Điều gì xảy ra nếu Mỹ dùng vũ khí hạt nhân trong Chiến tranh Việt Nam?

Theo dõi VGT trên

Kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học JASON cho thấy, việc sử dụng vũ khí hạt nhân tại Việt Nam có thể khiến Mỹ đối mặt với thảm họa.

Điều gì xảy ra nếu Mỹ dùng vũ khí hạt nhân trong Chiến tranh Việt Nam? - Hình 1

“[Vũ khí hạt nhân] dường như đã trở thành một cách biểu thị thái độ mà khi cần, Mỹ có thể sử dụng để đe dọa bất kì đối thủ nào. Quả bom hạt nhân chính là biểu tượng đảm bảo an ninh và sức mạnh của Mỹ.”

Đó là nhận xét của Phó giáo sư – Tiến sĩ Alex Wellerstein, nhà sử học chuyên nghiên cứu về hạt nhân thuộc Viện Công nghệ Stevens, thành phố Hoboken, bang New Jersey (Mỹ).

Dù vậy, ông Wellerstein cũng phải thừa nhận, cuộc chiến tại Việt Nam đã chứng minh rằng sở hữu vũ khí hạt nhân không phải là “điều kiện đủ” để đảm bảo chiến thắng. Ông cũng đặt ra câu hỏi: Liệu đ.ánh bom hạt nhân tại Việt Nam có giúp ích được gì cho Mỹ?

Nghiên cứu của JASON

Đầu năm 1967, hội đồng cố vấn JASON đã trình lên chính phủ một bản báo cáo dài 60 trang mang tựa đề “Vũ khí hạt nhân chiến lược tại Đông Nam Á”, với nội dung xoay quanh việc Mỹ có thể làm gì với bom hạt nhân.

JASON là một nhóm các nhà khoa học nghiên cứu độc lập do Lầu Năm Góc tài trợ kinh phí, với nhiệm vụ cố vấn chính phủ Mỹ về mặt khoa học kĩ thuật trong các vấn đề quân sự nhạy cảm. JASON chính thức đi vào hoạt động từ năm 1960, với khoảng 30-60 thành viên.

Tác giả bản báo cáo – Freeman Dyson, Robert Gomer, Steven Weinberg, và Courtney Wright – cho biết họ không thực hiện nghiên cứu này theo yêu cầu của chính phủ, mà xuất phát từ chính những thôi thúc của bản thân.

Nhà hóa học Robert Gomer thuộc Đại học Chicago và cũng là một trong các tác giả của bản báo cáo kể lại, trong buổi tiệc cùng các thành viên JASON năm 1966, một cựu chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng thân cận với Tổng thống Lyndon Johnson từng nói rằng:

“Thỉnh thoảng ném một quả bom hạt nhân có khi lại hay, như thế khiến đối phương không bắt thóp được mình”.

Tuy chính Gomer cũng thừa nhận đây có lẽ chỉ là một phát biểu có phần bâng quơ, nhưng nó đủ để khiến ông cảm thấy “sởn gai ốc” trước khả năng Mỹ có thể sử dụng hạt nhân tại Việt Nam.

Với những hiểu biết của mình về khoa học kĩ thuât, Gomer cùng các cộng sự tập trung vào các vấn đề mang tính số liệu và chiến lược, thay vì xoáy sâu vào tâm lý con người hay các suy tính chính trị.

Ngay từ đầu, nhóm các nhà khoa học JASON đã đặt mục tiêu chứng minh sử dụng vũ khí hạt nhân tại Việt Nam sẽ là một nước đi sai lầm. Nhưng theo ông Wellerstein, quan điểm không trung lập của JASON không có nghĩa là nghiên cứu của họ mất đi tính khách quan.

Nội dung nghiên cứu

Về cơ bản, nghiên cứu này dựa theo những luận điểm vô cùng đơn giản. Trong đó điểm mấu chốt là nếu Mỹ có đơn phương sử dụng vũ khí hạt nhân, thì điều này cũng không đem lại kết quả gì thực sự hữu ích.

