Điều gì xảy ra khi không còn quốc gia nào công nhận Đài Loan?
Kể từ năm 2016, 7 quốc gia đồng minh đã quay lưng với Đài Loan để nhận viện trợ từ Trung Quốc, hiện chỉ còn 15 quốc gia công nhận Đài Loan và con số này có thể còn tiếp tục giảm trong tương lai.
Chính quyển Tổng thống Mỹ Donald Trump thời gian qua tích cực bán vũ khí cho Đài Loan.
Theo Taiwan News, tháng 9.2019, cả đảo quốc Solomon và Kiribati đều chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, khiến hòn đảo này chỉ còn được 15 quốc gia trên thế giới công nhận.
Kể từ năm 2016, tổng cộng đã có 7 quốc gia chấm dứt quan hệ với Đài Loan. Nhưng liệu điều này có quan trọng?
Trung Quốc ngày nay coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời nên các quốc gia trên thế giới chỉ có thể công nhận Đài Loan hoặc Trung Quốc.
Trung Quốc có tầm ảnh hưởng lớn cả về kinh tế và chính trị, sẵn sàng viện trợ cho các đảo quốc nhỏ bé. Kết quả là Đài Loan ngày càng yếu thế.
Dưới thời lãnh đạo Thái Anh Văn, Đài Loan càng cương quyết phản đối chính sách một quốc gia hai chế độ nên càng khiến Trung Quốc tăng cường bao vây và cô lập Đài Loan.
Chuyện gì xảy ra nếu 15 quốc gia còn lại không công nhận Đài Loan? Giới chức hòn đảo đã từng nghĩ về việc bị cô lập khi Mỹ năm 1979 tuyên bố công nhận Trung Quốc.
Video đang HOT
Nhưng mọi chuyện đến nay vẫn chưa đến mức tồi tệ khi Mỹ vẫn cam kết cung cấp vũ khí để đảm bảo an ninh cho hòn đảo.
Báo Đài Loan cho rằng, việc Trung Quốc tăng cường gây sức ép để các quốc gia ngừng công nhận Đài Loan có thể nằm trong toan tính làm ảnh hưởng đến chiến dịch tái tranh cử của lãnh đạo Thái Anh Văn.
Nguy cơ 15 quốc gia còn lại ngừng công nhận Đài Loan là hoàn toàn có thể. Điển hình là trường hợp của đảo quốc Kiribati. Trung Quốc đồng ý hỗ trợ 500 triệu USD để hòn đảo này mua máy bay dân dụng, trong khi Đài Loan từng khước từ lời đề nghị tương tự của Kiribati.
Trong trường hợp cả 15 nước quay sang ủng hộ Trung Quốc, tác động đối với Đài Loan có thể chỉ ở mức không đáng kể.
Đó bởi các quốc gia công nhận Đài Loan đều là quốc gia nhỏ, không có tiếng nói trên trường quốc tế. Trong khi đó, các cường quốc trên thế giới dù không công nhận, nhưng ngầm ủng hộ và hỗ trợ Đài Loan. Cư dân Đài Loan được miễn visa ở 166 nước, so với Trung Quốc chỉ là 21 nước.
Điều này cho thấy cô lập toàn diện Đài Loan là điều không hề dễ dàng với Trung Quốc. Về mặt đối nội, người dân Đài Loan dường như không mấy bận tâm khi các đảo quốc quay lưng.
Đối với họ, duy trì quan hệ là tốt nhưng nếu Đài Loan phải tăng cường hỗ trợ đến mức giới hạn thì số tiền đó để đầu tư ở hòn đảo còn tốt hơn, theo Taiwan News.
Có thể nói, Đài Loan sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ chính thức và không chính thức với các nước trên thế giới. Nhưng điều này đòi hỏi các hành động sáng tạo của Đài Loan để tăng cường mối quan hệ không chính thức với các quốc gia đóng vai trò quan trọng như Mỹ hay Úc, Taiwan News kết luận.
Theo danviet
Hong Kong: Người biểu tình họp báo tuyên bố sẽ chưa dừng lại
Đại diện biểu tình nói vẫn sẽ xúc tiến kế hoạch biểu tình tại sân bay quốc tế Hong Kong vào cuối tuần này.
Chiều nay 4-9 Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố chính thức rút bỏ dự luật cho phép dẫn độ nghi phạm sang xét xử tại các nước mà Hong Kong không ký hiệp ước dẫn độ, trong đó có Trung Quốc đại lục. Dự luật dẫn độ này là nguồn cơn dẫn tới làn sóng biểu tình kéo dài hơn 3 tháng qua ở Hong Kong.
