Điều gì sẽ xảy ra nếu những động vật tiền sử được “hồi sinh”?
Bạn đã bao giờ suy nghĩ một cách nghiêm túc về ảnh hưởng đến thế giới sống hiện tại, nếu những “kẻ làm chủ” Trái Đất thời tiền sử này quay trở lại?
Trải qua hàng tỷ năm phát triển, Trái Đất đã chứng kiến sự xuất hiện, phát triển cực thịnh, rồi đi đến diệt vong của nhiều hệ sinh vật, đặc trưng của từng kỷ địa chất. Tuy đã không còn tồn tại từ rất lâu nhưng thông qua phim ảnh, tài liệu… có không ít loài động vật tiền sử đã trở nên quen thuộc với chúng ta, đặc biệt là khủng long, voi Ma Mút, chim DoDo hay hổ Răng Kiếm. Trong số này, có loài thì bị tuyệt chủng do sự biến đổi của môi trường, do thảm họa tự nhiên, một số khác thì chính con người lại là một tác nhân không nhỏ.
Cũng thông qua phương tiện truyền thông, những ý tưởng mang động vật tuyệt chủng trở lại với cuộc sống hiện đại không còn là điều gì quá xa lạ. Về khía cạnh viễn tưởng, đó là công viên khủng long trong seri phim “Jurassic Park”. Còn trong thực tế, không ít nhà khoa học cũng đã và đang nghiên cứu cách hồi sinh voi Ma Mút dựa vào tiến bộ của lĩnh vực công nghệ sinh học!
Việc các sinh vật chỉ được nhìn thấy qua các kỹ thuật đồ họa, tranh ảnh bỗng dưng xuất hiện giữa thế kỷ 21 có lẽ sẽ khiến không ít chúng ta cảm thấy thực sự phấn khích và mong đợi. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ suy nghĩ một cách nghiêm túc về ảnh hưởng đến thế giới sống hiện tại, nếu những “kẻ làm chủ” Trái Đất thời tiền sử này quay trở lại?
Các nhà khoa học hiện thực hóa việc hồi sinh các động vật tiền sử như thế nào?
Video đang HOT
Trên thực tế, viễn cảnh tưởng chỉ có trong phim này được hiện thực hóa đang đến gần hơn so với suy nghĩ của chúng ta rất nhiều, chính nhờ sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, cũng cần thông báo với bạn một tin buồn rằng, trong tương lai gần mà các sinh vật tiền sử được hồi sinh,thì khủng long chính là cái tên “vắng bóng”. Nguyên nhân xuất phát từ “độ bền” của các ADN, nhân tố cốt yếu nếu muốn hồi sinh bất kỳ sinh vật nào. Các nhà khoa học cho biết đoạn mã di truyền này sẽ không thể đọc được sau thời gian 1,5 triệu năm, trong khi loài khủng long lại bị tuyệt chủng từ cách đây đến 65 triệu năm.
Đối với các loài động vật mà đoạn ADN tìm thấy vẫn nằm trong khoảng thời gian còn giá trị sử dụng (hổ Răng Kiếm, voi Ma Mút…), phương pháp để mang chúng trở lại với sự sống được coi là khả thi nhất hiện nay chính là “Công nghệ chỉnh sửa hệ Gen”. Nói một cách dễ hiểu, các nhà khoa học sẽ tách lấy ADN từ trong bộ phận cơ thể như da, máu .. của các động vật này, vốn thường được tìm thấy trong điều kiện bảo quản khá tốt dưới những lớp băng hà. Đoạn ADN sau khi tách chiết sẽ được kết hợp với ADN của một anh em họ gần của loài đó vẫn còn đang tồn tại ngày nay.
Cũng theo các chuyên gia, cái tên triển vọng nhất cho nhiệm vụ này chính là voi Ma Mút. Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, một nhóm voi Ma Mút nhỏ vẫn còn tồn tại ở thời điểm mà người Ai Cập đã xây dựng kim tự tháp, cụ thể là khoảng 3600 năm trước. Cũng dựa vào Công nghệ Gen vừa đề cập ở trên, ADN của voi Ma Mút sẽ được kết hợp với các loài voi hiện đại như voi châu Á. Từ bộ gen đã được “lập trình lại” này chúng ta có thể tạo phôi và sau đó tiến hành biện pháp nhân bản vô tính, tương tự như cách đã thực hiện thành công ở một vài loài động vật.
