Điều ít biết đằng sau điểm đến California của VinFast khi vào Mỹ
Vì sao VinFast chọn bang California làm điểm đến đầu tiên khi tới Mỹ? Đầu năm nay 2022, bà Lê Thị Thu Thủy, Giám đốc VinFast Toàn cầu, đã có một phát biểu hết sức ấn tượng tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng CES 2022.
Cụ thể, người đại diện của VinFast cho biết rằng hãng xe Việt “sẽ chính thức trở thành hãng xe điện 100% vào cuối năm 2022″, tức sẽ dừng sản xuất các loại xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch trước khi năm 2022 kết thúc.
Thực tế, ngày 15/7 vừa qua, VinFast đã ra thông báo rằng hãng chính thức dừng kinh doanh các mẫu xe xăng. Trong thông báo đó, một đại diện của VinFast cho biết rằng kể từ thời điểm ra thông báo tới cuối tháng 8 này là khoảng thời gian VinFast tập trung sản xuất và bàn giao xe cho các đơn đặt hàng trước đó, tiến tới việc dừng hoàn toàn việc sản xuất các mẫu xe xăng và trở thành hãng xe chỉ sản xuất xe điện.
Tại CES 2022, VinFast tuyên bố sẽ dừng sản xuất xe xăng tới cuối năm 2022.
Việc VinFast chuyển đổi sang sản xuất xe điện được giới quan sát đánh giá là để phục vụ bước tiến ra thế giới, khi ngành xe toàn cầu đang ở giai đoạn chuyển giao từ xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng các loại xe sử dụng năng lượng xanh – trong đó có xe điện.
Trong số các thị trường quốc tế mà VinFast đang nhắm tới, Mỹ là nơi đáng nhận được nhiều chú ý, bởi đây là thị trường có doanh số ô tô khoảng 14 triệu chiếc mỗi năm (cao điểm có thể lên tới hơn 17 triệu chiếc mỗi năm), tức cao thứ 2 trên thế giới sau Trung Quốc. Nhiều ý kiến cho rằng chinh phục thị trường Mỹ là nền tảng quan trọng để VinFast có thể tiến ra trường quốc tế.
Chinh phục thị trường Mỹ được xem là nền tảng quan trọng để VinFast cạnh tranh toàn cầu.
Video đang HOT
BANG CALIFORNIA – ĐIỂM ĐẾN ĐẦU TIÊN
Theo kế hoạch đề ra, VinFast dự kiến sẽ mở 40 showroom tại bang California, Mỹ. Còn qua lời tường thuật của một phóng viên tờ Motor Trend có mặt tại buổi khai trương showroom của VinFast tại California hôm 15/7 thì hãng xe Việt dự định mở 60 cửa hàng với một nửa số này đặt tại bang Califoria, Mỹ. Từ đây, có thể thấy rằng VinFast dường như đang dành nhiều quan tâm cho thị trường tại bang California. Vậy, nguyên nhân nào đã khiến bang California nằm vào tầm ngắm của VinFast?
Kết quả của một nghiên cứu mới được công bố gần đây có lẽ tiết lộ phần nào lý do đằng sau lựa chọn của VinFast.
VinFast VF8 tại sự kiện Roadshow của VinFast tại bang California, Mỹ. Ảnh: VinFast
Dựa trên dữ liệu được thu thập từ ngày 02/04/2022 của S&P Global Mobility, Axios – một đơn vị truyền thông tại Mỹ – đã thực hiện nghiên cứu, từ đó chỉ ra tỷ lệ đăng ký xe điện tại Mỹ trên các bang. Theo đó, bang California đang là bang có số lượng đăng ký xe điện đứng đầu, chiếm 38,9%, lượng đăng ký toàn nước Mỹ; theo sau là bang Florida (6,7%) và bang Texas (5,4%).
Tuy nhiên, cần nhắc rằng xe điện chưa phải là một phương tiện phổ biến tại Mỹ nói chung. Tính riêng trong tháng 5, số lượng xe điện đăng ký tại Mỹ chỉ khoảng 53.000 chiếc, tương đương khoảng 4,6% số xe được đăng ký trong tháng đó. Đặt vấn đề này ở góc độ tích cực, có thể nói rằng tiềm năng phát triển xe điện tại Mỹ nói chung còn rất lớn.
Trong tháng 5, doanh số của riêng Tesla Model Y và Model 3 đã chiếm hơn 50% lượt đăng ký xe điện mới tại Mỹ.
Ngoài vấn đề về tiềm năng thị trường, Quốc hội Mỹ đang xem xét một bản đề xuất có liên quan đến khoản hỗ trợ của chính phủ Mỹ, giúp người dân có thể mua xe điện dễ dàng hơn.
Hiện nay, mỗi hãng xe sẽ chỉ có 200.000 chiếc xe điện (bao gồm xe thuần điện và xe lai điện) được trợ giá, miễn đạt các yêu cầu được đưa ra. Nếu được chấp thuận, đề xuất mới sẽ xóa bỏ hạn mức tính trên số lượng, thay vào đó thì sẽ đặt hạn mức cứng vào năm 2032 với toàn bộ hãng xe. Được biết, chính sách hiện tại đã khiến các hãng xe phổ biến như Tesla, GM, Nissan rơi vào thế bất lợi khi bán hết số lượng xe được nhận hỗ trợ.
