốc tế. Theo báo cáo có tựa đề “Tiền bẩn” của ông German, thành phố này tồn tại một thị trường ngầm phát triển mạnh về các lĩnh vực bất động sản, cờ bạc và xe sang. Theo báo cáo gây chấn động này, Vancouver mang đến cơ hội tuyệt vời cho hoạt động rửa tiền quy mô lớn và khó bị phát hiện ở ngoài lãnh thổ Trung Quốc, nơi mỗi người bị giới hạn chỉ gửi tiền ra nước ngoài vào khoảng 50.000 USD mỗi năm.
Mối lo từ thế giới tội phạm Trung Quốc
Các báo cáo của ông German cho biết, các nguồn tiền bất hợp pháp chảy vào Vancouver từ khắp nơi trên thế giới, nhưng nhiều nhất là từ Trung Quốc.
Cũng theo ông German, mặc dù hàng loạt băng nhóm tội phạm có tổ chức quốc tế đã có mặt ở British Columbia, tuy nhiên “mối quan tâm lớn nhất vẫn là tội phạm có tổ chức từ Trung Quốc”, nhất là Hội Tam hoàng, được xem là mafia phiên bản châu Á.
“Mô hình Vancouver” được nêu bật trong các báo cáo của ông German, trong đó dòng tiền bẩn được chuyển một cách suôn sẻ từ Trung Quốc sang Canada và ngược lại. Điều kỳ lạ là không có bất kỳ khoản tiền mặt nào “vượt qua biên giới”, cũng như không có bất kỳ khoản tiền nào được chuyển qua ngân hàng quốc tế.
Thay vào đó, tất cả sẽ được chuyển thông qua mạng lưới chuyển tiền ngầm của người Trung Quốc đã hoạt động trong các khu vực Vancouver, Hong Kong và Macao. Các “ngân hàng” ngầm này đã phát triển qua nhiều thế kỷ ở bờ biển miền nam Trung Quốc, gồm toàn người thân cùng họ hàng cư trú trong các cộng đồng Hoa kiều trên thế giới. Các “ngân hàng” ngầm có thể chuyển tiền, ma túy và hàng hóa khắp thế giới mà không cần qua biên giới Trung Quốc.
Trong khi đó, những kẻ buôn bán ma túy đang tìm cách gửi tiền theo cách khác.
Tiền sẽ được gửi vào tài khoản ngân hàng Trung Quốc của các băng đảng xã hội đen. Những đối tượng này sau đó bay đến Vancouver, nơi chúng sẽ thực hiện giao nhận số tiền tương ứng. Chúng lấy tiền cho các con bạc người Trung Quốc vay mua thẻ chơi trong các sòng bạc. “Tiền bẩn” sau đó sẽ được chuyển sang thẻ game để mang ra quy đổi, trở thành “tiền sạch”. Sau đó, con bạc rút tiền ra để mua bất động sản, trả tiền vay đánh bạc ở Trung Quốc hoặc chuyển tiền ra nước ngoài. “Tiền bẩn” đã trở thành tiền hợp pháp. “Họ chuyển tiền bẩn tới đây, rửa chúng thông qua các casino. Vậy là xong, họ có thể làm bất kỳ thứ gì họ muốn ở đây với số tiền đó”, ông German cho biết.
Vào năm 2020, Cơ quan Tình báo Hình sự liên bang Canada ước tính, 45-113 tỷ AUD (35-88 tỷ USD) “tiền bẩn” đã được rửa sạch ở Canada mỗi năm, góp phần đẩy giá nhà đất tăng chóng mặt ở Vancouver.
Phủ bóng thị trường bất động sản
Một tấm biển rao bán nhà có kèm theo tiếng Trung Quốc ở Vancouver, Canada (Ảnh: Reuters)
Ngoài rửa tiền quy mô lớn và tội phạm băng đảng có tổ chức, một mặt trái khác theo chân người Trung Quốc đến Vancouver là đầu cơ bất động sản, tạo ra cơn sốt ảo để đẩy giá nhà lên cao.
