Điều gì tạo nên sự hoang mang trên sàn chứng khoán Trung Quốc?
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) mới đây có báo cáo giải thích nguyên nhân của đợt lao dốc chứng khoán Trung Quốc, biến động trên thị trường chứng khoán các nước mới nổi cũng như các nền kinh tế tiên tiến.
BIS vừa có báo cáo chỉ ra khởi nguồn của sự hoang mang về thị trường chứng khoán Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Tính đến tháng 6.2015, giao dịch cổ phiếu Trung Quốc tăng đến 6 lần so với một năm trước đó trong bối cảnh các nhà đầu tư nhỏ lẻ ào ạt đổ vào thị trường trước khi chứng khoán Trung Quốc lao dốc mùa hè vừa qua, theo báo cáo của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).
BIS là một tổ chức quốc tế của các ngân hàng trung ương, từng đưa ra cảnh báo sớm về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Theo CNBC, có đến 56 triệu tài khoản mới được mở ra tại Trung Quốc trong nửa đầu năm 2015. Đa phần các tài khoản này có chủ nhân là những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Đây có thể được xem là một trong các dấu hiệu cảnh báo về cuộc khủng hoảng.
Video đang HOT
Một tháng trước ngày 12.6, doanh thu từ giao dịch chứng khoán Trung Quốc vượt thị trường chứng khoán Mỹ – một thị trường chứng khoán tự do hơn và được xem là nơi trú ẩn an toàn – vì số lượng khổng lồ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Điều này báo trước một phần của đợt biến động tồi tệ nhất từ trước đến nay của thị trường chứng khoán nước này hồi tháng 7, tháng 8.
Tiếp sau đó, nhiều mối lo ngại về Trung Quốc và các thị trường mới nổi tiếp tục gia tăng áp lực lên giới đầu tư. Tình hình tài chính của các nền kinh tế mới nổi trong nửa đầu năm nay là dấu hiệu sự hỗn loạn trên thị trường chứng khoán sắp đến. Cho vay ngân hàng đến các thị trường mới nổi giảm 52 tỉ USD trong quý đầu năm 2015, theo thống kê của BIS.
“Việc các áp lực phát huy tác dụng sau nhiều năm tích lũy là một trong những nguyên nhân chính của biến động chứng khoán”, Claudio Borio – chuyên gia thuộc BIS nói. Nhiều lo ngại được đặt ra về việc kinh tế Đại lục yếu hơn nhiều so với các số liệu thống kê được chính phủ nước này đưa ra.
“Tình hình ở Trung Quốc kết hợp với cuộc đàm phán gói cứu trợ dành cho Hy Lạp trong tháng 6 và đầu tháng 7 làm sứt mẻ niềm tin của giới đầu tư, tạo áp lực lên giá trị tài sản toàn cầu. Một chu trình tự gia cố các điểm yếu trong giá cả hàng hóa, diễn biến chứng khoán các nền kinh tế mới nổi và tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán các nước có kinh tế tiên tiến hơn”, BIS cho biết.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Giới chức Trung Quốc thừa nhận bong bong chứng khoán đã vỡ
Chu Tiểu Xuyên, Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC), liên tục nhắc đến hai chữ "tan vỡ" khi nói về bong bóng ở Đại lục tại Diễn đàn của nhóm các nền kinh tế lớn G20.
Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên - Ảnh: Bloomberg
Bloomberg hôm nay 5.9 cho hay khi nhắc đến những gì đang xảy ra với thị trường chứng khoán nước nhà, Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên đã 3 lần nhắc đến từ "tan vỡ".
Khi nhận được câu hỏi từ báo giới về việc liệu ông Chu đã dùng từ "tan vỡ" trên cho bong bóng hay không, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso đáp: "Còn thứ gì có thể vỡ được nữa?".
Tại cuộc gặp đang diễn ra ở Ankara, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ, của các nhà hoạch định chính sách toàn cầu, chuyện nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới giảm đà tăng trưởng và đợt lao dốc thổi bay 5.000 tỉ USD của thị trường chứng khoán là một trong những vấn đề chính. Ông Taro Aso cho rằng cuộc thảo luận về vấn đề trên đã không đi vào trọng tâm.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã giảm gần 40% giá trị so với mức đỉnh hồi tháng 6, khiến giới chức nước này phải liên tục thực hiện nhiều biện pháp can thiệp chưa từng có. PBOC đã cắt giảm lãi suất lần thứ 5 kể từ tháng 11 năm ngoái, và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại.
Ngoài thị trường chứng khoán, Trung Quốc cũng gây sốc cho thị trường tài chính thế giới khi phá giá nhân dân tệ ngày 11.8, thay đổi cơ chế tỷ giá hối đoái nhằm nâng cao vai trò của thị trường trong việc định giá nhân dân tệ.
Chuyện Trung Quốc, mà không phải vấn đề về thời điểm tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), mới là vấn đề chủ yếu trong các cuộc thảo luận. Nhiều quan chức tham gia cuộc họp cho hay kinh tế Trung Quốc giảm tăng trưởng là mối nguy đối với kinh tế toàn cầu và đặc biệt ảnh hưởng đến các nền kinh tế mới nổi.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nói: "Rõ ràng, thị trường Trung Quốc đang gặp nhiều rắc rối, và tại hội nghị G20 lần này, không chỉ riêng tôi mà nhiều người cũng có quan điểm như thế".
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Chứng khoán Trung Quốc 'rung lắc' trước thềm lễ duyệt binh Chứng khoán Trung Quốc hôm nay một lần nữa biến động mạnh. Chỉ số Shanghai Composite lao dốc 4,2% ngay sau khi mở cửa ngày giao dịch cuối cùng, trước khi thị trường tài chính đóng cửa cho Lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến thứ hai ở châu Á. Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục lao dốc trong hôm nay...