Đương nhiên, vì vật chất di truyền có sự kết hợp của hai loài nên chú voi con sinh ra mới chỉ dừng lại ở một thể lai. Kế đó, công nghệ chỉnh sửa gen này sẽ tiếp tục được thực hiện lặp đi lặp lại trên các thể lai, với mục đích chèn càng nhiều ADN của voi Ma Mút vào ADN kết hợp này càng tốt. Trải qua nhiều thế hệ, khi ADN của voi hiện đại gần như bị thay thế hết bởi ADN voi Ma Mút chúng ta sẽ có được một chú voi Ma Mút “99,99%”.
Những thách thức nếu động vật tiền sử được sống lại
Quy trình nhân bản động vật tiền sử nghe có vẻ khả dễ dàng nhưng trên thực tế vẫn còn rất nhiều thách thức để hiện thực hóa. Thậm chí, ngay cả khi các sinh vật này đã thực sự được tạo ra, có lẽ chúng cũng khó tồn tại lâu bởi các điều kiện sống ngày nay khác xa với thời kỳ của chúng, nhất là sự biến đổi về khí hậu, thức ăn hay thậm chí là các loại vi khuẩn, mầm bệnh. Điều chúng ta có thể mong chờ là sự tiến hóa để thích nghi dần với môi trường mới, qua các thế hệ, của nhóm sinh vật lâu đời này.
Thế giới ngày nay sẽ bị tác động thế nào với sự xuất hiện của động vật tiền sử?
Việc những sinh vật tiền sử được hồi sinh chết yểu vì không thích nghi được có thể khiến giới khoa học lo lắng, nhưng một khi chúng đã sống sót và phát triển mạnh thì sẽ lại dấy lên hàng loạt mối quan ngại mang tính toàn cầu!
Nguy cơ “nhãn tiền” nhất trong trường hợp này chính là các loài động vật tiền sử có thể trở thành tác nhân thay đổi hoàn toàn hệ sinh thái mà chúng xuất hiện! Sẽ thế nào nếu những con hổ răng kiếm cạnh tranh nguồn thức ăn và khiến các loài hổ hiện đại bị tuyệt chủng? Và đương nhiên, hổ Răng Kiếm rất có thể không phải là cái tên duy nhất được hồi sinh! Không ở đâu xa, chúng ta đã có quá nhiều bài học về sức ảnh hưởng của các loài động vật ngoại lai với hệ sinh thái bản địa như: ốc bươu Vàng, cây Mai Dương, cá rô Phi…
Lời kết!
Qua những những phân tích đa chiều kể trên, theo bạn chúng ta có nên tiếp tục các dự án mang động vật tiền sử trở lại với thế giới không? Có chăng giới khoa học nên tập trung nguồn lực của mình để tìm cách bảo vệ cũng như phục hồi số lượng của những loài sinh vật đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ở thời điểm hiện tại!
Minh Nhật
Theo dantri.com.vn
Vườn thú Peru đỡ đẻ thành công hổ Bengal quý hiếm
Hổ Bengal hay Hổ hoàng gia Bengal là một phân loài hổ được liệt kê là loài có nguy cơ tuyệt chủng trong Danh sách Đỏ IUCN kể từ năm 2008
Hổ Bengal hay Hổ hoàng gia Bengal là một phân loài hổ được tìm thấy nhiều nhất tại Bangladesh và Ấn Độ cũng như Nepal, Bhutan, Myanmar và miền Nam Tây Tạng.
Loài hổ này được liệt kê là loài có nguy cơ tuyệt chủng trong Danh sách Đỏ IUCN kể từ năm 2008, và được ước tính bao gồm ít hơn 2.500 cá thể vào năm 2011./.
Theo VietnamPlus
Dễ bắt gặp ở sở thú, nhưng hươu cao cổ lại bị vào danh sách nguy cơ... tuyệt chủng Hội nghị về động vật hoang dã quốc tế vừa họp tại Geneva, Thụy Sĩ đã thống nhất đưa loài vật khổng lồ có cổ dài đặc biệt này vào danh sách các loài đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Ông Maina Philip Muruthi thuộc Tổ chức động vật hoang dã châu Phi cho biết: "Số lượng hươu cao cổ ngoài...