Theo nhóm nghiên cứu JASON, vũ khí hạt nhân sẽ đem lại hiệu quả cao nhất khi đ.ánh vào một đạo quân đông đúc. Vấn đề ở đây là quân đội Việt Nam thường hoạt động theo nhóm nhỏ, dưới sự “che chở” của núi rừng, chứ hiếm khi đi tập trung.

Trên lý thuyết, Mỹ có thể dùng bom hạt nhân để phá hủy căn cứ quân đội Việt Nam, nhưng để làm được điều đó thì trước hết phải xác định được chính xác vị trí căn cứ, một việc không hề dễ dàng và tốn nhiều thời gian.

Điều gì xảy ra nếu Mỹ dùng vũ khí hạt nhân trong Chiến tranh Việt Nam? - Hình 2

Đầu đạn hạt nhân B-61 của quân đội Mỹ. Ảnh: Google Images

Video đang HOT

Tóm lại, JASON cho rằng, trong cuộc chiến tại Việt Nam, việc sử dụng vũ khí hạt nhân nhìn chung không thực sự đem lại nhiều lợi thế cho Mỹ nếu so sánh với các hỏa lực thông dụng khác.

Ngoài ra, “tác dụng phụ” của hạt nhân là bụi phóng xạ thì lại quá khó phán đoán và kiểm soát.

Về mặt số liệu, bản báo cáo của JASON đã chỉ ra một vài con số:

- Tính trung bình, một đầu đạn hạt nhân có sức công phá bằng 12 đầu đạn thông thường.

- Nếu Mỹ muốn áp dụng chiến dịch Sấm Rền (Chiến tranh phá hoại lần thứ nhất – PV) theo kiểu hạt nhân, sẽ phải dùng đến 3.000 đầu đạn/năm.

- Trong điều kiện lý tưởng nhất, đó là khi sử dụng hạt nhân để đối phó với một đại quân đã xác định được vị trí, thì số thương vong ước tính cho mỗi đầu đạn cũng chỉ là 100. Con số này sẽ còn thấp hơn nhiều khi áp dụng tại chiến trường Việt Nam vì những lý do đã nói ở trên.

Gomer và các cộng sự cũng chỉ ra một vài mục tiêu tại Việt Nam mà trong đó sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ đem lại hiệu quả cao. Cụ thể, cầu đường, trụ sở, và các hệ thống đường hầm là những mục tiêu lý tưởng của bom hạt nhân.

Tuy nhiên, họ cho rằng, những công dụng này là quá nhỏ nhặt nếu so với công sức và chi phí cần bỏ ra để sử dụng.

Mỹ còn thiệt hơn

Lý do lớn nhất mà nhóm nghiên cứu này chỉ ra để phản đối việc sử dụng vũ khí hạt nhân không phải vì lo ngại sẽ không đem lại hiệu quả cao, mà là những thiệt hại chính quân đội Mỹ phải hứng chịu nếu bom hạt nhân “đáp” xuống miền Bắc.

Họ tính toán rằng nếu 100 đầu đạn 10-KT có thể được vận chuyển từ căn cứ tới cả 70 mục tiêu trong một cuộc không kích đồng loạt, khả năng chiến đấu của quân đội Mỹ tại Việt Nam cũng gần như “biến mất” hoàn toàn.

JASON chỉ ra rằng, kể từ Thế chiến thứ Hai, Mỹ luôn tránh không phạm vào “điều cấm kị” (taboo), đó là khai màn một cuộc chiến hạt nhân, vì họ thừa hiểu rằng bản thân mình sở hữu những mục tiêu lý tưởng cho thứ vũ khí hủy diệt này.

Đại quân số lượng lớn, các căn cứ quy mô cố định, các thành phố – đô thị lớn bên bờ biển, một nền kinh tế phụ thuộc vào truyền thông, giao thông và cơ sở hạ tầng.