Các báo cáo của tiến sĩ German cho biết, tác động của vấn đề này đối với British Columbia, đặc biệt là trên thị trường nhà ở, là rõ ràng. Ông viết: “Điều rõ ràng là tổng nguồn tiền rất lớn và nó có ảnh hưởng đến giá nhà tại một số cộng đồng nhất định ở British Columbia”.
Vancouver là nơi sinh sống của một trong những cộng đồng gốc Hoa lớn nhất thế giới. Thành phố vệ tinh Richmond là thành phố mang nhiều sắc tộc Trung Hoa nhất trên thế giới bên ngoài châu Á, khiến nơi đây trở thành mục tiêu chín muồi của các băng đảng Trung Quốc.
Luật sư Christine Duhaime, chuyên gia chống rửa tiền người Canada, cho biết việc kết nối dòng tiền từ Trung Quốc với tội phạm vẫn là một “điều gây tranh cãi”. Một phần của vấn đề là không phải ai cũng đồng ý là liệu số “tiền bẩn” đưa ra khỏi Trung Quốc có nên bị các cơ quan và tổ chức Canada coi là bất hợp pháp hay không.
Vào tháng 9/2020, Jian Jun Zhu, kẻ bị cáo buộc rửa tiền, bị bắn chết khi đang ăn trong một nhà hàng ở Richmond. Người bạn đi cùng bị thương bởi kẻ tấn công đã bắn vào cặp đôi qua cửa sổ, khiến những thực khách khác chạy tán loạn. Zhu bị cảnh sát nghi ngờ có liên quan đến đường dây buôn lậu khoảng 220 triệu CAD mỗi năm ra khỏi Trung Quốc và vào Canada.
Trung Quốc phát triển công tố viên trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết họ đã phát triển cỗ máy trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới có thể buộc tội và truy tố tội phạm.
Công tố viên AI có thể đưa ra các cáo buộc với độ chính xác trên 97%. Ảnh minh hoạ: Getty Images
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, được Viện Kiểm sát Nhân dân Phố Đông Thượng Hải chế tạo và thử nghiệm, "công tố viên" AI có thể đưa ra các cáo buộc với độ chính xác hơn 97% dựa trên những mô tả bằng lời về vụ việc.
Giáo sư Shi Yong, Giám đốc phòng thí nghiệm quản lý tri thức và dữ liệu của Học viện Khoa học Trung Quốc, cho biết công nghệ này có thể giúp giảm khối lượng công việc hàng ngày của các công tố viên, cho phép họ tập trung vào những nhiệm vụ khó khăn hơn.
"Cỗ máy này có thể thay thế các công tố viên đưa ra quyết định ở một mức độ nhất định", Giáo sư Shi và các đồng nghiệp của ông cho biết trong một bài báo được xuất bản trên tạp chí Management Review của Trung Quốc.
Các công tố viên đã sớm sử dụng công nghệ AI trong quy trình thực thi pháp luật khi công nghệ AI bắt được sử dụng lần đầu ở Trung Quốc vào năm 2016. Nhiều cơ quan ở nước này đang sử dụng một công cụ AI được gọi là Hệ thống 206. Công cụ này có thể phân tích tính xác thực của bằng chứng, đánh giá điều kiện bắt giữ và mức độ nguy hiểm của nghi phạm đối với người dân.
Tuy nhiên, tất cả các công cụ AI hiện có đều có vai trò rất hạn chế vì "chúng không thể tham gia quá trình ra quyết định buộc tội hay đề xuất bản án", Shi và các đồng nghiệp cho biết. Việc đưa ra các quyết định như vậy sẽ đòi hỏi một cỗ máy có thể xác định và loại trừ bất kỳ nội dung nào của hồ sơ vụ án mà không bỏ qua những thông tin quan trọng. Hơn nữa, cỗ máy trí tuệ nhân tạo cũng cần phải chuyển đổi được các ngôn ngữ phức tạp, khác nhau của con người thành một định dạng toán học hoặc hình học tiêu chuẩn mà máy tính có thể hiểu được.
Các công ty Internet của Trung Quốc đã phát triển các công cụ hiện đại có thể xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nhưng các hoạt động này thường đòi hỏi làm việc trên máy tính lớn mà các công tố viên không có quyền truy cập.
