Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn hoàn toàn trong một ngày?
Cơ thể cần nạp năng lượng mỗi ngày để duy trì hoạt động, chức năng của các bộ phận. Vậy điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn hoàn toàn trong một ngày? Nếu bạn đang có cùng thắc mắc trên thì đừng bỏ qua bài viết sau đây.
1. Nhịn ăn hoàn toàn là gì?
Nhịn ăn 24h liên tục là một hình thức nhịn ăn gián đoạn . Trong thời gian nhịn ăn 24 giờ, bạn chỉ có thể uống nước lọc. Khi hết một ngày, bạn có thể quay trở lại chế độ ăn uống bình thường cho đến lần nhịn ăn tiếp theo. Ngoài việc giảm cân , nhịn ăn 24h còn có tác dụng tích cực đến sự trao đổi chất của cơ thể , tăng cường sức khỏe tim mạch,… Bạn có thể sử dụng phương pháp này từ 1-2 lần/tuần nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Mặc dù, phương pháp này nghe chừng dễ dàng hơn so với việc cắt giảm lượng calo trong hàng ngày, nhưng bạn sẽ cảm thấy rất đói trong những ngày nhịn ăn. Bên cạnh đó, nhịn ăn hoàn toàn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng ở những người có tình trạng sức khỏe không tốt. Do đó, khi có ý định thực hiện phương pháp nhịn ăn hoàn toàn trong vòng một ngày này bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ là người tư vấn cho bạn về những lợi ích và rủi ro mà phương pháp này đem lại cho cơ thể.
Nhịn ăn liên tục trong vòng 24h đúng cách có thể giúp giảm cân
2. Điều khi xảy ra với cơ thể khi nhịn ăn 24h?
Rất nhiều người đưa ra thắc mắc liệu cơ thể hoạt động như thế nào khi nhịn ăn hoàn toàn trong 24h. Thực tế, bạn sẽ hoàn toàn khỏe mạnh trong khoảng thời gian 24 giờ trước khi cơ thể nhận ra rằng bạn đang nhịn ăn.
Trong tám giờ đầu tiên, cơ thể sẽ tiếp tục tiêu hóa lượng thức ăn cuối cùng. Cơ thể sẽ sử dụng glucose dự trữ làm năng lượng và tiếp tục hoạt động như thể bạn đang ăn uống trở lại.
Sau tám giờ không ăn, cơ thể sẽ bắt đầu sử dụng chất béo dự trữ để làm năng lượng và tiếp tục sử dụng chất béo dự trữ để tạo ra năng lượng trong suốt 24 giờ còn lại.
Nhịn ăn kéo dài hơn 24 giờ có thể khiến cơ thể bắt đầu chuyển đổi protein dự trữ thành năng lượng.
3. Lợi ích và rủi ro của việc nhịn ăn 24h
Rất nhiều người thắc mắc việc nhịn ăn có giảm cân không ? Thực tế, phương pháp này có tác dụng giảm cân nhất định nhưng bạn vẫn cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với chế độ luyện tập. Cùng theo dõi những lợi ích và nguy cơ của việc nhịn ăn giảm cân có lợi ích và rủi ro gì với sức khỏe trước khi tiến hành thực hiện:
Nhịn ăn gián đoạn như một “con dao hai lưỡi”
3.1. Lợi ích của việc nhịn ăn 24h
Giảm cân
Video đang HOT
Đây là lợi ích dễ nhận thấy nhất của việc nhịn ăn gián đoạn. Nhịn ăn từ 1 – 2 ngày/ tuần là cách giúp bạn tiêu thụ ít calo. Đồng thời, phương pháp này có lợi cho sự trao đổi chất giúp bạn giảm cân.
Kiểm soát lượng cholesterol và lượng đường
Nhịn ăn gián đoạn thường xuyên có thể giúp cải thiện cách cơ thể bạn phân giải cholesterol và giảm nguy cơ phát triển các bệnh như tiểu đường , bệnh lý tim mạch .
Giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành
Nhịn ăn thường xuyên trong 24 giờ có thể giúp giảm lượng trimethylamine N-oxide về lâu dài. Hàm lượng cao của hợp chất này có liên quan đến bệnh mạch vành , vì vậy điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, nhịn ăn hoàn toàn trong một ngày đem lại nhiều lợi ích khác như:
Giảm viêm
Ngăn ngừa sự hình thành và phát triển một số bệnh ung thư
Giảm nguy cơ mắc các bệnh thần kinh như bệnh Alzheimer và Parkinson
3.2. Rủi ro khi thực hiện chế độ nhịn ăn 24h
Nếu bạn thường xuyên nhịn ăn trong 24 giờ tại một thời điểm có thể dẫn đến tác dụng phụ và một số biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
Trước khi thực hiện bất cứ một phương pháp nhịn ăn gián đoạn nào, bạn cũng cần nhận được sự tư vấn của bác sĩ . Một số trường hợp không được thực hiện phương pháp này:
Có tiền sử bị rối loạn ăn uống
Mắc bệnh tiểu đường loại 1
Người đang trong giai đoạn thai kỳ và cho con bú
Trẻ em dưới 18 tuổi
Bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục sau phẫu thuật
Nhịn ăn nhiều hơn hai lần mỗi tuần có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim và hạ đường huyết .