Điều gì xảy ra nếu Mỹ dùng vũ khí hạt nhân trong Chiến tranh Việt Nam? - Hình 3

Căn cứ quân sự Đảo Tuần Duyên của Mỹ tại California. Ảnh: WikiMedia

Những đứa “con cưng” này là lý do tại sao Mỹ luôn tránh không động tới hàng chục nghìn đầu đạn hạt nhân nước này đã sản xuất được từ sau thảm họa Hiroshima và Nagasaki, do lo ngại những thiệt hại phải gánh chịu nếu bị trả đũa.

Kết luận

Sau 60 trang phân tích, JASON đi đến kết luận, sử dụng vũ khí hạt nhân tại Việt Nam, dù dưới bất kì hình thức nào, cũng sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đối với Mỹ.

Thứ nhất, nhóm nghiên cứu này khẳng định, việc đơn phương sử dụng vũ khí hạt nhân tại Việt Nam sẽ không đem lại cho Mỹ một lợi thế mang tính quyết định về mặt quân sự.

Thứ hai, nguy cơ bị đáp trả hạt nhân chắc chắn sẽ dẫn tới thiệt hại nặng nề hơn rất nhiều cho phía Mỹ.

Nói cách khác, lợi thế mà bom hạt nhân đem lại nếu sử dụng tại Việt Nam là không đủ để đảm bảo chấm dứt được chiến tranh, và cái giá Mỹ phải gánh chịu nếu bị trả đũa sẽ đắt hơn rất nhiều.

Tóm lại, nếu so sánh thiệt hơn, nhóm nghiên cứu JASON đã chứng minh được rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân tại Việt Nam “chắc chắn sẽ không đem lại hiệu quả đáng kể, và nhiều khả năng sẽ là một bước đi mang đến thảm họa” cho nước Mỹ.

Theo Tri Thức

Việt Nam - ngôi nhà thứ 2 của nhiều cựu binh Mỹ

Sau chiến tranh, nhiều cựu binh sĩ đã quay trở lại Việt Nam, chọn Đà Nẵng là nơi sinh sống với mong muốn trợ giúp người dân địa phương khắc phục các di chứng chiến tranh. Họ yêu mến Việt Nam như ngôi nhà thứ 2, và cũng nhận được tình cảm của người dân địa phương.

Việt Nam - ngôi nhà thứ 2 của nhiều cựu binh Mỹ - Hình 1

Cựu chiến binh Mỹ Chuck Palazzo tại một xưởng may ở Đà Nẵng (Ảnh chụp màn hình)

Mike Cerre, từng tham chiến tại Việt Nam, đã quay trở lại thành phố Đà Nẵng với tư cách là một phóng viên đặc biệt của đài PBS (Mỹ) để gặp gỡ một nhóm cựu chiến binh Mỹ, những người đang nỗ lực trợ giúp Việt Nam khắc phục các di chứng chiến tranh.

Đã hơn 50 năm trôi qua kể từ khi đơn vị chiến đấu đầu tiên của Mỹ đổ bộ vào Việt Nam, những hậu quả c.hết người của chiến tranh vẫn đeo bám nhiều thế hệ tại đất nước này.

Khi đơn vị chiến đấu đầu tiên của của Mỹ được triển khai tại Việt Nam vào năm 1965, Lữ đoàn số 9 đã đặt chân xuống Đà Nẵng. Các lính thủy đ.ánh bộ Mỹ tới đây trong một sứ mệnh hạn chế nhằm bảo vệ căn cứ không quân chiến lược tại Đà Nẵng. Cuộc đổ bộ diễn ra rất nhanh và trót lọt.

Nhưng lữ đoàn này đã nhanh chóng trở thành một phần của một trong những chiến dịch quân sự dài nhất và cay đắng nhất trong lịch sử Mỹ, kéo dài hơn 2 thập niên.

