Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất bước vào kỷ băng hà tiếp theo?
Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất bước vào kỷ băng hà tiếp theo. Theo National Geographic, Trái Đất đã trải qua vài kỷ băng hà lớn – vậy khi nào thì đợt đóng băng lớn tiếp theo sẽ xảy ra?
Kỷ băng hà biến đổi Trái Đất như thế nào?
Theo Tạp chí Discover, kỷ băng hà thường mất nhiều năm để bắt đầu và sau đó kết thúc đột ngột. Có một thực tế là kỷ băng hà thường kéo dài rất lâu, và kỷ băng hà gần đây nhất kéo dài khoảng 1,9 triệu năm. Tuy nhiên nó chỉ mất một khoảng thời gian ngắn để kết thúc.
Theo Live Science, rất nhiều đường thủy như hồ và sông được hình thành khi các sông băng tan chảy, làm biến đổi các tảng đá xung quanh chúng với lực của nước tan chảy.
Bằng cách khoan các hố sâu dưới đáy đại dương, các nhà cổ sinh vật học đã có một bức ảnh chụp khá rõ ràng về các xu hướng thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng đến khu vực đó như thế nào trong suốt lịch sử. Sau khi nghiên cứu các thành phần hóa học của đá hàng triệu năm tuổi, các nhà khoa học có thể thu được manh mối để cho chúng ta biết thời kỳ băng hà trước đó diễn ra như thế nào.
Mặt Trời sẽ tắt dần trong thời kỳ băng hà, do đó nhiệt độ xuống thấp đến âm 58 độ. Nhiệt độ băng giá này ấn tượng đến mức trong các kỷ băng hà trước đây, các sinh vật đơn bào là thứ duy nhất có thể tồn tại – không có con người, động vật và thực vật nào có thể tiến hóa trong những điều kiện khắc nghiệt của những kỷ băng hà đầu tiên.
Con người đã từng sống sót qua kỷ băng hà gần nhất!
Theo Smithsonian Magazine, thứ duy nhất sống sót sau vài kỷ băng hà đầu tiên là một loài tảo đơn bào hình thành gần các điểm nóng. Và sự sống còn lại trên Trái Đất thời kỳ đó chỉ là loài tảo đơn bào. Các nhà khoa học nghĩ rằng điều này là do nhiệt độ quá thấp để sự sống đa tế bào có thể sinh trưởng và phát triển.
Video đang HOT
Nhưng con người thực đã tồn tại, sinh trưởng và phát triển tại một trong những thời kỳ kỷ băng hà gần đây, xảy ra từ 10.000 đến 40.000 năm trước. Họ phải mặc quần áo lông thú để giữ ấm, dùng giáo và lao để săn những con vật lớn có thể nuôi sống nhiều người.
Nếu một kỷ băng hà đột ngột bắt đầu vào ngày hôm nay, thì đây là sẽ là viễn cảnh được các nhà khoa học dự đoán: theo National Geographic, khi Trái Đất nguội đi, mọi người sẽ bắt đầu di chuyển về phía trung tâm của Trái Đất – đường xích đạo, nơi có nhiệt độ ấm áp hơn phần còn lại của hành tinh.
Theo đó, đây sẽ là một cuộc đại di cư của nhân loại với hàng trăm triệu người buộc phải rời bỏ nơi ở của mình để đến những khu vực mới có nhiệt độ ấm áp hơn. Theo một số ước tính, toàn bộ Bắc Mỹ, Canada, Châu Âu và Bắc Á sẽ bị bao phủ hoàn toàn trong những lớp băng và tuyết dày.
Sẽ không còn những đại dương bao la
Khi kỷ băng hà diễn ra, nhiệt độ thấp của Trái Đất sẽ khiến cho toàn bộ đại dương bị đóng băng và những khu vực như Địa Trung Hải và eo biển Bering cũng sẽ không còn, theo đó việc di chuyển mọi thứ bằng thuyền sẽ khó khăn hơn.
Tuy nhiên, điều này cũng mở ra những vùng đất mới, và việc đi bộ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Về mặt lý thuyết, bạn có thể đi bộ từ Châu Á đến Bắc Mỹ theo cây cầu đất liền giữa hai lục địa từng là nơi sinh sống của voi ma mút và bò rừng thảo nguyên, hiện đã tuyệt chủng.
Thế nhưng điều kiện băng giá này sẽ khiến đất không thể sử dụng để canh tác nông nghiệp. Theo đó chúng ta cũng sẽ không thể có đủ thức ăn để có thể di chuyển khắp mọi nơi. Đặc biệt với quy mô dân số sắp đạt 8 tỷ người, nhiều hơn nhiều so với con người từng sống trên Trái Đất trước đây.
Theo The ABC News, kỷ băng hà phải mất hàng chục thế kỷ để hình thành thay vì xảy ra đột ngột. Tuyết sẽ ngừng tan và thay vào đó tạo thành những gò băng tuyết khổng lồ. Theo những nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, Trái Đất đã trải qua ít nhất 5 thời kỳ kỷ băng hà, với lần đầu tiên xảy ra cách đây hơn 2 tỷ năm. Trong thời gian này, các tảng băng có thể phát triển theo cấp số nhân, nhờ vào cái lạnh khắc nghiệt của hành tinh, và nó có thể dày tới hàng chục km.
Liệu Trái Đất có bước sang kỷ băng hà thứ 6?
