Điều hòa dùng suốt mà sử dụng sai lầm thế này, bảo sao tiền điện cứ “đội nón ra đi”
Rất nhiều gia đình đang dùng điều hòa theo những cách sai lầm khiến tiền điện cứ thế tăng vọt mà không hề hay biết.
Hè đến, thời tiết nóng nực dần cũng là lúc hóa đơn tiền điện của nhiều gia đình “tăng vọt” vì dùng nhiều thiết bị điện để xua đi cái nóng, đặc biệt là điều hòa. Tuy nhiên, chính vì thói quen sử dụng điều hòa sai lầm của nhiều người mà điện năng sử dụng không những tăng cao mà còn khiến điều hòa nhanh hỏng, giảm tuổi thọ. Dưới đây là một số sai lầm khi sử dụng điều hòa cần tránh và cách chọn điều hòa phù hợp để tiết kiệm tiền điện một cách tối đa.
Nhiều gia đình có thói quen mở máy điều hòa suốt cả ngày vì muốn phòng luôn mát. Tuy nhiên, cách này không chỉ gây lãng phí điện mà còn gây hại đến sức khỏe, bởi bạn chỉ nên ngồi trong phòng điều hoà không quá 2 giờ.
Khi ngủ, cơ thể bạn có thể chịu được nhiệt độ cao hơn khi thức nên bạn có thể tắt điều hòa vào ban đêm. Không chỉ vậy, khi ngủ cơ thể thiếu sự vận động, dễ bị cảm lạnh nên bạn cần điều chỉnh máy lạnh tăng nhiệt độ lúc đêm khuya. Khi ra khỏi phòng cũng nên mở cửa to và đứng ở cửa vài phút để cơ thể kịp thích nghi với không khí mới.
Bật điều hòa 24/24 không chỉ gây lãng phí điện mà còn gây hại đến sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng không nên tắt máy điều hòa ngay khi phòng vừa đủ mát và bật lại khi nóng để tiết kiệm điện, vì máy điều hòa cần tiêu thụ rất nhiều điện năng để khởi động lại. Thay vì bật xuống 16oC rồi tắt ngay sau vài phút thì bạn nên để ổn định ở ngưỡng 25oC trong thời gian dài.
2. Lắp đặt máy điều hòa sai vị trí
Vị trí lắp máy điều hòa cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến điện năng và hiệu quả sử dụng. Rất nhiều nhà lắp điều hòa ở bức tường nóng nhất trong phòng vì cho rằng như vậy căn phòng sẽ nhanh chóng giảm nhiệt. Tuy nhiên, lắp như vậy thì máy sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn để làm mát bức tường quá nhiệt trước rồi mới đến không khí trong phòng.
Thay vào đó, bạn nên lắp điều hòa ở những góc râm để nhiệt độ trong phòng giảm nhanh rồi mới từ từ mát những bức tường xung quanh. Như vậy, phòng sẽ mát nhanh và mát lâu hơn. Ngoài ra, khu vực đặt điều hòa cũng không nên bị chặn bằng cây cảnh hoặc các món đồ nội thất khác, nhất là không nên lắp điều hòa kiểu xuyên tường như nhiều người từng làm. Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng đặt máy điều hòa nằm xa đèn và các thiết bị khác tạo ra nhiệt.
3. Chọn kích thước, công suất điều hòa không phù hợp
Nhiều người nghĩ rằng kích thước và công suất của máy điều hòa càng lớn thì càng mát nhanh, mát lâu. Tuy nhiên, trên thực tế, điều hòa “quá khổ” so với diện tích căn phòng sẽ không ngừng tự động tắt – bật, do đã đủ độ lạnh cần thiết, dẫn đến việc sử dụng năng lượng không hiệu quả.
Dùng điều hòa có dung tích không phù hợp với phòng cũng dẫn đến việc sử dụng năng lượng không hiệu quả. (Ảnh minh họa)
Do vậy, bạn nên hỏi các chuyên gia điện máy tư vấn để lựa chọn cho nhà một chiếc điều hòa đúng kích cỡ – vừa nhanh mát mà vẫn tiết kiệm điện. Thông thường, những căn phòng tầng thấp hoặc ở vị trí ít nắng chỉ cần điều hòa dung tích bé hơn so với các căn phòng hứng nhiều nắng.