Các bãi biển của Đà Nẵng là giờ đây là địa điểm du lịch phổ biến của người Việt Nam cũng như du khách nước ngoài. Đây cũng là ngôi nhà thứ 2 của nhiều cựu binh sĩ, những người đã quay trở lại để sống và làm việc để khắc phục một trong những di chứng nguy hiểm nhất của cuộc chiến.

Chuck Palazzo, cựu lính thủ đ.ánh bộ Mỹ, là một trong những người đã hỗ trợ tích cực cho việc hàn gắn viết thương chiến tranh. "Lần đầu tiên tôi đến Việt Nam là vào năm 1970. Khi đó tôi là một lính thủy đ.ánh bộ Mỹ. Tôi mới bước sang t.uổi 18 và nhận thấy mình ở xa quê nhà New York 10.000 km", Palazzo nhớ lại.

Palazzo cho hay ông từng không mơ ước quay trở lại một ngày nào đó và làm điều gì đó tích cực tại Việt Nam cũng như trợ giúp người dân.

Cựu binh Manus Campbell tới từ bang New Jersey. Campbell tham chiến tại Việt Nam với tư cách là lính thủy đ.ánh bộ từ 1967-1968. Ông chuyển tới sống tại Việt Nam vào năm 2010. Tổ chức của ông hỗ trợ giáo dục cho những t.rẻ e.m bị khuyết tật và nạn nhân bom mìn sau chiến tranh.

Cũng như Palazzo và Campbell, ông Mike Cerre đến Việt Nam lần đầu tiên trong chiến tranh. Vào năm 1970 và 1971, ông là lính thủy đ.ánh bộ, tham chiến tại căn cứ Đà Nẵng.

Nhiều chiến dịch chất độc da cam cất cánh và hạ cánh tại căn cứ. Và phần lớn chất độc da cam được trữ tại căn cứ trong khoảng 10 năm. Kết quả là phần lớn khu vực quanh sân bay Đà Nẵng ngày nay đã bị nhiễm chất độc màu da cam.

Việt Nam - ngôi nhà thứ 2 của nhiều cựu binh Mỹ - Hình 2

Ông Manus Campbell đã chuyển tới sống tại Việt Nam từ năm 2010 (Ảnh chụp màn hình)

Phóng viên Cerre cho hay, chất độc da cam - được quân đội Mỹ sử dụng rộng rãi trong chiến tranh Việt Nam - chứa dioxin, một hợp chất nguy hiểm gây dị tật bẩm sinh và các bệnh ung thư trong các gia đình Việt Nam và các cựu chiến binh Mỹ.

"Chúng tôi đang nhìn thấy ngày càng nhiều các ảnh hưởng về gen của chất độc da cam. Những đ.ứa t.rẻ bị ảnh hưởng giờ đây là những nạn nhân thuộc thế hệ thứ 3. Và tôi nhìn thấy điều đó trong gia đình chính các cựu binh tại Mỹ. Những vấn đề này truyền qua các thế hệ. Những đứa cháu và chắt giờ đây sinh ra với những dị tật do bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam", ông Palazzo nói.

Sau 30 năm hoạt động với tư cách là nhà phát triển phần mềm, cuộc ly hôn gần đây và sau một thời gian dài chiến đấu với hội chứng rối loạn tâm lý, Palazzo đã bán nhà và hầu hết tài sản và chuyển tới Việt Nam. Tại Đà Nẵng, ông đã mở một công ty phần mềm để có thể hợp tác với một tổ chức địa phương nhằm trợ giúp các nạn nhân chất độc da cam.

Palazzo cho biết một trong những động lực để ông làm điều đó, 4 hay 5 năm về trước, là giải quyết vấn đề của chính mình, và cũng là để trợ giúp các nạn nhân chiến tranh. Ông nói sẽ tiếp tục hàn gắn các vết thương chiến tranh và trợ giúp nạn nhân chất độc da cam tại đây.

