Điều gì xảy ra khi Kiev-Donbass vi phạm thỏa thuận ngừng bắn?
Tình hình tại miền đông Ukraine trong ngày thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực, vẫn tiếp tục căng thẳng tại một số địa điểm ở khu vực Lugansk và Donetsk.
Phe ly khai cảnh báo sẵn sàng đáp trả
Theo thỏa thuận đạt được hôm 12-2 tại cuộc hội đàm của “Bộ tứ Normandy”, gồm Nga, Pháp, Đức và Ukraine, thỏa thuận ngừng bắn tại Ukraine sẽ có hiệu lực từ 0:00 ngày 15-2-2015 (4:00 ngày 16-2 giờ Hà Nội).
Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu thỏa thuận ngừng bắn bị vi phạm? Việc các nước tham gia đàm phán đạt được tiếng nói chung bước đầu được coi là một thành công. Tuy nhiên, để thực hiện thỏa thuận này lại là một vấn đề nan giải.
Ngay sau khi thỏa thuận ngừng bắn được ký kết, đã có những quan ngại về vấn đề thực thi, vì về bản chất nó không khác mấy so với thỏa thuận Minsk lần 1 (tháng 9-2014), vốn đã nhanh chóng bị phá vỡ ngay sau đó.
Trước những nguy cơ thỏa thuận bị vi phạm, các bên đều đã có những tuyên bố cứng rắn về vấn đề này.
Ngày 14-2, ngay trước thời điểm thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực vài giờ, đại diện nước Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) Denis Pushilin tuyên bố rằng, các lực lượng ly khai Donbass có những đảm bảo từ các nhà lãnh đạo châu Âu liên quan đến Ukraine và sẽ chịu trách nhiệm về những hành động của mình.
Tuy nhiên ông nhấn mạnh, lực lượng ly khai đang hành động theo những thỏa thuận mình đã ký ở Minsk, nhưng cảnh báo sẵn sàng đáp trả nếu Kiev không tuân thủ thỏa thuận Minsk mới về hòa giải tại Ukraine.
“Nếu thỏa thuận Minsk không được thực hiện, thì khi đó kế hoạch hành động sẽ được thay đổi ngay lập tức” – ông Pushilin nói.
Còn đại diện lực lượng quân sự Cộng hòa Nhân dân Donesk Eduard Basurin tuyên bố rằng, lực lượng đòi độc lập sẽ tuân thủ nghiêm ngặt lệnh ngừng bắn và sẽ chỉ đáp trả nếu bị khiêu khích. Ông cũng khẳng định sẽ không tấn công binh lính Ukraine bị bao vây tại thành phố Debaltsevo, nhưng sẽ không để cho họ ra khỏi đó.
Cùng ngày, người đứng đầu nghị viện LPR Aleksei Karjakin cho biết lực lượng quân sự của Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) đã bắt đầu rút vũ khí hạng nặng khỏi chiến tuyến.
Ông nêu rõ: “Chúng tôi đã rút pháo binh hạng nặng. Chúng tôi làm tất cả các bước để kết thúc cuộc chiến”.
Video đang HOT
Thỏa thuận ngừng bắn ỏ Ukraine có nguy cơ bị phá vỡ
Bước sang ngày 15-2, người phát ngôn Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng Eduard Basurin tố cáo các lực lượng an ninh Ukraine vào lúc 2 giờ sáng (giờ địa phương) đã khai hỏa tấn công các cứ điểm của DPR và nước Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng.
Trả lời báo giới, ông Eduard Basurin tuyên bố: “Lúc 2 giờ sáng, các lực lượng vũ trang Ukraine đã nã đạn cối và đạn pháo vào nhiều cứ điểm của DPR và LPR”. Lực lượng Kiev cũng đã pháo kích tại trung tâm Donetsk, thành trì của lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine đã làm 1 người đàn ông và 1 phụ nữ thiệt mạng.
Trong khi đó, người đứng đầu DPR Zakharchenko kêu gọi triệu tập một cuộc họp khẩn về hành vi vi phạm thỏa thuận ngừng bắn của quân đội Ukraine. Ông nói rằng, quân chính phủ đã nã pháo vào trung tâm thành phố, các quả đạn pháo cũng rơi gần nơi ở của mình.
Kiev đe dọa thiết quân luật trên toàn quốc
Cùng ngày, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã cảnh báo rằng, nếu thỏa thuận Minsk không được tuân thủ nghiêm túc, hòa bình không được đem lại cho người dân Ukraine thì ông sẽ công bố tình trạng thiết quân luật, không chỉ ở Donetsk và Lugansk, mà còn trên phạm vi toàn bộ đất nước.
“Tôi đã cảnh báo tại một cuộc họp nội các Ukraine trước hội nghị Minsk rằng, nếu không có hòa bình, chúng tôi sẽ phải đưa ra một quyết định rất khó khăn nhưng cần thiết về việc áp dụng tình trạng thiết quân luật”, ông Poroshenko tuyên bố tại một buổi lễ bàn giao trang tiết bị quân sự cho lực lượng biên phòng Ukraine ở Kiev.
