Điều hành quỹ bình ổn xăng dầu ‘có vấn đề’, đại biểu Quốc hội tranh luận bỏ hay giữ quỹ?
Chiều 7-11, Quốc hội thảo luận tại tổ về Luật giá (sửa đổi), trong đó nhiều đại biểu đã nêu quan điểm về việc có nên tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Trong tờ trình, Chính phủ đề xuất trước mắt chưa bỏ quỹ này.
Đại biểu Nguyễn Trường Giang – Ảnh: PHẠM THẮNG
Đại biểu Nguyễn Trường Giang – phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật – cho rằng luật hiện hành quy định trường hợp cần thiết Nhà nước lập quỹ bình ổn nhưng thực tế chỉ có Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Ông Giang nhận xét vừa qua, điều hành Quỹ bình ổn giá xăng dầu “rất có vấn đề”.
Theo quy định, nguồn hình thành quỹ này được trích lập thông qua giá mua, do người tiêu dùng chi trả (300 đồng/lít).
Ông Giang ví von một bà nội trợ hôm trước đi mua hàng hóa rẻ, bảo bà bán hàng “cho tôi gửi 300 đồng, mai tôi đi mua nếu hàng đắt hơn thì bà phải bù cho tôi”.
Ngoài ra giá thế giới liên tục tăng như vừa qua thì quỹ bình ổn bị âm, khi giá thế giới giảm thì sẽ trích lập lại vào quỹ cho tới khi quỹ dương trở lại.
Cuối cùng, giá xăng dầu trong nước không tiệm cận với giá thế giới, khi giảm thì giảm rất chậm, các chuyên gia đã phân tích điều này.
Video đang HOT
Cũng có thống kê cho thấy, một năm qua mặt hàng dầu đã trích lập nhiều hơn nhưng được bù ít hơn, còn xăng trích ít hơn lại được bù giá nhiều hơn từ quỹ. Từ phân tích này, ông Giang đề nghị bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Về hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, ông Giang cho rằng tương tự với danh mục hàng hóa bình ổn, luật sửa đổi đưa ra danh mục do Nhà nước định giá và trường hợp cần thiết, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung danh mục.
Đây là việc can thiệp vào thị trường, nên nếu can thiệp phải rất minh bạch mới đảm bảo được các yếu tố của thị trường.
Về dài hạn nên nghiên cứu bỏ
Đại biểu Nguyễn Công Long (Đồng Nai) cho rằng cơ quan soạn thảo chưa đánh giá có nên tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu không trong bối cảnh tới đây sẽ xem xét điều chỉnh chính sách về thuế, kể cả thuế VAT, tiêu thụ đặc biệt liên quan đến mặt hàng xăng dầu.
“Nếu điều chỉnh chính sách về thuế thì phải xem lại việc duy trì, cách vận hành quỹ này”, ông Long nói, hiện tại việc duy trì quỹ là cần thiết nhưng trong tương lai gần thì cần xem xét.
Phân tích tình hình thực tế nguồn cung xăng dầu vừa qua chịu ảnh hưởng bởi thị trường thế giới và trong nước, ông Long cho rằng dù tồn tại quỹ này cũng “tác động không lớn lắm”.
“Khi nguồn cung không đảm bảo thì Quỹ bình ổn giá xăng dầu cũng không giải quyết được gì. Có nghĩa chúng ta vẫn phải đương đầu với những khó khăn, khủng hoảng rất nghiêm trọng về nguồn cung.
Do vậy tác động của quỹ này không lớn đến mức cần xem xét, duy trì bằng mọi giá”, ông Long nêu.
Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) nói nếu giữ quỹ này thì phải đánh giá rất kỹ. “Quỹ bình ổn giá xăng dầu chỉ ở giai đoạn nhất định, còn trong dài hạn phải nghiên cứu để tiến tới bỏ”, ông An nói.
Đại biểu phân tích thực chất quỹ này không phản ánh tính chất “bình ổn” như các loại quỹ bình ổn thông thường. Bởi có những thời điểm quỹ bị âm và khi giá thế giới tăng quỹ này không có tác động đến giá xăng dầu.
Ông An lưu ý thêm thực chất quỹ này hình thành qua trích lập từ giá mua do người tiêu dùng trả, giao cho doanh nghiệp quản lý. Theo ông, xăng dầu là loại hàng đặc biệt, chúng ta có thể điều tiết thông qua cơ chế thuế, phí.
Đại biểu Phạm Đình Toản (Hưng Yên) đồng tình quan điểm duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu nhưng cần có nguyên tắc và giới hạn về thời gian.
“Nếu tình hình giá xăng dầu kéo dài, biên độ lớn thì quỹ đảm bảo được không?” – ông đặt câu hỏi và cho rằng “cái gì cũng có tính hai mặt” khi duy trì quỹ.