"Tôi không có kiến thức chuyên môn về khoa học và y tế, chỉ là giao tiếp với bọn trẻ. Tôi có thể thấy điều đó giúp chúng hạnh phúc. Và tôi cũng hạnh phúc. Tôi thích điều đó", Palazzo tâm sự.

Việt Nam - ngôi nhà thứ 2 của nhiều cựu binh Mỹ - Hình 3

Campbell (phải) trong một bức ảnh thời tham chiến tại Việt Nam (Ảnh chụp màn hình)

Trong khi đó, Manus Campbell, một cảnh sát về hưu tại New Jersey, đang dành lương hưu và các khoản chi trả thương tật đối với cựu chiến binh để trợ giúp các t.rẻ e.m có nhu cầu đặc biệt tại một trung tâm bảo trợ t.rẻ e.m gần Hội An.

"Tôi hiểu rằng, với 60 USD mỗi tháng, tôi có thể giúp một đ.ứa t.rẻ ra khỏi nhà, nơi đ.ứa t.rẻ có thể chỉ có thể nằm trên giường hoặc xem tivi, đưa bé tới trường để giao tiếp với bạn bè cùng cảnh ngộ. Khi đó, đ.ứa t.rẻ có thể nhận ra rằng nó không đơn độc trong cuộc đời và cũng có những người giống mình, và đ.ứa t.rẻ có thể có thêm bạn bè", Campbell nói.

Sân bay quốc tế Đà Nẵng, trước đây là căn cứ không quân Đà Nẵng, hiện vẫn là một trong những địa điểm bị nhiễm chất độc da cam lớn nhất và nghiêm trọng nhất tại Việt Nam, với nồng độ nhiễm độc cao gấp 350 lần so với chuẩn an toàn quốc tế.

Những vòng tay rộng mở

Thượng nghị sĩ Mỹ Patrick Leahy cho hay Mỹ đã chi 100 triệu USD để xử lý khu vực và xây dựng một cơ sở khử độc dioxin hiện đại.

Thượng nghị sĩ Leahy từ lâu đã vận động để cung cấp tài chính cho các tổ chức phi chính phủ nhằm trợ giúp Việt Nam giải quyết các di chứng của chiến tranh. Ông đã đến thăm Đà Nẵng hồi năm ngoái để dự lễ khánh thành một cơ sở nhằm khử độc dioxin trong đất, vốn có thể gây ô nhiễm nguồn nước và nguồn thực phẩm địa phương.

Mỹ chưa bao giờ chịu bồi thường thiệt hại chiến tranh cho Việt Nam hay 3 tỷ USD cho các quỹ tái thiết mà Tổng thống Mỹ Nixon từng cam kết trong đàm phán hiệp định hòa bình Paris năm 1973.

"Chúng tôi có lý do đạo đức và nhân đạo để có mặt tại đây. Chúng tôi có lợi ích lâu dài nhằm trợ giúp đem lại sự ổn định tại Việt Nam và giúp Việt Nam hồi phục từ sự tàn phá của cuộc chiến mà đáng lẽ không nên xảy ra", Thượng nghị sĩ Leahy nói.

Những mái nhà tranh đơn sơ của Đà Nẵng thời chiến giờ đây đã được thay thế bằng một trong những thành phố phát triển ấn tượng nhất Việt Nam. Thế hệ trẻ có rất ít hoặc hầu như không liên quan tới chiến tranh.

Các bãi biển mà lính Mỹ đổ bộ nhiều năm trước ngày nay chứng kiến một làn sóng các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước trong bối cảnh nền kinh tế bùng nổ kể từ khi lệnh cấm vận thương mại của Mỹ được dỡ bỏ.

Palazzo cho hay người dân địa phương biết ông từng tham gia chiến tranh nhưng vẫn chào đón ông và các đồng đội cũ.