Theo một tuyên bố của quân đội Ukraine, lực lượng ly khai vẫn tiếp tục các hoạt động tấn công ở miền Đông nước này trong ngày 14-2, đồng thời thông báo trong 24 giờ đồng hồ qua đã xảy ra 120 cuộc tấn công riêng rẽ của các tay súng DPR và LPR vào các vị trí của quân chính phủ.
Phe ly khai tố quân đội Ukraine phá thỏa thuận ngừng bắn
Phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình, người phát ngôn quân đội Ukraine Anatoly Stelmakh nhấn mạnh “tình hình vẫn chưa tạm lắng, hơn nữa phe ly khai tiếp tục tấn công Debaltseve,” một đầu mối giao thông chiến lược ở phía đông bắc thành phố Donetsk – một điểm nóng giao tranh dữ dội nhất trong vài tuần qua.
Tổng thống Ukraine tuyeenb bố, sau khi phân tích dự thảo thiết quân luật, ông sẽ giới thiệu lên Quốc hội những sửa đổi đối với dự thảo này để cho phép phòng thủ đất nước hiệu quả hơn, trong trường hợp hòa bình không được thiết lập tại nước này.
“Trước hết, Ukraine sẽ dựa vào chính mình và sẽ hợp tác hành động với những quốc gia đối tác và bạn bè”, ông tuyên bố.
Ngoài ra, ông Poroshenko còn cảnh báo rằng nếu thỏa thuận ngừng bắn không được thực hiện theo đúng thời gian vào 0h00 ngày 15-2 giờ địa phương, thì chính quyền Kiev sẽ yêu cần Hội đồng châu Âu triệu tập một cuộc họp bất thường để bàn về vấn đề này và có những biện pháp đối phó.
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grigory Karasin hôm 14-2 cũng tuyên bố trên kênh truyền hình Rossyia 1 rằng các trường hợp vi phạm lệnh ngừng bắn mới tại Ukraine sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.
Ông Karasin nhấn mạnh rằng theo thỏa thuận hòa bình mà “Bộ tứ Normandy” vừa đạt được tại Minsk hôm 12-2 vừa qua, các bên xung đột tại miền đông Ukraine phải ngừng bắn từ 0h00 ngày 15-2, sau đó là rút vũ khí hạng nặng ngay trong ngày thứ hai sau ngừng bắn. Nếu bên nào bị phát hiện vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc.
Theo thỏa thuận, quân đội Ukraine sẽ phải rút vũ khí hạng nặng khỏi chiến tuyến hiện nay giữa hai bên, trong khi lực lượng đòi độc lập rút vũ khí hạng nặng khỏi đường ranh giới theo thỏa thuận Minsk ngày 19-9 năm ngoái, tức lùi lại nhiều hơn về lãnh thổ của mình so với giới tuyến hiện tại mà họ đang chiếm giữ.
Theo Hùng Mạnh
Đất Việt
Khủng hoảng Ukraina: Lửa đã được dập
Cuộc đàm phán 4 bên nhằm tìm giải pháp hòa bình cho Ukraina đã kết thúc sau 16 giờ đồng hồ nhưng không cho kết quả như mong đợi. Các bên mới chỉ nhấn mạnh tới một lệnh ngừng bắn nhưng gốc rễ của sự xung đột lại bị xem nhẹ.
Từ trái: Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Pháp Hollande, Tổng thống Ukraina Poroshenko và Thủ tướng Đức Merkel tại Minsk, ngày 11/2/2015
Ngày 12/2, sau 16 giờ thương lượng liên tục, kéo dài thâu đêm, lãnh đạo bốn nước Nga, Ukraina, Pháp và Đức đã đạt được một thỏa thuận trên nguyên tắc về việc ngừng bắn tại miền đông Ukraina. Chính quyền Kiev và lực lượng ly khai đã ký vào lộ trình thực thi thỏa thuận nhằm mở đường cho một giải pháp hòa bình tại miền đông Ukraina.
Cuộc họp thượng đỉnh 4 nước đã được giàn xếp một cách vội vã hồi cuối tuần qua, sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đích thân trình bày với Tổng thống Putin tại Moskva một kế hoạch hòa bình cho Ukraina.
Thông báo sau cuộc họp, Tổng thống Nga Putin nói, điểm đầu tiên của thỏa thuận là ngừng bắn sẽ chính thức có hiệu lực vào nửa đêm ngày 15/2 (4 giờ ngày 16/2 theo giờ Hà Nội).
