Điều hòa rỉ nước, không lạnh đừng gọi thợ vội, bạn cũng có thể tự mình vệ sinh nhanh gọn
Theo các chuyên gia, cứ mỗi năm thì chúng ta phải làm vệ sinh máy lạnh ít nhất từ 1 đến 2 lần.
Sau một thời gian sử dụng, máy lạnh của chúng ta sẽ có hiện tượng bụi bẩn làm giảm công suất. Hầu hết mọi người sẽ gọi thợ đến sửa và làm vệ sinh. Việc gọi thợ như thế này, về lý thuyết là rất tốt vì họ sẽ làm đủ các bước vệ sinh máy, kiểm tra vỏ máy, các điểm nối điện và khả năng lưu thông gió của dàn nóng/lạnh…
Nhưng thực tế đã có nhiều trường hợp sau khi gọi thợ thì vừa mất tiền, mất thời gian, đôi khi còn mang đến bực tức trong người, trong khi bạn hoàn toàn có thể tự làm được, chỉ bằng 5 bước.
Theo các chuyên gia, cứ mỗi năm thì chúng ta phải làm vệ sinh máy lạnh ít nhất từ 1 đến 2 lần để bảo đảm chức năng sử dụng, nếu không thì hơi lạnh sẽ tỏa ra rất yếu, không lạnh. Thậm chí một số trường hợp còn làm hỏng cục nóng giải nhiệt trong máy, hoặc cục lạnh không trao đổi nhiệt dẫn đến quá lạnh khiến hơi nước ngưng tụ và xuất hiện hiện tượng chảy nước.
Cách tự vệ sinh điều hòa
Bước 1:
- Ngắt hết nguồn điện cung cấp cho máy lạnh để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh;
- Sau đó bạn treo một chiếc túi có miệng đủ rộng để hứng nước chảy xuống và bụi bẩn trong quá trình vệ sinh;
- Tiến hành kiểm tra cục nóng và lạnh ở trong và bên ngoài nhà để đảm bảo không có dị vật lẫn bên trong máy (chẳng hạn: côn trùng chết…)
Bước 2
Dùng tay ấn nhẹ vào các chốt để tháo gỡ bộ lọc không khí trong máy lạnh, sau đó đem ngâm trong một chậu nước lớn và dùng miếng rửa chén cọ rửa bộ lọc, để thật khô nước.
Bước 3
Bên ngoài cánh quạt và lốc máy là hệ thống bảo vệ, tuy thưa nhưng cũng cần được làm sạch thường xuyên để loại bỏ vật cản.
Nếu có thể, các bạn mua bình xịt Coil Cleaner (một loại chất lỏng chứa kiềm được điều chế riêng cho việc tẩy rửa nhanh các lá nhôm tản nhiệt), xịt nhẹ vào các khe giữa lá kim loại, tránh xịt vào bo mạch điện tử của máy lạnh. Sau khi xịt xong, bạn để yên cho các chất tẩy rửa ấy phát huy tác dụng, trong khoảng 10 đến 20 phút, rồi lau lại các lưỡi quay bằng khăn ẩm.
Bước 4
Dùng khăn khô lau thật khô các bộ phận có thể lau, lấy lưới lọc đã ráo nước và nắp che của máy lạnh lắp lại chỗ cũ, sau đó lau sạch toàn bộ phía ngoài.
Bước 5
Bật lại máy lạnh, để phần nước còn lại chảy ra ngoài. Khi đã xác định máy chạy êm, không có tiếng động lạ thì tháo túi chắn bụi, và máy lạnh của bạn đã sạch bóng từ ngoài vào trong.
Chỉ với 5 bước đơn giản này là bạn có thể tự vệ sinh máy lạnh tại nhà và không cần thợ rồi. Bạn đừng lười nhé, nếu không muốn máy lạnh dùng chưa bao lâu đã bị “lên đường”.
Chiếc nồi chiên không dầu "thét" ra lửa khiến chị em hãi hùng trên MXH: 4 sai lầm dễ mắc phải khi sử dụng nồi chiên
Dùng nồi chiên không dầu mà không lưu ý những điểm này là dễ "vứt của" lắm chị em ơi.