"Không có sự hận thù. Tất cả họ đều chào đón tôi với vòng tay rộng mở. Họ mời tôi đến nhà. Chúng tôi uống bia cùng nhau. Tôi cảm thấy rất thoải mái và hòa nhập cộng đồng tại đây", Palazzo nói.

Ông Campbell cũng cho biết điều tương tự. "Không còn kẻ thù ở đây nữa. Người dân không màng tới chiến tranh. Khi bạn nhắc tới cuộc chiến, họ nói hãy quên nó đi... Họ muốn sống cho hôm nay".

"Mối liên kết với Việt Nam trong quá khứ và những gì xảy ra thời chiến tranh khi tôi mới 19 t.uổi đã định hình cuộc đời tôi. Do đó, tôi đã quyết định quay trở lại để làm điều đó tốt đẹp cho người dân", Campell nói.

An Bình

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Xe ô tô đ.âm vào tiệm nail ở New York khiến ít nhất 13 người thương vong
12:19:58 29/06/2024
Tổng thống Biden và ông Trump tranh luận về Tổng thống Putin
19:12:22 28/06/2024
Khám phá 'núi lưỡi dao' ngoạn mục ở Trung Quốc
19:20:25 28/06/2024
Mỹ triệt phá các đường dây gian lận y tế
18:22:37 28/06/2024
Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine
20:26:10 29/06/2024
Người Palestine tại Liban lo sợ xảy ra xung đột Israel - Hezbollah
20:30:53 28/06/2024
So sánh chính sách trong cuộc tranh luận giữa Tổng thống Biden và ông Trump
16:30:54 28/06/2024
Ấn Độ chìm trong khủng hoảng cháy rừng vì nắng nóng
06:55:29 29/06/2024

Tin đang nóng

Phanh Nè được tìm thấy, Hùng Didu đưa vào bệnh viện, nổi đóa mắng CĐM
10:47:44 30/06/2024
HOT: Hoa hậu Khánh Vân xác nhận được cầu hôn, chồng sắp cưới từng ly hôn và có con riêng?
12:59:22 30/06/2024
Sốc với lượng người xem một trời một vực của Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai so với đối thủ Anh Trai Say Hi
10:18:29 30/06/2024
Nửa đêm mò sang phòng vợ, tôi đứng hình với cảnh vợ và bạn thân không mặc đồ đang ôm nhau ngủ, tôi xông vào thì bị trách vô duyên
09:42:03 30/06/2024
Tiệc cưới Midu: 4 ngày đêm để hoàn thành, quy mô hoành tráng, thực đơn đắt đỏ
10:35:05 30/06/2024
Đám cưới Midu: Anh Đức bị chất vấn, Nhã Phương hồi tưởng đòi Trường Giang 1 điều
10:36:00 30/06/2024
Nhan sắc trong trẻo của bạn gái Hoài Lâm trong lễ tốt nghiệp
12:55:25 30/06/2024
Lan Ngọc "quậy" nhất đám cưới Midu: Tung ảnh không chỉnh sửa cô dâu chú rể, loạt mỹ nhân Vbiz thành "nạn nhân"
13:51:39 30/06/2024

Tin mới nhất

Mô hình Lego có thể trở thành vũ khí mới của Ukraine trước Nga?

11:05:53 30/06/2024
Tất cả các công trình đều được làm thành mô hình Lego. Mỗi công trình sẽ có 3 bộ Lego, chính vì vậy những nhà tài trợ có thể trúng thưởng 1 trong 15 bộ Lego. Các nhà tài trợ có thể chọn bộ Lego họ muốn được nhận.

Hàn Quốc cảnh báo nước dùng mì ăn liền gây tổn thương ngọn núi nổi tiếng

06:02:08 30/06/2024
Ngọn núi cao nhất Hàn Quốc đang phải đối mặt với thiệt hại về môi trường từ một nguyên nhân không ngờ tới là mì ăn liền.