Hạ đường huyết có thể xảy ra khi thực hiện chế độ nhịn ăn 24h
4. Nhịn ăn 24h đúng cách
Phương pháp nhịn ăn 24h có thể được thực hiện ở bất cứ thời gian nào miễn là bạn đã có sự chuẩn bị trước cho ngày nhịn ăn. Bạn cần ăn những bữa ăn lành mạnh và đầy đủ chất trước khi thực hiện nhịn ăn sẽ giúp cơ thể vượt qua giai đoạn 24 giờ. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn một số thực phẩm sau trước khi thực hiện nhịn ăn gián đoạn:
Thực phẩm giàu protein : bơ hạt và đậu
Các sản phẩm từ sữa ít chất béo
Hoa quả và rau xanh
Thực phẩm giàu chất xơ
Uống nhiều nước và đồ uống không chứa calo khác trong thời gian nhịn ăn.
Tiếp tục ăn uống lành mạnh sau khi kết thúc quá trình nhịn ăn và tránh ăn quá nhiều khi đến giờ ăn lại.
Hơn hết, để có một sức khỏe tốt, giảm cân hiệu quả và an toàn bạn cần duy trì một chế độ tập thể dục thường xuyên kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh hoặc thực hiện theo chế độ của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.
Hệ lụy nguy hiểm từ chế độ ăn kiêng nhiều người áp dụng
Nhịn ăn gián đoạn được quảng cáo giúp giảm cân nhanh và không ít người nổi tiếng áp dụng. Tuy nhiên, nhiều người sau khi ăn kiêng đã gặp những hệ lụy nguy hiểm.
Maria Rupprecht, 26 tuổi, ở Mỹ, bị hấp dẫn bởi chế độ ăn kiêng có tên gọi phương pháp nhịn ăn gián đoạn. Cô nhanh chóng tin rằng đây là cách giảm cân hiệu quả và phù hợp nhất với mình bởi rất nhiều người nổi tiếng khác đã áp dụng.
Khi áp dụng chế độ ăn nhịn gián đoạn, cô gái cao 1m68 từ chối ăn mọi thứ từ sau 19h đến trưa ngày hôm sau. Sau 3 tháng, Maria giảm được 18 kg. Năm 2016 là thời điểm Maria gầy nhất, cô chỉ nặng 56,7 kg.
"Con sói đội lốt cừu non"
Nhưng sau đó, Maria phải đối mặt với hậu quả có thể nói là không thể tệ hơn. Cô được chẩn đoán mắc chứng biếng ăn. Maria bỏ lỡ những bữa tiệc sinh nhật, dịp gặp gỡ bạn bè thân thiết, lễ tốt nghiệp vì không muốn ăn ngoài thời gian cho phép.
Không những vậy, Maria luôn tự ti, mặc cảm, so sánh bản thân với người khác về mặt hình thể. Cô gái 26 tuổi luôn thèm ăn và gặp áp lực về mặt tâm lý, stress. Sau nhiều năm áp dụng chế độ giảm cân bằng nhịn ăn gián đoạn, Maria đang hồi phục dần sức khỏe và ở mức trọng lượng an toàn. Cô cảnh báo một vài người bạn cũng đang áp dụng chế độ ăn kiêng này nhưng chưa nhận thấy hậu quả mà nó có thể gây ra.
Nhịn ăn gián đoạn là chế độ ăn kiêng gây tranh cãi, nhiều người gặp hệ lụy sau khi áp dụng. Ảnh: 123rf.
Nhịn ăn gián đoạn (intermittent fasting) là phương pháp tập trung vào thời điểm chúng ta nạp thực phẩm vào cơ thể. Theo Hopkins Medicine, với chế độ này, bạn chỉ được ăn trong một thời gian cụ thể, phải nhịn ăn trong một số giờ nhất định trong ngày. Phương pháp này được cho là có thể giúp cơ thể đốt cháy chất béo, từ đó giảm cân.
Nhiều ngôi sao nổi tiếng, triệu phú, người có sức ảnh hưởng của Hollywood và Thung lũng Silicon áp dụng phương pháp này khiến nó trở thành chế độ ăn kiêng được tìm kiếm nhiều nhất trên Google vào năm 2019.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ lo ngại về hậu quả nguy hiểm mà chế độ ăn kiêng này mang đến. "Đó là con sói đột lốt cừu non. Tôi ước chế độ ăn kiêng này được dán nhãn cảnh báo" - chuyên gia dinh dưỡng Tammy Beasley trả lời phỏng vấn của The Post.