Video đang HOT
Nhiều người nghĩ rằng khi sử dụng điều hòa không khí thì không cần đến quạt trần truyền thống nữa. Tuy nhiên trên thực tế, quạt trần sẽ giúp bạn chạy điều hòa không khí hiệu quả hơn bằng cách lưu chuyển không khí xung quanh phòng, không chỉ tiết kiệm tiền trên hóa đơn của bạn mà còn làm giảm hao mòn điện máy. Hơn nữa, quạt trần tạo ra “gió lạnh” nhân tạo giúp bạn cảm thấy thoải mái ở nhiệt độ cao hơn một chút.
5. Không bảo trì máy điều hòa định kì
Không ít gia đình thường bỏ qua bước bảo trì định kì vì thấy máy điều hòa hoạt động vẫn trơn tru, không có tiếng ồn. Tuy vậy, máy điều hòa cần được vệ sinh và thay bộ lọc 3 tháng/lần. Dây làm mát cũng cần được kiểm tra thường xuyên để tránh rò rỉ. Nếu không làm sạch định kì, bụi bẩn bám lâu ngày sẽ khiến nóng máy và lâu dần ảnh hưởng tới hoạt động của máy điều hòa.
Máy điều hòa cần được vệ sinh và thay bộ lọc 3 tháng/lần. (Ảnh minh họa)
6. Cài đặt nhiệt độ không phù hợp
Có thể bạn chưa biết, mỗi độ chênh lệch sẽ tiêu thụ 7% điện năng tiêu thụ, vì vậy nếu bạn muốn làm mát nhà ngay lập tức thì không hạ nhiệt độ thấp hẳn xuống để mong muốn căn phòng mát nhanh hơn. Ví dụ như bạn cảm thấy thoải mái ở 25oC, không nên hạ xuống 21oC để mong phòng nhanh mát.
Tốt nhất, nên đặt nhiệt độ ở ngưỡng bạn cảm thấy thoải mái cho hầu hết mọi người là 25 – 26oC. Hãy nhớ rằng, ngay cả một điều chỉnh nhỏ cũng có thể tạo sự khác biệt lớn về hóa đơn điện hàng tháng của bạn.
Theo Khám Phá
Nhà chẳng có điều hòa vẫn giảm chục độ nhờ những cách giảm nhiệt trong nhà cực hay
Với nhiều gia đình không có điều hòa hoặc hay bị mất điện, nên xem ngay một số cách giảm nhiệt trong nhà, trong phòng để nhà luôn mát mẻ dễ chịu.
1. Giải nhiệt ngôi nhà
- Hạn chế sử dụng các thiết bị điện
Trong những ngày nóng, gia đình nên giảm thiểu tối đa các hoạt động sinh nhiều nhiệt. Bạn nên hạn chế sử dụng TV, máy tính vào ban ngày, có thể trì hoãn việc giặt giũ, xem TV đến buổi tối. Nếu có thể, nên chuyển từ bóng đèn sợi đốt tỏa nhiều nhiệt sang đèn huỳnh quang hoặc đèn LED.
- Đóng kín cửa sổ vào ban ngày
Để giảm nhiệt, bạn đừng để ánh sáng và hơi nóng ngoài đường bốc nhiều vào trong nhà. Để bảo vệ tốt hơn, gia đình nên sử dụng rèm cửa cách nhiệt, hoặc dán kính màu cho cửa sổ. Kính màu ngăn ngừa sự dẫn nhiệt ra ngoài trời vào mùa đông, vào mùa hè thì chặn bức xạ mặt trời. Nếu không dán kính màu, bạn có thể cắt các miếng bìa các-tông hoặc giấy báo để dán tạm cửa kính.
- Chú ý khi sử dụng rèm cửa
Đóng rèm cửa trong ngày sẽ giúp ngăn chặn sức nóng của mặt trời. Thời gian mặt trời mọc mùa hè rất sớm - khoảng 5 giờ sáng. Bạn hãy chắc chắn rằng khi những tia nắng đầu tiên ló dạng thì phải thức dậy và đóng rèm, cửa sổ ngay lập tức.
Ngoài ra, nên sử dụng rèm cửa sổ màu trắng hoặc các màu sáng. Dù đã đóng kín cửa sổ thì rèm có thể giúp giảm được nhiệt lượng từ mặt trời khoảng 40 - 50%. Những chiếc rèm cửa bằng nan gỗ hoặc nan tre treo ở mặt ngoài của cửa sổ có thể giúp giảm được khoảng 60% nhiệt lượng nóng từ ánh nắng mặt trời.