Với diễn biến này, chính quyền Hong Kong đã đáp ứng một trong 5 yêu cầu của người biểu tình. Không lâu sau khi bà Lâm tuyên bố, hai cá nhân đại diện biểu tình đã tổ chức họp báo về chuyện này, theo báo SCMP.
Hai đại diện biểu tình họp báo chiều nay ở Hong Kong sau khi Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố chính thức rút bỏ dự luật dẫn độ. Ảnh: SCMP
Cuộc họp báo được tổ chức bên ngoài trụ sở hội đồng lập pháp, kéo dài 40 phút. Hai đại diện biểu tình cho rằng động thái của bà Lâm như là "một miếng băng cá nhân dán lên phần thịt đang thối rữa", đồng thời khẳng định họ phải được đáp ứng toàn bộ "5 yêu cầu, không chừa cái nào".
Hai đại diện biểu tình họp báo chiều nay ở Hong Kong sau khi Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố chính thức rút bỏ dự luật dẫn độ. Ảnh: SCMP
Tại cuộc họp báo, một đại diện tên Law cho rằng việc bà Lâm nhượng bộ hôm nay cho thấy chiến lược hợp tác giữa cực đoan với ôn hòa, tìm kiếm sự chú ý của quốc tế, tăng áp lực từ trong nước lên chính quyền đã có hiệu quả.
Đại diện biểu tình thứ hai cảnh báo người dân Hong Kong đừng để bị đánh lừa, khi việc chính thức rút lại dự luật phải được đưa ra hội đồng lập pháp.
Hai đại diện biểu tình họp báo chiều nay ở Hong Kong sau khi Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố chính thức rút bỏ dự luật dẫn độ. Ảnh: SCMP
Đại diện tên Law nói hôm nay không phải là ngày chấm dứt biểu tình mà là một thời điểm bước ngoặt, và người biểu tình sẽ không ngừng lại đến chừng nào tất cả các yêu cầu được đáp ứng.
Đại diện tên Law hy vọng kế hoạch biểu tình tại sân bay quốc tế Hong Kong vào cuối tuần này sẽ được tiến hành, đồng thời nói kế hoạch tiếp cận người dân của bà Lâm chỉ là một trò quảng bá.
"Bà ấy chỉ cần đi xuống các điểm biểu tình và lắng nghe xem người dân Hong Kong muốn gì. Người biểu tình không khó để tiếp cận. Vào các cuối tuần họ đều đổ ra đường" - đại diện tên Law nói.
Người dân Hong Kong theo dõi bà Lâm tuyên bố chính thức rút lại dự luật dẫn độ qua truyền hình. Ảnh: SCMP
Trong khi đó, từ một cuộc hội thảo ở Đài Bắc (Đài Loan) tối 4-9, Hoàng Chi Phong, người sáng lập và lãnh đạo đảng thiên về dân chủ Demosisto lên tiếng rằng việc chính quyền Hong Kong rút lại dự luật dẫn độ sẽ không chấm dứt biểu tình.
"Đứng trước sự tàn bạo của cảnh sát... biểu tình của người dân Hong Kong sẽ tiếp tục thậm chí nếu dự luật dẫn độ được rút lại. Chúng tôi kiên quyết rằng toàn bộ 5 yêu cầu của chúng tôi phải được đáp ứng và đây là quyết định của chúng tôi. Trung Quốc hiện muốn chính quyền Hong Kong rút lại dự luật. Đây thật ra là một sự sắp xếp nhỏ nhằm ngăn người dân Hong Kong xuống đường trước ngày 10-1 (Quốc khánh Trung Quốc). Nhưng các hoạt động biểu tình của chúng tôi sẽ tiếp tục" - báo SCMP dẫn lời Hoàng Chi Phong nói từ Đài Bắc.
ĐĂNG KHOA
Theo PLO
Khách du lịch Hàn Quốc 'né' Nhật Bản, chọn nghỉ dưỡng ở Đài Loan và Thái Lan Thương chiến đang leo thang giữa Tokyo và Seoul đang khiến cho ngày càng nhiều người dân Hàn Quốc lựa chọn không đến du lịch tại nước láng giềng Nhật Bản. The Grand Hotel - khách sạn 14 tầng kiểu cung điện Đài Loan được xây dựng trên đường lên núi Yuanshan tại thành phố Đài Bắc. (Nguồn: Wikipedia) Động thái này xuất...