Hệ lụy nguy hiểm
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học New England năm 2019 cho thấy nó hiệu quả và giúp chúng ta cải thiện sức khỏe như giảm nguy cơ ung thư, cải thiện tuổi thọ. Tuy nhiên, năm 2020, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Internal Medicine phản bác những quan niệm trước đó, cho rằng chế độ nhịn ăn gián đoạn đã bị thổi phồng hiệu quả, nó không có tác dụng như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Dù vậy, các tranh cãi vẫn không thể ngăn nhiều người áp dụng chế độ ăn này. CEO của Twitter, tỷ phú Jack Dorsey chia sẻ ông ăn kiêng gián đoạn với chế độ chỉ ăn một bữa duy nhất trong khoảng thời gian từ 6h30 đến 21h. Cuối tuần, Dorsey thường xuyên không ăn thêm bất kỳ thực phẩm nào.
Nhiều người cảm giác họ như được truyền cảm hứng từ điều này và quyết định làm theo. Kristin White, 45 tuổi, ở Seattle, Mỹ, thử nhịn ăn không liên tục vào tháng 11/2018. Bà chỉ cho phép mình ăn từ 15 đến 22h. Bữa ăn của White chỉ có một quả trứng luộc, táo, gà nướng, rau cho bữa tối. Sau đó, bà chỉ ăn thêm thanh protein hoặc ít bơ đậu phộng trước khi ngủ. Sau đó, người phụ nữ này giảm được 6,8 kg.
Nhịn ăn gián đoạn khiến nhiều người stress, rối loạn ăn uống... Ảnh: Freepik.
Nhưng "thành công" đó phải trả giá đắt. White chia sẻ bà phải vật lộn với cảm giác "kinh khủng". Bác sĩ chẩn đoán người phụ nữ bị nhịp tim thấp đáng báo động và khuyên bà nên can thiệp y tế để tránh hậu quả đáng tiếc. Tháng 4/2019, White tới một trung tâm điều trị nội trú ở California. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bà mắc thêm chứng rối loạn ăn uống. Sau nhiều tháng chữa trị, White cuối cùng cũng khỏe mạnh trở lại, không còn biếng ăn.
Lynn Slawsky, Giám đốc điều hành Hiệp hội Quốc gia về Chứng biếng ăn và rối loạn liên quan, cho biết cơ thể bạn bị bỏ đói dài trong giai đoạn nhịn ăn gián đoạn. Kết quả là mọi người đối mặt nguy cơ bị rối loạn ăn uống hoặc cuồng ăn, kèm theo những vấn đề thể chất, tâm lý khác. Vị chuyên gia cảnh báo nhóm dân số dễ bị tổn thương có nguy cơ cao hơn, bởi họ vốn đã dễ bị rối loạn ăn uống.
Nghiên cứu ban đầu đã phát hiện nhịn ăn gián đoạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư và bệnh tim. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng Alissa Rumsey, ở New York, Mỹ, việc không ăn trong thời gian dài có thể làm tăng mức độ cortisol, hormone căng thẳng của cơ thể. Mức cortisol cao cũng liên quan đến việc tích trữ chất béo , điều này không lý tưởng nếu bạn đang cố gắng giảm cân.
Theo Business Insider , ăn kiêng nói chung có thể làm phát sinh chứng orthorexia, rối loạn liên quan nỗi ám ảnh về việc ăn uống lành mạnh. Một số người gặp tình trạng thiếu máu não.
Nhịn ăn gián đoạn có thể khiến một số người rơi vào tình trạng thiếu hụt calo, dẫn đến rụng tóc, kinh nguyệt không đều hoặc trễ, tắc. Nhiều trường hợp khác cảm thấy lạnh hơn bình thường do lượng đường trong máu thấp.
Cũng chính vì điều này, tiến sĩ khoa học thần kinh Mark Mattson, Đại học Johns Hopkins, Mỹ, người nghiên cứu chế độ nhịn ăn gián đoạn trong 25 năm, cảnh báo một số người tuyệt đối không ăn kiêng theo chế độ gián đoạn. Đó là trẻ em, thanh thiếu niên dưới 18 tuổi; phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú; người mắc bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề về đường huyết; người có tiền sử rối loạn ăn uống.
Đối phó với cơn đau đầu khi ngủ Một số bệnh nhân than phiền bị đau đầu khi ngủ, khiến họ thức giấc. Kết quả xét nghiệm và chụp MRI không cho thấy rõ ràng bất cứ điều gì. Đau đầu khi ngủ làm giảm chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng sức khỏe và khả năng hoạt động tốt trong ngày tiếp theo. Nguyên nhân gây đau đầu khi ngủ Ngưng...