Mỹ nghiên cứu phương án giải quyết xung đột xuyên biên giới Israel và Hezbollah

06:01:44 30/06/2024
Phái đoàn Iran tại Liên hợp quốc (LHQ) cũng đưa ra cảnh báo đối với Israel rằng cuộc tấn công tổng lực vào Liban sẽ khơi mào cuộc chiến tranh hủy diệt.

Mỹ điều chỉnh đề xuất thỏa thuận ngừng b.ắn ở Dải Gaza

05:48:28 30/06/2024
Trong khi đó, Thủ tướng Israel B. Netanyahu cho rằng vẫn có những khoảng trống giữa đề xuất ngừng b.ắn mà Chính phủ Israel phê chuẩn với phiên bản được Tổng thống Joe Biden công bố, ngoài ra cách Mỹ mô tả về thỏa thuận này là chưa toàn d...

Chính phủ Trung Quốc ban hành quy định về quản lý đất hiếm

05:40:19 30/06/2024
Theo bộ quy định này, Trung Quốc sẽ thúc đẩy việc phát triển mạnh ngành khai thác đất hiếm, đồng thời khuyến khích nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới và trang thiết bị mới.

Nổ kho pháo tại Philippines, ít nhất 5 người t.ử v.ong

05:24:47 30/06/2024
Thị trưởng thành phố Zamboanga, John Dalip, xác nhận 5 người t.hiệt m.ạng và lực lượng cứu hộ đã đưa thêm 20 người khác đến bệnh viện, trong đó có 8 người trong tình trạng nguy kịch.

Đại sứ quán Israel tại Serbia bị tấn công

20:18:38 29/06/2024
Đầu tháng 6 vừa qua đã xảy ra vụ n.ém b.om xăng vào Đại sứ quán Israel ở thủ đô Bucharest của Romania song không gây thiệt hại hay thương vong. Nhà chức trách Romania đã bắt giữ một nghi phạm dường như là người gốc Syria .

Cảnh sát Đức đụng độ với người biểu tình trước đại hội của đảng cực hữu AfD

20:10:42 29/06/2024
Hàng nghìn cảnh sát có mặt để đảm bảo an ninh cho các cuộc biểu tình. Một số chính trị gia AfD trong Quốc hội Đức cho biết cảnh sát đã đón họ tại khách sạn và đưa đến địa điểm tổ chức họp để không bị người biểu tình cản trở.

Diễn biến bầu cử tổng thống Iran

19:57:05 29/06/2024
Iran đang tập trung vào việc lựa chọn một người ít nhiều có thể đoán trước được, người có thể đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực của nhà lãnh đạo tối cao diễn ra suôn sẻ.

Trung Quốc ban hành báo động đỏ về mưa lớn

19:07:27 29/06/2024
Sông Trường Giang cũng đang trải qua trận lũ đầu tiên của năm 2024, trong bối cảnh mực nước tại Trạm thủy văn Cửu Giang (Jiujiang) đã dâng cao thêm 20 m, đạt mức báo động vào lúc 14h ngày 28/6.

Kiev thúc đẩy đồng minh lập vùng cấm bay ở Tây Ukraine

18:12:22 29/06/2024
Nhưng chủ đề này có thể được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh NATO tiếp theo ở Washington vào đầu tháng 7 - theo Phó Thủ tướng Ukraine Olga Stefanishyna.

Hội nghị Đầu tư Ai Cập - EU sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế, thương mại

18:11:41 29/06/2024
Các doanh nghiệp của Ai Cập và châu Âu dự kiến sẽ có nhiều cuộc gặp bên lề để tìm hiểu thông tin thị trường và khám phá những cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau.

Có thể bạn quan tâm

Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 30/6/2024: Sư Tử nóng nảy, Ma Kết tự tin

Trắc nghiệm

15:39:22 30/06/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 30/6 sẽ có những điều bất ngờ gì? Khám phá tử vi vui tiết lộ cuộc sống, sự nghiệp và tình yêu của 12 chòm sao hôm nay.

