Điều gì sẽ xảy ra nếu siêu sóng thần cổ đại xuất hiện ở thời điểm hiện tại?
Siêu sóng thần cổ đại Storegga nếu quay trở lại xuất hiện ở ngày nay có thể đã tàn phá thị trấn Montrose, Scotland, nơi sinh sống của 12.000 người.
Siêu sóng thần đổ bộ vào bờ biển Scotland cách đây 8.200 năm. Đây được coi là thảm họa thiên nhiên lớn nhất xảy ra trên khắp Vương quốc Anh trong 11.000 năm qua, hình thành do lở đất dưới biển. Trận sóng thần cũng tác động tới người dân thời Đồ đá giữa.
Gần đây, nhóm các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu, đánh giá mức độ tàn phá của sự kiện và những thiệt hại mà sóng thần Storegga gây ra nếu xảy xa vào thời điểm hiện tại. Trận sóng thần tạo ra những con sóng cao tới 30 mét, tiến sâu vào bờ biển đến 30 km, gây ảnh hưởng dọc bờ biển trải dài đến 600 km.
Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm mô phỏng cho thấy nếu xảy ra ở thời điểm hiện tại, cơn sóng thần sẽ phá hủy nhiều thị trấn, thành phố, để lại hậu quả tồi tệ hơn.
Video đang HOT
Mật độ dân số đông hơn và mực nước biển cao hơn có thể phá hủy những khu vực ở sát biển trong thành phố, khu cảng ở Arbroath, Stonehaven, Aberdeen, Inverness và Wick.
Mark Bateman, giáo sư địa lý tại Đại học Sheffield, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể lập mô hình cách sóng thần di chuyển trong đất liền bao xa. Các ước tính chỉ ra rằng nước biển có thể tiến sâu vào bờ tới 30 km, đe dọa phá hủy hoàn toàn những thị trấn như Montrose, có dân số 12.000 người.
Mark Bateman nói: “Mô hình này cung cấp cho chúng tôi cánh cửa duy nhất về quá khứ để xem khu vực bị ảnh hưởng như thế nào và có thể ảnh hưởng lần nữa hay không”.
Giáo sư Dave Tappin, thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Anh, tiết lộ rằng nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng các kỹ thuật khoa học mới vào các sự kiện trước đây, từ đó nâng cao kiến thức về tác động đến môi trường, con người.
Sóng thần xảy ra sau một vụ sạt lở tàu ngầm lớn xảy ra ngoài khơi bờ biển Na Uy. Giáo sư Mark Bateman cho biết mặc dù không có mối đe dọa nào đến từ hướng Na Uy ngày nay.
Tuy nhiên, nước Anh vẫn có nguy cơ ngập lụt do các vụ phun trào núi lửa trên khắp thế giới, đặc biệt là những vụ ở quần đảo Canary, khu vực gồm bảy hòn đảo có nguồn gốc núi lửa ở Đại Tây Dương. Những vụ phun trào núi lửa có thể gây ra các đợt sóng thần tương tự do lượng vật chất dịch chuyển.
Nghiên cứu mới về mức hủy diệt của thảm họa sóng thần Storegga
Một nghiên cứu mới cho rằng nhiều thành phố ở bờ biển Scotland sẽ bị tàn phá, nếu trận sóng thần Storegga xảy ra ở thời hiện đại.
Nhóm nhà khoa học từ các trường đại học Sheffield, St Andrews và York mới công bố một nghiên cứu nhằm đo lường mức độ thiệt hại của trận sóng thần Storegga, xảy ra từ 8.200 năm trước, Guardian đưa tin.
Nghiên cứu cho rằng khoảng 595 km bờ biển của Scotland sẽ chịu ảnh hưởng nếu trận sóng thần Storegga xảy ra ở thời hiện đại. Do đó, một trận sóng thần như Storegga có thể gây ra nhiều hậu quả khủng khiếp hơn xưa.
Ảnh chụp một vùng bờ biển của Scotland. Ảnh: Getty .
Nghiên cứu đưa ra kết luận dựa vào mật độ dân số dày đặc ở vùng bờ biển và mực nước biển cao hơn bình thường. Những yếu tố này sẽ phá hủy các khu cảng và bờ biển của nhiều thành phố, bao gồm Arbroath, Stonehaven, Aberdeen, Inverness và Wick.
Nghiên cứu đã thiết lập một bản đồ tác động nhằm ước tính khả năng di chuyển của của trận sóng thần cổ đại. Theo đó, trận sóng có thể di chuyển 29 km vào đất liền. Khoảng cách này đủ để phá hủy hoàn toàn một thị trấn như Montrose, nơi có 12.000 dân đang sinh sống.
Giáo sư địa lý Mark Bateman từ Đại học Sheffield là tác giả chính của nghiên cứu. Ông Bateman cho biết: "Trận sóng thần Storegga đã được nhiều người biết đến, nhưng đây là lần đầu chúng tôi có thể thiết lập mô hình sóng thần".
"Những vụ phun trào núi lửa sẽ gây ra một đợt sóng thần. Mô hình này giúp chúng tôi tìm hiểu về quá khứ, để xác định xem Scotland đã và có thể bị ảnh hưởng như thế nào", ông Bateman chia sẻ.
Trận sóng thần Storegga được coi là thảm họa thiên nhiên lớn nhất từng xảy ra ở Anh trong suốt 11.000 năm qua. Nó là hệ quả của nhiều vụ sạt lở đất ngầm tại biển Na Uy.
Đồng hồ chạy trở lại sau 10 năm 'chết' trong thảm họa sóng thần ở Nhật Chiếc đồng hồ tại đền thờ Fumonji bị hỏng trong trận động đất và sóng thần lịch sử năm 2011 bất ngờ chạy trở lại, dù nỗ lực sửa chữa nó trước đó không thành công. Trong 10 năm, chiếc đồng hồ treo trong ngôi đền Fumonji ở Bunshun Sakano, một cư dân ở tỉnh Miyagi lưu giữ, như một lời nhắc nhở...