- Mở cửa sổ vào ban đêm
Vào ban ngày, bạn cần đóng chặt các cửa sổ, đặc biệt là hướng Đông và hướng Tây, để ngăn nhiệt nóng từ bên ngoài phả vào trong nhà. Thế nhưng vào ban đêm, nếu bạn vẫn đóng cửa, chúng sẽ lưu trữ nhiệt ban ngày và ngôi nhà của bạn sẽ không "nguội đi" nhanh. Do đó, khi mặt trời vừa khuất, dù bên ngoài vẫn nóng hầm hập, bạn vẫn nên mở cửa sổ cho không khí lưu thông.
- Sử dụng quạt
Một chiếc quạt thổi nhè nhẹ khiến không khí lưu thông đều khắp phòng. Nếu bạn không thích cảm giác không khí thổi trực tiếp vào người khi ngủ thì có thể sử dụng quạt treo tường.
Mức nhiệt độ khiến con người thoải mái nhất là ở ngưỡng 22oC - 27oC. Để mở rộng khả năng chịu đựng sức nóng lên đến 30oC, bạn cần một làn gió khoảng 2,5 ft/giây hoặc 1,7 mph. Một chiếc quạt trần bật ở mức trung bình có thể dễ dàng cung cấp luồng gió này.
- Trồng cây trong nhà
Trồng cây xanh trong nhà cũng giúp giải nhiệt không khí khi hút khí CO2 và thải ra khí Oxy vào ban ngày. Tác dụng thanh lọc không khí của một số loại cây trồng trong nhà giúp hút bớt các hóa chất độc hại trong không khí thải ra từ sinh hoạt hàng ngày cũng khiến bạn cảm thấy dễ thở hơn.
2. Giải nhiệt khi đi ngủ
- Nệm nước:
Nệm nước, giống như một chiếc đệm không khí, nhưng đầy nước. Nước hấp thụ nhiệt nhiều hơn so với không khí, do đó, nệm nước khiến bạn có cảm giác như đang nằm trên hồ bơi, cảm thấy mát mẻ.
- Gối 'đá'
Đặt một cái gối nhỏ trong tủ đá một hay hai giờ trước khi bạn đi ngủ. Để tránh băng đóng thành tảng trên bề mặt gối, bạn nên bọc gối trong túi ni-long trước khi cho vào tủ.
- Gối vải
Sử dụng lụa hoặc gối satin. Các loại vải này sẽ giúp bạn cảm thấy mượt mà và mát hơn khi bạn ngủ.
- Ngủ dưới sàn nhà
Trọng lượng riêng của không khí ấm nhẹ hơn không khí lạnh nên xếp ở lớp trên cùng của không khí. Không khí lạnh nằm sát ở bên dưới. Nếu nhà bạn có nhiều tầng thì tầng 1 bao giờ cũng là nơi mát nhất.
3. Giảm nhiệt cho gió từ quạt
Chỉ cần lắp thêm một vài chai nhựa trước quạt, nhiệt độ đã giảm gần 6 độ C...
...từ 43.3 còn 37.9 độ C
Nguyên lý làm việc của phương pháp giảm nhiệt phả ra từ quạt khi sử dụng chai nhựa là khi không khí nóng đi từ bên ngoài, nó sẽ bị nén lại ở cổ chai và trở nên mát hơn trước khi đi vào phòng. Điều này cũng tương tự như việc khi bạn thổi hơi bằng miệng. Nếu bạn mở to miệng và hà hơi ra ngoài sẽ thấy không khí thở ra nóng. Tuy nhiên, nếu chu môi và thổi ra, luồng khí sẽ có nhiệt độ thấp hơn.
Cách giảm nhiệt cho hơi nóng thổi ra từ quạt bằng chai nhựa
Theo Khám Phá
Bất ngờ với loại điều hòa "thần kỳ" bằng đất nung, mát rượi mà không hề dùng điện Tại sao chỉ làm từ đất nung, không dùng điện mà chiếc điều hòa này có thể làm mát không gian xung quanh? Điều hòa không khí đang dần trở thành thứ đồ dùng thiết yếu đối với các hộ gia đình và khu văn phòng, công sở. Một môi trường lí tưởng sẽ giúp cải thiện hiệu suất làm việc cho người...