Ông cho rằng đã có nghị định về vận hành quỹ nên tổng kết để mọi người biết về vấn đề tạo nguồn thu của quỹ, mức độ điều chỉnh thời gian bao nhiêu, biên độ bao lâu cho phù hợp. Còn khi giá ổn định thì để giá vận hành theo thị trường. Do vậy chỉ vận hành quỹ trong thời gian ngắn.
Giá xăng có thể giảm hơn 1.300 đồng/lít nếu không trích quỹ bình ổn
Ở kỳ điều hành ngày 1/8, liên bộ tiếp tục trích quỹ bình ổn với mặt hàng xăng ở mức 800-850 đồng/lít.
Điều này khiến giá xăng không thể tiếp tục giảm mạnh như 2 kỳ vừa qua.
Từ 15h ngày 1/8, giá xăng E5 RON 92 trong nước giảm 450 đồng/lít còn 24.620 đồng/lít, xăng RON 95 giảm 470 đồng/lít còn 25.600 đồng/lít. Lũy kế một tháng qua, xăng RON 95 đã giảm hơn 7.160 đồng/lít; E5 RON 92 giảm 6.270 đồng/lít; dầu diesel giảm 6.510 đồng/lít...
Đáng chú ý, lần điều chỉnh giá này, liên Bộ Công Thương - Tài chính tiếp tục tiến hành trích lập quỹ bình ổn ở mức cao. Cụ thể, mặt hàng xăng ở mức 800-850 đồng/lít, dầu diesel 450 đồng/lít, dầu hỏa 650 đồng/lít.
Tính chung cả 4 lần giảm giá liên tiếp, cơ quan điều hành đã trích tới hơn 2.750 đồng/lít với mặt hàng xăng; 2.150 đồng/lít với dầu hỏa và 1.550 với dầu diesel.
Nếu kỳ điều chỉnh này, liên Bộ Công Thương - Tài chính không trích lập, giá xăng đã có thể giảm tới 1.250-1.320 đồng/lít và dầu diesel cũng có thể giảm tới 1.400 đồng/lít.
Theo lý giải của nhà quản lý, thời gian qua, để bình ổn giá xăng dầu trong nước, quỹ bình ổn xăng dầu đã được sử dụng khá nhiều nên số dư tại một số doanh nghiệp vẫn còn âm. Tuy nhiên, hiện nay dư địa quỹ bình ổn xăng dầu của một số doanh nghiệp đã dương trở lại, trong đó, đến ngày 1/8, quỹ bình ổn giá của Petrolimex - nhà bán lẻ xăng dầu lớn nhất cả nước dương 305 tỷ đồng.
Theo số liệu, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành ngày 1/8 giảm 1,2-3,8% so với kỳ trước. Cụ thể xăng RON 92 (dùng để pha chế xăng E5 RON 92) còn 110,6 USD/thùng, giảm 1,2%; xăng RON 95 còn 114,4 USD/thùng, giảm 1,5%; dầu diesel còn 130,5 USD/thùng, giảm 3,8%...
Cơ quan điều hành cho biết thị trường xăng dầu thế giới kỳ này tiếp tục có những diễn biến trái chiều. Đầu kỳ, sau khi Hoa Kỳ công bố số liệu GDP giảm, tạo nên sự lo ngại về suy thoái kinh tế; EU nới lỏng lệnh trừng phạt Liên bang Nga; Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) và Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) tăng lãi suất; sản lượng khai thác của một số nước Trung Đông tăng nhẹ đã giúp giá xăng dầu trên thị trường thế giới giảm.
"Tuy nhiên, đến những ngày tiếp theo, khi một số nhà phân tích cho rằng chưa thể khẳng định Hoa Kỳ rơi vào suy thoái kinh tế khi lao động, việc làm của Hoa Kỳ vẫn tăng, thị trường chứng khoán hồi phục, lo ngại về nguồn cung dầu thấp khi nhiều nước trong khối OPEC khó tăng công suất theo cam kết... đã đẩy giá xăng dầu tăng", liên bộ cho hay.
Theo đó, giá xăng dầu thế giới trong kỳ vừa qua diễn biến tăng giảm đan xen nhưng xu hướng chung là giảm nhẹ kéo theo giá trong nước giảm tương đương.
Tính đến nay, giá mặt hàng này đã trải qua 20 lần điều chỉnh giá, trong đó có 13 lần tăng và 7 lần giảm. Hiện, giá xăng E5 RON 92 và RON 95 trong nước đã xuống quanh mức 24.500-25.600 đồng/lít, tương đương mức giá vào tháng 2.
Ông Trần Sỹ Thanh được bầu làm Chủ tịch UBND TP Hà Nội Tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội chiều 22/7, ông Trần Sỹ Thanh được bầu làm Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026. Chiều 22/7, HĐND thành phố Hà Nội triệu tập kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền. Tại...