Điều hòa ô tô không mát, nguyên nhân là gì?
Với các mẫu xe ô tô hiện nay, máy lạnh (điều hoà) gần như trở thành thiết bị tiêu chuẩn cần phải có. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng, hiện tượng điều hòa ô tô không mát sẽ xảy ra. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này.
Nhiệm vụ của thiết bị ngưng tụ là biến khí freon trở lại thành chất lỏng. Nếu bình ngưng bị tắc bởi các mảnh vụn hoặc bị hỏng, môi chất lạnh sẽ không chảy.
Khi điều này xảy ra, không khí mát sẽ không tỏa ra từ máy điều hòa không khí. Nếu không có bất cứ thứ gì chặn thiết bị ngưng tụ, nó có thể bị hỏng hoàn toàn hoặc gây ra bởi một vết thủng từ các mảnh vụn trên đường đi qua lưới tản nhiệt và làm hỏng bộ phận hoặc thiết bị.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ vết thủng nào trong thiết bị ngưng tụ khi kiểm tra trực quan, thì cần thay thế, khắc phục sự cố ngay lập tức.
Có nhiều nguyên nhân khiến điều hòa ô tô không thể làm mát. (Ảnh minh họa: Freepik)
Dàn nóng ô tô bị bám bụi bẩn
Khi dàn nóng máy lạnh bám quá nhiều bụi bẩn, nó sẽ không giải nhiệt được. Đây được xem là một nguyên nhân dẫn tới máy lạnh ô tô không mát. Nếu bạn để ý, dàn nóng được lắp phía trước quạt gió động cơ và két nước. Khi máy lạnh ôtô không mát nên kiểm tra dàn nóng, dàn lạnh.
Video đang HOT
Hệ thống máy lạnh ôtô được cấu tạo bởi rất nhiều bộ phận như dàn nóng, dàn lạnh, quạt gió, phin lọc gas… Mỗi một bộ phận đều có chức năng riêng tạo nên một hệ thống làm lạnh hoàn chỉnh không thể tách rời. Phin lọc gas là một trong những bộ phận quan trọng đó. Khi phin lọc gas bị tắc sẽ ảnh hưởng tới máy lạnh ô tô, dẫn đến hiện tượng không mát.
Bộ lọc gió bị tắc
Bật máy lạnh xe ô tô nhưng máy lạnh không lạnh hoặc mát rất yếu. Bật máy lạnh nhưng máy lạnh không lạnh hoặc mát rất yếu… Nguyên nhân dẫn tới điều này có thể do bộ lọc gió của hệ thống máy lạnh bị tắc. Trong quá trình sử dụng xe, bụi bẩn bám dần dần vào lưới lọc quá nhiều, kết thành tảng dày khiến gió bị quẩn trong giàn lạnh không lưu thông được ra ngoài.
Nguồn điện cấp cho máy lạnh ô tô có vấn đề
Một trong những nguyên nhân khác có thể khiến điều hòa xe hơi không thể làm lạnh sâu có thể nằm ở nguồn điện cấp cho thiết bị. Trong một số trường hợp, dây dẫn từ ắc quy ô tô tới thiết bị điều hòa bị đứt hoặc hỏng hóc do các tác động từ môi trường bên ngoài. Điều này có thể giải thích lý do vì sao thiết bị máy lạnh xe ô tô hoạt động chập chờn, không ổn định, lúc mát lúc nóng.
Bộ cảm biến nhiệt gặp vấn đề
Máy lạnh ô tô không mát nguyên nhân có thể do bộ cảm biến nhiệt bị hư hoặc điều chỉnh sai. Đây là rơ le điều chỉnh nhiệt độ của máy lạnh, nếu bị hư hỏng hoặc điều chỉnh sai sẽ ảnh hưởng tới hệ thống làm mát.
Vì sao không nên bật điều hòa khi lái xe qua vùng nước ngập?