Điểm chủ yếu thứ hai của thỏa thuận là hai bên buộc phải rút khỏi đường chiến tuyến hiện nay, để tạo thành một vùng đệm, có chiều rộng từ 50 km đến 70 km, thay vì 30 km theo thỏa thuận tại Minsk hồi tháng 9/2014. Phe ly khai sẽ phải rút về phía sau đường chiến tuyến được xác định hồi tháng 9/2014. Sở dĩ chiều dài của vùng đệm được tăng lên là do phe ly khai đã giành thêm nhiều đất đai kể từ đó. Tổng thống Ukraina Porochenko nói thêm, phe nổi dậy sẽ phải rời khỏi vùng đệm phi quân sự và rút hết các vũ khí hạng nặng trong vòng 14 ngày.
Về mặt chính thức, Tổng thống Nga không ký vào văn bản thỏa thuận. Ông Putin và các lãnh đạo châu Âu chỉ ký vào một "tuyên bố ủng hộ" thỏa thuận ngừng bắn, mà những người trực tiếp ký là phe ly khai và đại diện của chính quyền Kiev, dưới sự bảo trợ của Nga và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Tổng thống Putin cũng thông báo các bên tại Minsk đã đưa ra giải pháp chính trị tổng thể dài hạn cho Ukraina, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là cải cách hiến pháp, tính tới quyền của người dân vùng Donbass. Tiếp theo là vấn đề biên giới có sự thống nhất với lực lượng ly khai Donbass, vấn đề nhân đạo, thực thi luật quy chế đặc biệt cho Donetsk và Lugansk.
Theo Tổng thống Nga, các bên đã "thành công để đạt được một thỏa thuận về phần cơ bản". Tổng thống Pháp Franois Hollande ghi nhận thỏa thuận này mang lại "một giải pháp chính trị tổng thể cho xung đột tại Ukraina", cho dù "còn nhiều việc phải làm", thỏa thuận cũng là "một hy vọng thực sự cho Ukraina, một sự nhẹ gánh đối với châu Âu".
Tuy nhiên, tất cả những điều phía sau của lệnh ngừng bắn đều không được nhắc nhiều, trong khi đây mới là những điều tiên quyết để một lệnh ngừng bắn không tiếp tục bị phá vỡ. Thực tế cho thấy, thỏa thuận Minsk ngày 5/9/2014 đã liên tục bị phá vỡ trên thực tế vì các bên đã không giải quyết được mấu chốt của vấn đề: quyền và nghĩa vụ của người nói tiếng Nga ở miền đông Ukraina.
Việc cải cách hiến pháp Ukraina theo như ghi trong thỏa thuận Minsk hôm 12/2/2015 sẽ được tiến hành từ nay đến cuối năm 2015 đưa vào hiệu lực bản hiến pháp mới với trọng tâm là phi tập trung hóa quyền lực. Tuy nhiên, từ nay đến lúc đó còn rất nhiều khó khăn trở ngại. Quốc hội Ukraina sửa đổi hiến pháp sẽ coi các nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk như thế nào, quy chế cho các vùng ở miền đông ra sao...? Nếu như những sửa đổi đó không được chính quyền phe ly khai chấp thuận thì sao?
Nhìn chung, các giải pháp cho những vấn đề mấu chốt của cuộc xung đột tại Ukraina không được ghi một cách cụ thể và chi tiết.
Phát biểu sau cuộc gạp 4 bên, Thủ tướng Đức Merkel nhấn mạnh nhiều hơn đến "các trở lực lớn" phải vượt qua để đến được một giải pháp thực sự và không nên "ảo tưởng" về thỏa thuận vừa đạt được. Ngoại trưởng Đức còn tỏ ra bi quan hơn, với nhận định thỏa thuận hôm 12/2 tại Minsk "không mang lại một giải pháp tổng thể", cũng "không phải là một đột phá".
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho hay thỏa thuận đạt được ngày 12/2 giữa các nhà lãnh đạo của Nga, Ukraina, Đức và Pháp về cuộc khủng hoảng ở Ukraina không phải là tất cả những gì Berlin mong đợi, song đó là bước đi cần cần thiết để thoát khỏi bạo lực và tiến tới động lực chính trị mới. Theo ông Steinmeier, cuộc đàm phán 4 bên diễn ra cực kỳ khó khăn này khiến ông càng thêm hy vọng rằng cả hai bên đã đàm phán với sự tin tưởng cao và sẽ giảm mọi hành động (bạo lực) trong mấy ngày tới - điều có thể đe dọa vi phạm thỏa thuận ngừng bắn mới đạt được.
Theo Nh.Thạch (tổng hợp)
PetroTimes
Hậu "Thỏa thuận Normandy", Nga-Pháp "hỉ hả" giao nhận Mistral Ngày 12-2, cuộc hội đàm trong định dạng "Bộ tứ Normandy" đã kết thúc tốt đẹp với nhóm 13 giải pháp đem lại hòa bình cho Ukraine. Tâm trạng của Kiev và lãnh đạo ly khai Donbass ra sao thì chưa ai biết, nhưng Nga và Pháp đã có thể "hỉ hả" bắt tay hoàn tất thương vụ Mistral. Cuối ngày 12-2, các...