Điều hoà ô tô ngày nắng rát, cách dùng để không ‘tàn phá’ sức khoẻ và nhiên liệu
Trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, việc sử dụng điều hoà ô tô hợp lý sẽ giúp bảo vệ sức khoẻ người ngồi trên xe, đồng thời tiết kiệm nhiên liệu.
Giảm nhiệt độ khoang xe trước khi bật điều hoà
Đây cũng là một trong những cách hiệu quả hạ nhiệt khoang xe trong những ngày hè nắng nóng trước khi xe chạy.
Tài xế hạ cửa kính ở ghế hành khách phía trước, sau đó thực hiện thao tác đóng, mở cửa xe phía ghế lái từ 5 – 10 lần. Cách làm này sẽ giúp đẩy luồng không khí bên ngoài vào trong xe, tạo sự thoáng đãng và góp phần làm giảm nhiệt độ trong khoang nội thất.
Bật quạt gió ở mức cao nhất trong khoảng 3 phút để đẩy khí nóng ra ngoài. Sau đó vận hành xe, hạ cửa kính và nhấn nút A/C bật điều hòa.
Cách làm này giúp hạ nhiệt trong khoang xe nhanh và giảm tải cho hệ thống làm mát. Nó cũng giảm khả năng bị sốc nhiệt của cơ thể khi bước từ ngoài vào trong xe.
Không bật điều hòa khi chưa khởi động xe
Thói quen bật điều hoà ngay khi bước vào xe dù chưa khởi động máy của nhiều tài xế sẽ gây hại cho hệ thống phát điện của ô tô. Bởi khi xe chưa khởi động, việc bật điều hoà sẽ dùng điện từ ắc quy.
Không bật điều hòa khi chưa khởi động xe
Nếu bật điều hoà khi chưa khởi động xe diễn ra thường xuyên sẽ khiến tuổi thọ ắc quy giảm nhanh.
Điều chỉnh nhiệt độ, quạt gió phù hợp
Việc điều chỉnh nhiệt độ phù hợp giúp cơ thể thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ.
Tài xế không nên để mức làm lạnh cao nhất ngay khi bật điều hoà. Điều này sẽ khiến dàn lạnh phải hoạt động ‘căng sức’, vừa gây tốn nhiên liệu,gây quá tải cho hệ thống làm lạnh, vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ người ngồi trên xe.
Video đang HOT
Điều chỉnh nhiệt độ, quạt gió phù hợp giúp tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ sức khoẻ
Ngoài ra, tài xế cũng nên giảm dần tốc độ quạt gió để hơi lạnh không bị thốc mạnh vào người trong xe, đồng thời đỡ tiêu tốn điện năng.
Tùy vào số lượng hành khách mà điều chỉnh công suất điều hoà thích hợp. Một mẹo nhỏ khác là nên để điều hoà làm lạnh từ từ, tránh trường hợp thiết bị này phải thay đổi nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đột ngột.
Cần hiểu chính xác về chế độ lấy gió
Theo lời khuyên của các chuyên gia, để sử dụng điều hòa ô tô một cách hiệu quả, lái xe cần hiểu rõ về chế độ lấy gió của xe. Thông thường sẽ có 2 chế độ, lấy gió trong (Recirculation mode) và lấy gió ngoài (Fresh Air mode).
Khi lấy gió trong, hệ thống sẽ tuần hoàn không khí trong khoang xe. Ở chế độ này điều hòa làm mát nhanh hơn, không bị ảnh hưởng bởi gió bụi hay mùi ở môi trường ngoài.
Ngược lại, lấy gió ngoài sẽ là gió tươi nhưng làm mát chậm hơn. Khi đi qua đường bụi, chỗ có mùi thì không nên lấy gió ngoài.
