“Diều hâu” Trung Quốc bày mưu: Bắn tàu Nhật, không bắn tàu Mỹ ở Biển Đông
Chuyên gia TQ đe dọa dùng biện pháp mạnh cảnh cáo tàu chiến Nhật Bản ở Biển Đông, trục xuất và khi cần thiết, có thể bắn cảnh cáo, thậm chí xem xét tấn công.
Báo “Washington Times” Mỹ ngày 15 tháng 9 cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada đã chính thức chuyến thăm Mỹ và hội đàm với Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter tại Lầu Năm Góc.
Trước đó, trong bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, bà Tomomi Inada cho biết Nhật Bản sẽ tham gia tuần tra chung với Mỹ tại Biển Đông và sẽ tăng cường can thiệp nhiều hơn ở khu vực này.
Nhật Bản cũng sẽ tăng cường hỗ trợ huấn luyện nâng cao sức mạnh quân sự cho các quốc gia ven Biển Đông và cáo buộc những hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông và Biển Đông là “vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành.”
Trước các động thái trên, chuyên gia quân sự thuộc phái diều hâu Trung Quốc Chiêm Hào huênh hoang cho rằng, Trung Quốc cần phải có các biện pháp mang tính khống chế đối với Nhật Bản. Cụ thể, Chiêm Hào đề xuất một số chiến lược:
Thứ nhất, nhắm vào biển Hoa Đông để giải quyết Biển Đông.
Chiêm Hào cho rằng, những hoạt động của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông vẫn chưa tạo ra áp lực đủ mạnh đối với Nhật Bản, và điều này làm cho người Nhật có động cơ hơn để tiến hành can dự vào Biển Đông, nhằm tạo ra rắc rối và phiền phức cho Trung Quốc.
Tàu hải quân Mỹ.
Từ đó, ông ta cho rằng, Trung Quốc cần tăng thêm áp lực đối với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, khiến cho nước Nhật phải đối phó một cách vất vả với Trung Quốc ở Hoa Đông đến mức không còn sức mạnh để can dự vào Biển Đông.
Video đang HOT
“Diều hâu” Trung Quốc nhận định, để giải quyết được vấn đề Biển Đông, cần xem xét ưu tiên giải quyết vấn đề ở Biển Hoa Đông, chuyển thế bị động trong vấn đề Biển Đông sang chủ động tiến công theo hướng Biển Hoa Đông. Trung Quốc phải tiến hành quá trình này dần dần, từng bước tạo áp lực ở Biển Hoa Đông.
Theo tính toán của Chiêm Hào, trước mắt, nếu như việc bố trí quân sự (trái phép – ND) tại các đảo và bãi đá (thuộc chủ quyền Việt Nam – ND) ở Biển Đông vẫn chưa hoàn thành thì Trung Quốc vẫn có thể “bỏ qua” sự xuất hiện của Mỹ và Nhật Bản ở khu vực này.
Xảo quyệt hơn, ông ta còn cho rằng, Trung Quốc có thể lợi dung các hoạt động của Mỹ – Nhật làm cái cớ để hoàn thiện việc bố trí quân sự trên các căn cứ phi pháp ở Biển Đông.
Thứ hai, tấn công Nhật, không tấn công Mỹ
Chiêm Hào cho rằng, Nhật Bản tiến hành tuần tra Biển Đông là vì trong năm tới, Tokyo sẽ công bố một bản dự thảo hiến pháp và chính phủ của ông Abe cần tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ.
Hải quân Mỹ – Nhật tham gia diễn tập.
Theo Chiêm Hào, nếu Mỹ – Nhật tuần tra trên Biển Đông, Trung Quốc có thể cảnh cáo tàu chiến của Nhật Bản, trục xuất, và khi cần thiết có thể bắn cảnh cáo. Nhân vật này còn hung hăng tuyên bố, nếu phía Nhật Bản vẫn không phản ứng xuống thang thì Trung Quốc cần xem xét tấn công.
Chiêm Hào còn tính toán rằng Trung Quốc hoàn toàn có thể theo chiến lược chỉ tấn công tàu chiến Nhật Bản mà không tấn công tàu chiến Mỹ, nhưng cần chuẩn bị tốt trước các cuộc đối đầu Trung-Mỹ. Chỉ cần Mỹ “dám” giúp đỡ Nhật, Trung Quốc sẽ xuống tay.
Chiêm Hào nhận định xác suất của một cuộc chiến lớn với các tàu của Nhật Bản là rất thấp và nếu kế hoạch trên thành công, Nhật Bản sẽ phải chịu sự đả kích, đồng thời sẽ phải “lên núi đánh hổ”.
Kết luận lại, Chiêm Hào cho rằng, cuộc đối đầu Trung-Mỹ là cuộc đối đầu mang tính lâu dài, Bắc Kinh có thể duy trì sự kiên nhẫn, coi như đây là quá trình rèn luyện chờ cái mà ông ta gọi là “sự phục hưng” của Trung Quốc.
Theo Soha News
Tháng 11: Bước ngoặt "đổi đời" cho tiêm kích JF-17 Trung Quốc?
Dường như Pakistan sắp có được khách hàng quốc tế đầu tiên dành cho mẫu máy bay chiến đấu đa nhiệm JF-17 Thunder (hợp tác sản xuất với tập đoàn Thành Đô - Trung Quốc).