Chùa Non, núi Thần Đinh (Quảng Bình): Một điểm du lịch tâm linh, sinh thái hấp dẫn

Du lịch

15:36:01 30/06/2024
Quảng Bình được xem là địa phương có nhiều thế mạnh về du lịch với tất cả các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám phá hang động Phong Nha, du lịch biển kết hợp với nghỉ dưỡng

Mẹ bỉm Vbiz về dáng 'thần tốc' sau sinh trong: Người xuống cân vì chăm con mệt phờ, người chi nửa tỷ

Làm đẹp

15:27:50 30/06/2024
Làm cách nào để các mỹ nhân Vbiz giảm cân thần tốc sau 1 tháng sinh con, thậm chí có người chỉ sau 2 tuần là về lại dáng thời son rỗi?

Ái nữ nhà tỷ phú Jonathan Hạnh Nguyễn diện mốt da báo

Phong cách sao

15:16:42 30/06/2024
Trang phục họa tiết da báo được các tín đồ thời trang Việt nhiệt tình hưởng ứng, dự kiến trở nên thịnh hành trong mùa mốt năm nay.

Sammy Đào: Chị gái song sinh Mèo Simmy, nghi bị "em trai" Mr.Vịt cắm sừng?

Netizen

14:58:04 30/06/2024
Trương Thị Anh Đào, hay còn được biết đến với biệt danh Sammy Đào, là một nữ streamer và YouTuber nổi tiếng trong cộng đồng game thủ Việt Nam. Cô sở hữu lượng fan hùng hậu nhờ tài năng chơi game cùng tính cách vui vẻ, thân thiện.

Ben Affleck dọn khỏi tổ ấm, hôn nhân không thể cứu vãn ?

Sao âu mỹ

14:38:44 30/06/2024
Sao hạng A, Ben Affleck tiến hành thu dọn đồ đạc trong lúc Jennifer Lopez đang đi nghỉ dưỡng ở châu Âu. Nguồn tin thân cận với 2 nghệ sĩ chia sẻ không rõ Ben Affleck âm thầm mang đồ đạc đi hay đã thông báo trước với vợ

Con dâu tương lai đến ra mắt nhưng chỉ một câu đã khiến bố chồng tức nổ đom đóm mắt

Góc tâm tình

14:32:52 30/06/2024
Con bé xinh xắn, cao ráo nên tôi rất thích nhưng cách cư xử thì thật khó chấp nhận.Chồng tăng ca làm đêm, vợ ở nhà buồn nên sang nhà anh hàng xóm tâm sự

Bắt quả tang sà lan khai thác cát biển trái phép

Pháp luật

14:10:52 30/06/2024
Ngày 30/6, Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết vừa phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng bắt giữ 1 phương tiện khai thác cát biển trái phép.

Thái tử đế chế LVMH hẹn hò ai trước Lisa? Hết tiểu thư tài phiệt đến luật sư đa tài bảo sao em út BLACKPINK bị so sánh

Sao châu á

14:08:37 30/06/2024
Pofile 2 người yêu cũ của thái tử đế chế tỷ đô này lại khủng đến mức khiến Lisa bị đặt lên bàn cân so sánh cùng.

Tuyệt tích 510 triệu năm, quái vật Cambri "hiện hình" nguyên vẹn

Lạ vui

14:05:56 30/06/2024
Một nhóm nghiên cứu đa quốc gia đã tìm thấy những hóa thạch hoàn hảo chưa từng thấy về bọ ba thùy, loài quái vật bé nhỏ nhưng rất quan trọng trên cây tiến hóa của sinh vật địa cầu.

Phương Oanh tiết lộ cuộc sống thời con gái, có một điểm khác hẳn sau khi sinh con cho shark Bình

Sao việt

14:04:02 30/06/2024
Phương Oanh đăng tải lên trang cá nhân hình ảnh thảnh thơi tận hưởng cafe, bánh ngọt ở ban công nhà vào ngày cuối tuần.