Công tố viên AI do nhóm của Giáo sư Shi phát triển có thể hoạt động trên máy tính để bàn thông thường. Đối với mỗi nghi phạm, hệ thống sẽ buộc tội dựa trên 1.000 đặc điểm thu được từ văn bản mô tả vụ án do con người tạo ra, thậm chí đó là những dữ liệu rất nhỏ hoặc trừu tượng. Sau đó, hệ thống 206 sẽ đánh giá những bằng chứng đó.
Cỗ máy trí tuệ nhân tạo mới đã được "huấn luyện" để sử dụng trong hơn 17.000 vụ án khác nhau từ năm 2015 đến 2020. Cho đến nay, nó có thể xác định và buộc tội 8 loại tội phạm phổ biến nhất ở Thượng Hải. Đó là gian lận thẻ tín dụng, tổ chức hoạt động cờ bạc, lái xe nguy hiểm, cố ý gây thương tích, cản trở người thi hành công vụ, trộm cắp, lừa đảo, gây gổ và gây rối.
Các nhà nghiên cứu cho biết công tố viên AI sẽ sớm trở nên hiệu quả hơn với các bản nâng cấp. Nó cũng sẽ có thể nhận ra những tội phạm ít phổ biến hơn và đưa ra nhiều cáo buộc với một kẻ tình nghi hơn.
Tuy nhiên, một công tố viên giấu tên ở thành phố Quảng Châu, miền nam Trung Quốc, cho biết ông có một số lo ngại về việc sử dụng AI trong việc truy tố tội phạm.
"Độ chính xác 97% có thể cao theo quan điểm công nghệ, nhưng sẽ luôn có khả năng xảy ra sai sót. Và ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi có sai sót xảy ra? Công tố viên, máy móc hay người lập trình thuật toán?", ông nói.
Bên cạnh đó, việc trực tiếp đưa AI tham gia vào quá trình truy tố cũng có thể ảnh hưởng đến quyền điều hành của công tố viên. Hầu hết các công tố viên không muốn các nhà khoa học máy tính "can thiệp" vào phán quyết pháp lý. Một vấn đề khác là công tố viên AI có thể buộc tội chỉ dựa trên kinh nghiệm trước đây của nó. Cỗ máy này không thể lường trước được phản ứng của công chúng đối với một vụ việc trong một môi trường xã hội đang thay đổi.
"AI có thể giúp phát hiện sai sót, nhưng nó không thể thay thế con người đưa ra quyết định", công tố viên có trụ sở tại Quảng Châu nhấn mạnh.
Trung Quốc đang tích cực sử dụng AI trong hầu hết các lĩnh vực khác nhằm cố gắng nâng cao hiệu quả, làm giảm và tăng cường kiểm soát vấn nạn tham nhũng. Một số thành phố của Trung Quốc đã sử dụng công nghệ này để giám sát hoạt động của các nhóm xã hội và viên chức nhà nước để phát hiện tham nhũng.
Nhiều tòa án Trung Quốc đã và đang sử dụng AI để giúp các thẩm phán xử lý hồ sơ vụ án và đưa ra các quyết định như chấp nhận hay từ chối đơn kháng cáo. Hầu hết các nhà tù ở Trung Quốc cũng đã áp dụng công nghệ AI để theo dõi tình trạng thể chất và tinh thần của tù nhân, với mục tiêu giảm thiểu bạo lực trong các trại giam.
Không chỉ ở Trung Quốc, việc áp dụng công nghệ AI trong quá trình thực thi pháp luật ngày càng phổ biến trên khắp thế giới. Một số công tố viên Đức đã sử dụng công nghệ AI để nhận dạng hình ảnh và pháp y kỹ thuật số để đẩy nhanh tốc độ và độ chính xác của quá trình xử lý vụ án.
Người đàn ông bị bắt 5 lần trong 3 ngày vì quá giống tù nhân đang bị truy nã Một người đàn ông Trung Quốc đã bị bắt 5 lần chỉ trong 3 ngày vì có ngoại hình quá giống tên tội phạm vượt ngục đang bị truy nã. Người đàn ông Trung Quốc bị cảnh sát bắt nhầm và tên tội phạm Zhu (bên trái). Ảnh: O.C Tờ Thời báo Hoàn cầu gần đây đã đưa tin về câu chuyện hy...