Chế độ lấy gió điều hoà ô tô rất quan trọng
Tài xế nên để chế độ lấy gió trong sau khi bật nút A/C để đảm bảo hiệu quả làm mát nhanh hơn. Với những hành trình dài, khi đi qua những vùng thoáng mát, ít khói bụi thì nên lấy gió ngoài, để đảm bảo lượng oxy trong xe, vừa khiến khoang xe đỡ bí vừa khiến người ngồi trong xe đỡ mệt mỏi và buồn ngủ.
Không nên lấy gió ngoài khi đi qua vùng khí hậu ẩm ướt hoặc trời mưa để tránh không khí nhiều hơi nước vào khoang xe gây nấm mốc.
Trước khi dừng xe hẳn, tài xế nên tắt điều hoà, hạ bớt cửa kính, để giảm mức chênh nhiệt độ trong khoang xe với bên ngoài.
Việc tắt điều hoà trước khi tắt máy cũng giúp ắc quy không phải chịu tải đột ngột.
Bảo dưỡng điều hoà thường xuyên
Việc bảo dưỡng điều hoà định kỳ sẽ đảm bảo hệ thống làm mát luôn hoạt động động, tăng tuổi thọ và sửa chữa kịp thời các hư hại do hoạt động với công suất cao của mùa nắng nóng.
Bảo dưỡng điều hoà thường xuyên cũng giúp loại bỏ bụi bẩn trên lưới lọc và quạt gió
Bảo dưỡng thường xuyên cũng giúp loại bỏ bụi bẩn trên lưới lọc điều hoà và quạt gió. Điều này giúp hệ thống làm lạnh nhanh hơn do không khí không bị tắc nghẽn, tiết kiệm nhiên liệu và không khí trong lành tốt cho sức khoẻ.
Theo Cartimes
Khi nào chọn chế độ lấy gió trong, gió ngoài trên ô tô?
Hiểu rõ cách hoạt động hai chế độ lấy gió trong, lấy gió ngoài trên hệ thống điều hòa xe hơi giúp "tài mới" duy trì được bầu không khí trong lành góp phần bảo vệ sức khỏe người ngồi trong xe.
Hiện nay, hầu hết các mẫu ô tô phân phối trên thị trường đều được nhà sản xuất trang bị chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài. Cả hai chế độ lấy gió này thuộc hệ thống điều hòa ô tô và có thể điều chỉnh thông qua các nút chức năng bố trí trên bảng táp lô. Tuy nhiên, khi nào nên chọn chế độ lấy gió trong hay lấy gió ngoài vẫn là nỗi băn khoăn của không ít người dùng ô tô, đặc biệt là các "tài mới".
Khác nhau giữa lấy gió trong, gió ngoài
Theo chuyên gia kỹ thuật của Ford, về cơ bản hai chế độ lấy gió này được sử dụng để lấy luồng không khí từ bên ngoài hoặc bên trong xe trước khi đi qua dàn lạnh, dàn sưởi của hệ thống điều hòa để duy trì nhiệt độ trong khoang nội thất ô tô.
Hầu hết các mẫu ô tô hiện nay đều được trang bị chế độ lấy gió trong, gió ngoài
Khi người dùng lựa chọn chế độ lấy gió ngoài, hệ thống lấy gió trên xe sẽ hút luồng không khí từ bên ngoài xe vào lọc gió. Sau đó, luồng không khí này tiếp tục được đưa qua dàn lạnh hoặc dàn sưởi của hệ thống điều hòa để thay đổi nhiệt độ phù hợp với mức mà người dùng đã chọn trong xe. Chế độ lấy gió này sẽ tạo ra luồng không khí tươi mát, đồng thời luôn đảm bảo lượng oxy trong khoang nội xe. Tuy nhiên, khi xe lưu thông qua những khu vực nhiều khói bụi hay có mùi, nếu người dùng vẫn chọn chế độ lấy gió ngoài sẽ làm bụi bẩn, không khí ẩm hay mùi khó chịu lọt vào trong xe.