Trước khi lái xe qua vùng nước ngập, lái xe cần chú ý tắt hệ thống điều hòa, các hệ thống giải trí và hạ cửa kính để giảm thiểu khả năng nguy hại cho động cơ.
Thời gian gần đây người dân nhiều tỉnh thành như Hà Nội, TP HCM phải hứng chịu nhiều đợt mưa kéo dài khiến đường xá ngập lụt nghiêm trọng trong nhiều giờ. Việc sử dụng các phương tiện giao thông trong thời tiết này cực kì khó khăn, đặc biệt là xe ô tô.
Trong những trường hợp nếu bắt buộc phải lái xe qua những nơi như thế để đảm bảo an toàn cho xe cần chú ý những điều này.
Ảnh minh họa
Khi đi qua vũng nước ngập tuyệt đối không bật điều hòa
Trước khi lái xe qua vùng nước ngập, lái xe cần chú ý quan sát độ sâu của vùng nước, nếu vượt quá tâm bánh xe thì có thể lái xe qua một cách an toàn.
Trước khi lái xe trong vùng ngập nước, hãy tắt điều hòa và hạ cửa kính ô tô xuống. Bật điều hòa khi lái xe qua vùng nước ngập có thể làm chết động cơ bởi khi quạt quay, sẽ có thể hút nước vào trong động cơ. Nếu động cơ không bị chết, quạt điện tử có thể cuốn rác rưởi đang trôi trong nước làm gãy cánh quạt khiến động cơ bị tăng nhiệt.
Khi lái xe qua vùng nước ngập, tài xế nên đi số thấp (số 1 hoặc số 2) và đi đều ga, tránh tăng ga lấy đà lao qua vũng nước. Duy trì khoảng cách an toàn với xe phía trước.
Lựa chọn tốc độ phù hợp đặc biệt khi có xe đi ngược chiều tránh việc cả hai xe bị nước tạt lên cao quá nắp khoang động cơ. Điều này rất nguy hiểm vì nước dễ vào trong bầu lọc gió.
Khi ra khỏi dòng nước, nhấn phanh nhẹ nhàng để làm khô phanh. Bạn có thể tiếp tục giữ phanh bằng chân trái một lúc nếu thành thạo với kỹ năng này. Nhả phanh ra khi nào cảm thấy phanh bắt đầu "ăn". Thêm nữa, hãy dừng lại kiểm tra một chút để đảm bảo không có túi nilon hay rác rưởi mắc vào lưới tản nhiệt hoặc các lá tản nhiệt bên trong.
Phải làm gì khi đỗ xe ở vùng ngập nước?
Nếu không may đỗ xe đúng vùng bị ngập nước, tài xế chú ý quan sát, nếu nước chưa ngập quá tâm bánh, có thể khởi động xe bình thường.
Nếu nước ngập qua tâm bánh xe, thậm chí ngập cả sàn xe hoặc tràn vào khoang xe, cần gọi ngay cứu hộ đến kiểm tra. Lúc này, tuyệt đối không được khởi động xe. Nếu khởi động lại sẽ có thể làm cong tay biên hoặc nặng hơn là gãy tay biên, vỡ lốc máy do hiện tượng thủy kích.
Khi xe bị chết máy trong khu vực ngập nước, tài xế tuyệt đối không được khởi động lại. Nếu có thể hãy đẩy chiếc xe của bạn đến nơi không bị ngập nước, sau đó hãy gọi cứu hộ.
Những trường hợp nào bạn nên tắt điều hòa khi lái xe Tắt điều hòa khi đi qua vùng ngập hay tắt điều hòa trước khi leo dốc là những lưu ý hữu ích mà ít lái xe để ý Điều hòa ô tô là một trong những trang bị quan trọng trên xe hơi, tác động không nhỏ đến trải nghiệm của người dùng. Nhiều người cho rằng, điều hòa chỉ là trang bị...