Theo chính sách hiện tại, khoản hỗ trợ có thể giúp người mua xe tiết kiệm tới 7.500 USD với mỗi chiếc xe điện, miễn đạt các tiêu chí, gồm: Được sản xuất tại Mỹ, khoáng chất làm pin có nguồn gốc từ Mỹ hoặc các quốc gia ký kết hiệp định thương mại với Mỹ, và thành phần bộ pin chiếm tỷ lệ nội địa hóa cao.
Đề xuất mới cũng xét tới mức giá tối đa: Xe bán tải, SUV/CUV phải có giá dưới 80.000 USD, sedan dưới 55.00 USD. Mức giá trần nhận hỗ trợ được cho là trực tiếp giúp người dùng phổ thông, không hướng tới hỗ trợ các nhóm khách hàng tại các phân khúc cao.
Đặt trong giả thuyết chính phủ Mỹ thông qua đề xuất, xe điện sẽ trở nên có sức hút rất lớn tại Mỹ.
Quay lại với lựa chọn khởi đầu tại bang California của VinFast, nhìn từ số lượng đăng ký xe điện mới tại đây, có thể thấy rằng người dân tại bang California dường như có thái độ cởi mở hơn với xe điện, vì vậy mà biến nơi đây trở thành một điểm đến hấp dẫn với các đơn vị sản xuất xe điện.
Không những vậy, bang California cũng là một trong những bang tại Mỹ đi đầu trong việc cấm bán xe xăng. Theo đó, các nhà lập pháp của bang đang thảo luận về kế hoạch ngừng bán ra các mẫu xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2035; trong đó, cột mốc quan trọng của kế hoạch là doanh số xe điện phải chiếm 35% vào năm 2026. Theo tính toán của các nhà cầm quyền thì số lượng xe điện tại bang này vào năm 2030 sẽ đạt khoảng 8 triệu chiếc.
Nikkei: VinFast muốn bán 1 triệu xe điện trong 5-6 năm tới
VinFast đã ký thoả thuận với Intel và các nhà phát triển vin với mục tiêu bán 1 triệu xe trong 5-6 năm tới. Theo Nikkei, Vingroup và công ty con VinFast đang định vị mình trở thành một nhà sản xuất xe điện toàn cầu với hàng loạt thoả thuận hợp tác cùng các công ty công nghệ..
VinFast mới chỉ khởi xướng lĩnh vực sản xuất xe điện từ tháng 12 năm ngoái và chưa bán chiếc xe điện nào bên ngoài Việt Nam nhưng mục tiêu doanh số rất lớn thể hiện sự tự tin của Vingroup.
"Chúng tôi sẽ bán 1 triệu xe điện trên toàn cầu trong 5-6 năm tới", bà Lê Thị Thu Thuỷ - CEO VinFast toàn cầu cho biết.
VinFast gây chú ý khi công bố kế hoạch xây nhà máy sản xuất xe điện tại bang Bắc Carolina (Mỹ) với vốn đầu tư giai đoạn 1 là 2 tỷ USD. Dự kiến nhà máy đi vào hoạt động vào tháng 7/2024. Ngay sau khi công bố xây dựng nhà máy tại Mỹ, công ty cho biết sẽ dừng sản xuất xe chạy xăng trong năm nay.
Nhà sản xuất ô tô Việt Nam đang đặt cược tất cả vào xe điện. Dây chuyền sản xuất của hãng tại Hải Phòng - vốn sản xuất cả xe xăng và điện, hiện ưu tiên sản xuất tỷ lệ xe điện cao hơn.
ProLogium Technology - nhà sản xuất pin thể rắn của Đài Loan là một trong những công ty hỗ trợ cho "ván bài" của VinFast. Hôm 6/7, VinFast cho biết sẽ đầu tư hàng chục triệu USD vào ProLogium. Công ty này sẽ cung cấp pin cho VinFast bắt đầu từ năm 2024.
Pin thể rắn được kỳ vọng sẽ tăng gấp đôi tầm hoạt động của xe điện so với pin lithium-ion, đồng thời giảm thời gian sạc khoảng 2/3. Tuy nhiên, việc phát triển công nghệ để sản xuất hàng loạt pin thể rắn vẫn là một trở ngại lớn. VinFast đang xem xét thành lập một công ty liên doanh sản xuất với ProLogium tại Việt Nam.
Vingroup cũng dự định mở nhà máy sản xuất pin tại Hà Tĩnh trong năm nay. Tập đoàn này đã hợp tác với công ty Gotion High-Tech của Trung Quốc để nghiên cứu loại pin LFP, không sử dụng cobalt.
Cùng với đó, Vingroup cũng ký thoả thuận với Intel để phát triển hàng loạt thiết bị điện tử. "Bạn có thể thấy Vingroup nghiêm túc như thế nào", lãnh đạo của một công ty giao dịch Nhật Bản nói với Nikkei. Nửa đầu năm 2022, VinFast đã bàn giao khoảng hơn 2.000 xe điện VF e34 đến người tiêu dùng Việt Nam.
VinFast dừng kinh doanh ôtô chạy xăng sớm hơn dự kiến Sau khi sản xuất đủ lượng xe trả các đơn hàng đã ký, VinFast sẽ chính thức đóng dây chuyền xe xăng để tập trung hoàn toàn vào sản xuất xe điện. Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ VinFast vừa có thông báo chính thức dừng kinh doanh ôtô chạy xăng, sau khi lô xe Lux và Fadil cuối...