Điều gì xảy ra nếu đập Tam Hiệp tràn?
Một tình huống vô cùng khó khăn đang đặt ra thách thức cho đập Tam Hiệp – con đập thủy điện lớn nhất của Trung Quốc đó là, mực nước hồ chứa của đập đã vượt mức cảnh báo 20m và sắp chạm ngưỡng tối đa 175m.
Theo Reuters, vào sáng 21/8, mực nước hồ chứa đập Tam Hiệp đạt 165,6 mét, tăng hơn 2 mét so với ngày 20/8 (thứ 5) và vượt 20 mét so với mức cảnh báo an toàn.
Theo thiết kế, mực nước tối đa của hồ chứa đập Tam Hiệp là 175 mét. Những trận mưa xối xả ở thượng nguồn làm dòng chảy về hồ tăng cao kỷ lục.
Được biết, đơn vị quản lý đập Tam Hiệp đã phải tăng lưu lượng xả lũ lên mức kỷ lục, 48.800 m3/s hôm 20/8, để cố gắng hạ thấp mực nước trong hồ. Họ có thể tiếp tục tăng mức xả để tránh khả năng xảy ra tràn đập. 11/14 cửa xả lũ của đập Tam Hiệp đã được mở để làm giảm áp lực cho thân đập.
Video đang HOT
Mực nước ở đập Tam Hiệp đã vượt 20 mét so với mức cảnh báo an toàn. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Trong khi đó, theo Giáo sư Desiree Tullos (Đại học bang Oregon của Mỹ), người nghiên cứu về dự án đập Tam Hiệp, nhận định giới chức Trung Quốc sẽ “làm mọi cách để ngăn nước tràn khỏi con đập”, bởi tràn đập là trường hợp xấu nhất vì nó gây ra thiệt hại đáng kể và có thể khiến mọi thứ sụp đổ.
Lượng nước hồ chứa tiếp nhận có thể còn tiếp tục tăng, nhưng các chuyên gia thủy lợi Trung Quốc trấn an công chúng rằng đập Tam Hiệp được thiết kế để chống chọi với lũ lớn hơn vậy.
Một chuyên gia của Ủy ban Giảm nhẹ Thiên tai Quốc gia Trung Quốc nói với Hoàn Cầu Thời báo rằng lũ lớn chỉ gây nguy hiểm cho đập nếu kéo dài lâu, nhưng điều này hiện tại sẽ không xảy ra. Theo dự báo, đỉnh lũ sẽ giảm dần sau 2-3 ngày nữa.
Trong năm 2020, lượng mưa ở lưu vực sông Dương Tử đã cao hơn gấp đôi so với mức trung bình theo mùa. Tính tới tuần trước, lũ lụt đã gây ra thiệt hại kinh tế gần 180 tỉ nhân dân tệ (26 tỉ USD) và ảnh hưởng 63 triệu người.
Theo số liệu của chính phủ Trung Quốc, các đập thủy điện khổng lồ đã tích trữ hơn 100 tỉ m3 nước lũ trong năm 2020 và che chắn cho 18,5 triệu cư dân khỏi phải sơ tán. Các quan chức cho biết chỉ riêng dự án đập Tam Hiệp đã cắt giảm 34% lượng nước lũ ở hạ lưu.
Đập Tam Hiệp 'gồng mình' đón trận lũ thứ 4, Chính quyền Trung Quốc kêu gọi các nguồn lực chuẩn bị ứng phó
Trận lũ thứ 4 đã hình thành trên sông Dương Tử ở Trung Quốc, khiến lưu lượng nước chảy vào hồ chứa đập Tam Hiệp tăng mạnh.
Đập Tam Hiệp 'gồng mình' đón trận lũ thứ 4, Chính quyền Trung Quốc kêu gọi các nguồn lực chuẩn bị ứng phó.
Tân Hoa Xã dẫn thông báo ngày 14/8 của chính quyền Trung Quốc đưa tin, Dương Tử, con sông dài nhất quốc gia Đông Á, đã đón trận lũ thứ 4 trong năm nay trên khu vực thượng nguồn sau một đợt mưa lớn.
Mực nước dâng cao trên các nhánh của Dương Tử dẫn tới nước lũ dồn về, làm tăng nhanh chóng mực nước trong hồ chứa đập Tam Hiệp.
Vào 5h sáng ngày 14/8, hồ chứa trên chứng kiến lưu lượng nước chảy vào đạt 50.900 m3/giây. Theo Ủy ban tài nguyên nước Trường Giang, con số này dự kiến sẽ tăng lên 59.000 m3/giây vào hôm nay.
Chính quyền Trung Quốc kêu gọi các tỉnh, thành phố nằm dọc bên sông Dương Tử huy động các nguồn lực để chuẩn bị ứng phó lũ lụt.
Theo China Daily, giới chức Trung Quốc ước tính lũ lụt năm nay đã làm ảnh hưởng tới khoảng 63,5 triệu người dân nước này, gây ra thiệt hại 25,8 tỷ USD. Số người chết hoặc mất tích là 219. Khoảng 54.000 ngôi nhà đã bị lũ lụt phá hủy.
Theo CGTN, mùa lũ năm nay ở Trung Quốc xuất hiện vào ngày 1/6 với tần suất lớn khiến mực nước tại nhiều sông, hồ dâng cao.
Trên khắp Trung Quốc, tổng cộng 634 con sông đã có mực nước vượt ngưỡng cảnh báo, trong đó, 194 con sông vượt qua ngưỡng đảm bảo an toàn và 53 con sông có mức tăng kỷ lục.
Đập Tam Hiệp hoạt động hết công suất đón trận lũ mới Trận lũ mới ở thượng nguồn đập Tam Hiệp khiến con đập lớn nhất thế giới đứng trước nhiều nguy cơ, nguy hiểm nhất là xả lũ xuống hạ lưu mưa lớn. Giới chức Trung Quốc hôm 17/7 đưa ra cảnh báo về đợt lũ lớn hơn đang chảy về đập Tam Hiệp, đồng thời đưa ra cảnh báo dành cho các thành...