Mặc dù chúng ta đang ở trên bờ vực của kỷ băng hà tiếp theo, nhưng tất cả chỉ là tương đối, vì nó chắc chắn sẽ không xảy ra trong cuộc đời của chúng ta, theo Live Science.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, theo đó là những hành động gây biến đổi khí hậu của con người thì dòng thời gian của kỷ băng hà đã bị đẩy lùi và diễn ra chậm hơn so với quy luật tự nhiên trước đó.
Sự dư thừa của carbon dioxide trong không khí của Trái Đất hiện tại sẽ làm cho băng khó hình thành, vì vậy chúng ta có thể còn ít nhất 100.000 năm nữa trước khi kỷ băng hà tiếp theo đến.
Theo NASA, chúng ta đã gây ra biến đổi khí hậu tồi tệ đến mức một kỷ băng hà tiếp theo sẽ không thể xảy ra trong tương lai gần. Kỷ băng hà chỉ xảy ra khi lượng carbon dioxide trong không khí giảm xuống dưới 300 phần triệu – và hiện tại, lượng carbon dioxide trong không khí đang ở khoảng 400 phần triệu. Vì vậy, theo lý thuyết và quy luật thời gian trước đó thì kỷ băng hà thứ 6 có thể bắt đầu khoảng 6.000 năm trước, nhưng dưới tác động gây biến đổi khí hậu của con người kỷ băng hà thứ 6 đã “chết” trước khi nó kịp bắt đầu.
Siêu Trái Đất khí hậu ôn đới, nơi tuổi thọ con người là 3.158 tuổi
Các nhà khoa học mới phát hiện ra siêu Trái Đất có khí hậu phù hợp với sự sống, quanh một ngôi sao lùn đỏ cách 105 năm ánh sáng.
Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh (TESS) của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA phát hiện ra hai hành tinh quay quanh ngôi sao TOI-4306, trong đó một hành tinh có khả năng tồn tại sự sống.
Siêu Trái Đất khí hậu ôn đới, nơi tuổi thọ con người là 3.158
Nhà vật lý thiên văn Laetitia Delrez, người đứng đầu dự án cho biết TOI-4306 nóng bằng một nửa mặt trời của chúng ta và nhỏ hơn khoảng 6,5 lần.
Ngôi sao lùn đỏ cách Trái Đất 105 năm ánh sáng. Hành tinh mới có khả năng tồn tại sự sống được gọi là LP 890-9b hoặc TOI-4306b.
LP 890-9 lớn hơn Trái Đất khoảng 30% và hoàn thành quỹ đạo quanh ngôi sao của nó chỉ 2,7 ngày. Tuổi thọ của con người nếu sống trên hành tinh này lên đến 9.943 tuổi, nhưng khả năng ít xảy ra.
TESS là một sứ mệnh không gian dành riêng cho việc tìm kiếm ngoại hành tinh bên ngoài hệ mặt trời.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Liège đã sử dụng kính thiên SPECULOOS trên mặt đất để xác nhận, mô tả đặc điểm của hành tinh mới mẻ này. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu vẫn tiếp tục sử dụng kính viễn vọng để tìm kiếm thêm những hành tinh khác mà TESS chưa phát hiện ra.
Kính thiên văn SPECULOOS được trang bị camera hồng ngoại có độ nhạy cao, rất dễ dàng quan sát những loại sao này với độ chính xác cao.
SPECULOOS đã phát hiện ra hành tinh thứ hai là LP 890-9c hay còn gọi là SPECULOOS-2c. Hành tinh thứ hai này lớn hơn Trái Đất khoảng 40%, có chu kỳ quỹ đạo khoảng 8,5 ngày. Tuổi thọ của con người nếu sống trên hành tinh này lên đến 3.158 tuổi.
LP 890-9c được ví như siêu Trái Đất vì có những điều kiện mà con người có khả năng sinh sống được. Do TOI-4306 là một ngôi sao có nhiệt độ không quá cao, thậm chí khá mát mẻ. Mặc dù vị trí của LP 890-9c gần ngôi sao chủ, gần hơn sao Thủy so với mặt trời, nhưng nó có khí hậu ôn đới.
Francisco J. Pozuelos, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Mặc dù hành tinh này quay quanh rất gần ngôi sao của nó nhưng khoảng cách đó vẫn ngắn hơn khoảng 10 lần so với sao Thủy xung quanh mặt trời. Nó nhận rất ít bức xạ, thậm chí nước dạng lỏng vẫn có thể tồn tại trên bề mặt hành tinh. Nhiệt độ của LP 890-9 nhỏ hơn mặt trời khoảng 6,5 lần, do vậy dù ở gần nhưng LP 890-9c vẫn có các điều kiện thích hợp cho sự sống".
Phát hiện mới mở ra hi vọng tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất trong tương lai. Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm cách xác định xem trong bầu khí quyển của chúng có thêm bất kỳ dấu vết nào cho sự sống hay không.
Tìm thấy hành tinh xếp thứ hai trong danh sách hứa hẹn có sự sống Hai hành tinh đá có khả năng dung dưỡng sự sống được phát hiện cách trái đất khoảng 100 năm ánh sáng, trong số này, một hành tinh có lẽ xếp thứ hai trong danh sách cho phép sự sống sinh sôi tính đến hiện tại. Tháng 3, NASA xác nhận sự tồn tại của khoảng 5.000 hành tinh ngoài trái đất NASA...