Lấy gió trong mang lại hiệu quả làm mát nhanh hơn, tránh khói bụi, mùi hôi và trong xe
Trong khi đó với chế độ lấy gió trong, hệ thống điều hòa sẽ lấy trực tiếp luồng không khí tuần hoàn trong khoang nội thất xe để cho qua dàn lạnh, dàn sưởi nhằm thay đổi nhiệt độ. Với điều kiện thời tiết tại Việt Nam, vào những ngày nắng nóng, so với lấy gió ngoài, chế độ lấy gió trong khi được kích hoạt sẽ mang lại hiệu quả làm mát nhanh hơn. Bởi nhiệt độ trong xe luôn chênh lệch so với bên ngoài. Tuy nhiên, với các xe không được trang bị hệ thống điều hòa tự động, khi chọn chế độ gió trong và sử dụng xe trong suốt hành trình dài, sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong cabin, khiến không khí ngột ngạt gây mệt mỏi cho người ngồi trong xe.
Khi nào nên chọn lấy gió trong, gió ngoài
Với hai chế độ lấy gió trong, lấy gió ngoài trên xe hơi. Tùy thuộc vào việc xe được trang bị điều hòa chỉnh cơ hay tự động, cùng với điều kiện thời tiết, không khí bên ngoài môi trường... người dùng nên linh hoạt lựa chọn giữa hai chế độ lấy gió để đảm bảo tạo bầu không khí tươi mát, thông thoáng trong xe.
Người dùng nên linh hoạt chuyển đổi giữa các chế độ lấy gió để tạo không khí thông thoáng trong khoang lái
Theo cách của những tài xế có kinh nghiệm lâu năm trong việc sử dụng ô tô. Để giảm tiêu hao nhiên liệu cũng sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi ra vào xe. Thông thường khi xe mới được khởi động và chưa bật điều hòa người dùng nên chọn chế độ lấy gió ngoài, đồng thời mở hé cửa kính. Sau khi bật điều hoà (A/C) nên đóng kính cửa, chuyển sang chế độ lấy gió trong để đạt được hiệu quả làm mát nhanh.
Nếu chỉ di chuyển trên những chặng đường ngắn hay khu vực nội đô, nên để ở chế độ lấy gió trong để hạn chế khói bụi trong không khí lọt vào xe. Khi lái xe trên những hành trình dài, với các xe dùng hệ thống điều hòa chỉnh cơ, thỉnh thoảng nên chọn các khu vực không khí trong lành, chuyển sang chế độ lấy gió ngoài để đảm bảo lượng oxy trong xe.
Chuyển sang chế độ lấy gió ngoài tại các khu vực không khí trong lành, ít khói bụi
Với các xe sử dụng hệ thống điều hoà tự động, khi người dùng chọn chế độ lấy gió trong quá trình sử dụng nếu nhận thấy lượng oxy trong xe không đảm bảo, cảm biến sẽ tự động chuyển sang lấy gió ngoài. Vì vậy, trong một số trường hợp người dùng cũng nên lưu ý để tránh việc khói bụi, mùi bên ngoài lọt vào xe gây khó chịu cho người ngồi trong xe.
Khi lái xe trong điều kiện trời mưa nên ưu tiên chế độ lấy gió trong nhằm tránh hơi ẩm lọt vào xe gây ẩm móc dễ làm hư hỏng hệ thống điều hòa. Bên cạnh đó, người dùng nên chú ý vệ sinh bảo dưỡng hệ thống điều hòa, thay lọc gió đúng định kỳ và vệ sinh khoang nội thất.
Theo Thanhnien
Điều hòa ô tô không mát - Nguyên nhân và cách xử lý Điều hòa ô tô không mát, đâu là nguyên nhân? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để đưa ra phương án xử lý phù hợp. Hệ thống điều hoà là trang bị không thể thiếu trên ôtô, nhất là trong những ngày hè nắng nóng. Khi xe bất ngờ giảm mát hay không còn khả năng làm mát là thời điểm cần...