Trao đổi với tạp chí IHS Jane's trong khuôn khổ triển lãm Quốc phòng và Hàng không Vũ trụ châu Phi (được tổ chức tại Nam Phi vào tuần thứ 2 của tháng 9 năm nay), một quan chức cấp cao thuộc Tổ chức xúc tiến xuất khẩu quốc phòng (DEPO) của Pakistan tiết lộ rằng:
Nước này và Nigeria đã ký kết một bản ghi nhớ về việc cung cấp các máy bay chiến đấu đa nhiệm JF-17. Hai phía dự kiến sẽ ký hợp đồng chính thức vào tháng 11 năm nay.
IHS Jane's cho biết, trong ngân sách liên bang năm 2016, Nigeria dự tính phân bổ khoảng 25 triệu USD để mua 3 tiêm kích JF-17 và khoảng 9 triệu USD để mua 10 máy bay huấn luyện Super Mushshak - phiên bản của mẫu Saab MFI-17 Supporter (Thụy Điển), do Tổ hợp hàng không Pakistan (PAC) chế tạo theo giấy phép.
Tiêm kích JF-17
Theo tạp chí Diplomat, đây là thỏa thuận JF-17 đầu tiên có dấu hiệu chính thức nhưng không rõ đây có phải là hợp đồng xuất khẩu đầu tiên của mẫu máy bay này hay không, bởi vào năm ngoái, có thông tin Myanmar đã đặt hàng Trung Quốc 1 phi đội JF-17.
Từ năm 2015-2016, mỗi khi được phóng viên hỏi, các quan chức Pakistan đều tuyên bố nước này đã ký hợp đồng với một quốc gia châu Á nhưng không tiết lộ danh tính.
Những đồn đoán đầu tiên về thỏa thuận JF-17 giữa Trung Quốc-Myanmar xuất hiện vào tháng 6/2014. Khi đó, Diplomat nhận định rằng, Myanmar là khách hàng lý tưởng đối với mẫu máy bay này.
"Mặc dù chưa được xác nhận nhưng thông tin đó rất hợp lý. Myanmar đã và đang vận hành một số lượng lớn máy bay do Trung Quốc chế tạo, bao gồm: 48 chiến đấu cơ NAMC A-5C, 52 chiếc F-7M, cùng 4 máy bay vận tải hạng trung Y-8. Gần đây, Không quân nước này còn mua máy bay không người lái Sky 02A từ Trung Quốc và chế tạo bản sao nội địa.
Đáng chú ý nhất, còn có thông tin Myanmar đang vận hành từ 4-10 máy bay huấn luyện - chiến đấu Karakorum-8 (JiaoLian-8), cũng do Trung Quốc-Pakistan hợp tác sản xuất" - Diplomat viết.
Song do tới nay, thỏa thuận giữa 2 phía vẫn chưa được xác nhận chính thức nên một số ý kiến cho rằng, các thông báo định kỳ về việc ký kết hợp đồng cung cấp JF-17 có thể chỉ là chiêu trò tinh quái của nhà sản xuất để khiến mẫu máy bay này trở nên hấp dẫn hơn với các quốc gia khác.
Gần đây nhất, vào đầu tháng 8 năm nay, trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày tới Kuwait, Tư lệnh Không quân Pakistan (PAF) Sohail Aman đã đề xuất khả năng cung cấp cho Kuwait các máy bay chiến đấu JF-17 và máy bay huấn luyện PAC Super Mushshak.
Diplomat nhận định, bất chấp mối quan hệ quân sự hữu hảo giữa Pakistan và Kuwait (trong đó phi công Kuwait tới Pakistan huấn luyện) thì triển vọng cho thương vụ này có vẻ mong manh, do Kuwait gần đây đã đặt hàng 28 chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon với tổng giá trị ước tính lên đến 9 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo Diplomat, Pakistan vẫn có thể thành công nếu chào bán phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi JF-17B cho Kuwait (dự kiến được ra mắt vào tháng 4/2017).
JF-17 là máy bay chiến đấu đa nhiệm hạng nhẹ, một động cơ (sử dụng phiên bản Klimov RD-93 do Trung Quốc sản xuất), có thể đạt đến tốc độ tối đa Mach 1.6 và có phạm vi hoạt động khoảng 1.200km.
Pakistan đã sản xuất tổng cộng 16 máy bay JF-17 trong năm 2015 và đặt mục tiêu tăng sản lượng lên tới 24 chiếc trong năm 2016. Trong công đoạn chế tạo khung máy bay, Pakistan đảm nhiệm 58% và Trung Quốc 42%.
Theo kế hoạch, JF-17 sẽ thay thế toàn bộ phi đoàn máy bay chiến đấu Dassault Mirage III/5 của PAF vào năm 2020. Tổng cộng, hiện có khoảng 65 chiếc JF-17 trong biên chế của PAF.
Theo Soha News
Nghiệm thu cấp Bộ Quốc phòng sàn đỗ máy bay trực thăng trên tàu CSB 8004 Ngày 16/9, trên vùng biển Hải Phòng, Hội đồng Nghiệm thu Bộ Quốc phòng đã tổ chức bay nghiệm thu tổng thể, hạ, cất cánh máy bay trực thăng EC155 B1 trên sàn đỗ máy bay trực thăng của tàu CSB 8004. Thượng tướng Võ Văn Tuấn - Phó Tổng Tham mưu trưởng, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu tổng chỉ huy và...