Điều gì sẽ xảy ra nếu con người nhảy dù vào vòi rồng?
Nhìn từ bên ngoài, vòi rồng tựa một đám mây điên cuồng. Vận tốc gió có thể đạt 500 km/h và cuốn bay mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, tại khu trung tâm, không khí khá mịn.
Vòi rồng là hiện tượng gió xoáy rất mạnh, phạm vi đường kính rất nhỏ, hút từ bề mặt đất lên đám mây vũ tích, tạo thành hình như cái phễu di động, trông giống như cái vòi. Trên đường di chuyển nó có thể cuốn theo (rồi ném xuống ở một khoảng cách xa sau đó) hoặc phá hủy mọi thứ, kể cả những nhà gạch xây không kiên cố, nên nó cũng là hiện tượng khí tượng đặc biệt nguy hiểm.
Nghe thì khá là khủng bố, nên hầu hết chúng ta sẽ đều nghĩ đến một kết quả thảm hại khi chẳng may gặp phải vòi rồng. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy có khá nhiều trường hợp con người bị vòi rồng cuốn đi mà hoàn toàn chẳng hề bị thương.Hoặc một giả dụ nghe có vẻ điên rồ hơn, nếu chúng ta ngảy dù vào giữa vòi rồng thì sẽ như thế nào?
Qua nhiều nghiên cứu về các hiện tượng này trong thực tế, người ta thấy một vòi rồng có thể đạt tới vận tốc 500km/h với đường kính tận 5km.Nhiệt độ giữa vòi rồng có lạnh hơn bên ngoài từ 15-20 độ C, sự hút vào liên tục khiến không khí ở đây loãng hơn bên ngoài khá nhiều nên bạn cần 1 công cụ hỗ trợ cho việc hít thở bình thường của mình.
Video đang HOT
Dù không khí ở đây khá mịn so với bên ngoài đi chăng nữa nhưng việc tồn tại lâu trong vòi rồng cũng là một việc hết sức nguy hiểm khi có hàng tấn đồ vật từ gạch ngói, xe cộ, động vật,…cũng đang xoay tròn và sẵn sàng va vào bạn bất cứ lúc nào. Vì vậy trừ khi đảm bảo được rằng vị thần may mắn luôn túc trực bên cạnh bạn 24/24 để bạn thoát được thật nhanh khỏi vòi rồng, nếu không thì đừng bao giờ có ý tưởng điên rồ này nhé!
Theo Dung Nguyễn/doanhnghiepvn.vn
Bí ẩn "quái thú" lang thang khắp thế giới cùng những loài người khác
Các nhà khoa học phát hiện ra những loài người cổ 2 triệu năm trước đã chia sẻ mô hình di cư với một trong những "quái thú" ghê rợn nhất địa cầu.
2 triệu năm trước, biến đổi khí hậu đã khiến những con người đầu tiên rời châu Phi. Nhưng tất nhiên họ không phải Homo sapiens chúng ta, loài vốn chỉ có tuổi đời hơn 300.000 năm. Họ là những loài người khác đã tuyệt chủng. Đi cùng họ, còn có những đàn "quái thú", tuy ngày nay đại diện cho sự chết chóc và hung ác, nhưng từng một thời chung sống hòa bình với con người: linh cẩu.
Linh cẩu từng không hung ác như ngày nay và chung sống hòa bình với những loài người tuyệt chủng - ảnh: MARK BRIDGE
Đó là kết quả nghiên cứu của nhóm khoa học gia đứng đầu bởi nhà di truyền học tiến hóa Michael Westbury từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch). Các tác giả phát hiện ra rằng trong một thời gian dài, dòng họ linh cẩu nhánh châu Phi đã chia sẻ mô hình di cư với các loài người cổ đại và chúng rất khác biệt so với nhóm linh cẩu Á-Âu; trước khi có sự giao thoa và nhiều bước tiến hóa phức tạp khác để cho ra linh cẩu ngày nay. Những điều này thể hiện qua dòng gene của các con linh cẩu.
Linh cẩu châu Phi từng rất khác biệt trước khi hòa dòng máu với linh cẩu Á-Âu
Tuy nhiên, giai đoạn chung sống hòa bình này đã kết thúc cùng với sự ra đời của chúng ta, người hiện đại Homo sapiens, vốn gây hại cho sự sinh tồn của linh cẩu. Người hiện đại còn là nguyên nhân tuyệt chủng của một số loài trong họ nhà linh cẩu, ví dụ linh cẩu hang động kỷ băng hà. Linh cẩu vì thế cũng tiến hóa từ lành tính sang hung dữ hơn, song song với sự tiến hóa của loài người.
Ngày mà linh cẩu thực sự biến thành "quái thú", đó là khoảng 100.000 năm về trước, là thời điểm những con người sinh sống ở Ai Cập ngày nay bắt đầu biết xây dựng. Quá trình hóa "quái thú" vì con người cũng có thể diễn ra đối với cả những động vật có vú khác.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Science Advances .
A. Thư
Theo nld.com.vn/EurekAlert, Daily Mail
Tại sao con người không nhiều lông như tinh tinh hay khỉ đột? Động vật kích thước nhỏ dễ bị lạnh hơn động vật to lớn, vì vậy chúng cần bộ lông để giữ ấm. Bằng chứng là chuột có lông nhưng voi thì không có. Dựa trên nghiên cứu về quá trình tiến hóa, chúng ta biết rằng con người cũng từng có bộ lông rậm rạp. Tuy nhiên, làm thế nào mà chúng tiêu...