Mới đây, tài khoản @anvyhouse đã chia sẻ video ghi lại hình ảnh chiếc nồi chiên không dầu bén lửa cháy phừng phực trên Tiktok. Video hiện đã hút hơn 11.800 nghìn lượt "thả tim" vì ai nhìn cũng thấy tiếc cái nồi chiên quá đi à!
Nồi chiên không dầu bốc cháy vì sai lầm ngớ ngẩn
Rất may mắn, sự việc này không gây thiệt hại về người nhưng chắc chắn là có thiệt hại về của. Chiếc nồi bén lửa cháy nhăn nhúm lại hết thế kia không thể dùng được nữa rồi.
4 sai lầm phải tuyệt đối tránh để đảm bảo an toàn khi sử dụng nồi chiên không dầu
1. Dùng giấy báo/giấy trắng thường để lót lòng nồi khi sử dụng
Nếu xem kỹ video trên, có thể thấy chính chủ đã sử dụng giấy báo để lót nồi chiên không dầu khi nướng thịt. Giấy báo gặp nhiệt độ cao đương nhiên là dễ cháy và trong trường hợp này, nó đã cháy thật.
Chính vì thế, việc bạn cần làm đúng là chỉ dùng giấy bạc hoặc giấy nến chuyên nướng bánh để lót nồi chiên không dầu khi sử dụng thôi chị em nhé !
2. Luôn để nồi ở chế độ "On"
Đây cũng là một trong những sai lầm mà nhiều người rất hay mắc phải. Nếu nồi chiên của bạn luôn ở chế độ bật điện (Power On) trong suốt thời gian dài thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng dây cáp bên trong bị hỏng vì quá tải. Đây chỉ là vấn đề nhỏ nhưng nếu nơi bạn sống có nguồn điện không ổn định sẽ dẫn đến nhiều hiểm họa khó lường.
Chính vì thế, dùng xong phải rút điện ngay!
Ngắt nguồn điện sau khi sử dụng là thói quen nên áp dụng với tất cả các đồ dùng trong bếp
3. Không sử dụng đúng các chế độ của nồi chiên
Mỗi loại thực phẩm khi chiên nướng với nồi chiên không dầu đều có quy định mức nhiệt và thời gian sử dụng là khác nhau. Vì thế nếu bạn cứ dùng 1 chế độ và mức nhiệt duy nhất cũng như cùng 1 khoảng thời gian để chiên nướng hết món nọ đến món kia sẽ khiến món ăn không đảm bảo, cháy khét hoặc không chín...
Do đó khi dùng nồi chiên không dầu để chế biến thức ăn bạn cần phải điều chỉnh các chế độ phù hợp cho từng món mức.
4. Không vệ sinh nồi chiên không dầu sau khi dùng xong
Nếu không rửa nồi thì khi xếp thực phẩm vào, đặc biệt là đồ đông lạnh, những mảnh vụn, dầu thừa ngay lập tức bám chặt vào miếng thức ăn, sẽ khiến cho món ăn nhanh cháy, hoặc có mùi hôi và không tốt cho sức khỏe.
Lấy thức ăn ra khỏi nồi xong, bạn nên vệ sinh nồi luôn nha!
Nồi chiên không dầu được nhiều người tiêu dùng lựa chọn, là món đồ không thể thiếu trong căn bếp hiện đại. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả sử dụng, bạn ghi nhớ tránh phạm phải 4 sai lầm trầm trọng trên để vừa duy trì được tuổi thọ của nồi, vừa đảm bảo an toàn cho chính mình khi sử dụng nhé!
Tiện tay cho miếng bọt biển vào ngăn đá, tủ lạnh tiết kiệm được cả triệu tiền điện mỗi năm Nếu đặt miếng bọt biển đông lạnh trong tủ, nó sẽ đóng vai trò làm mát, giữ nhiệt độ, từ đó sẽ khiến tủ lạnh ít ngốn điện hơn. Miếng bọt biển là đồ dùng không thể thiếu trong căn bếp của nhiều gia đình. Chúng giúp cho việc lau chùi, tẩy rửa từ vật dụng đến từng ngóc ngách trong căn bếp...