Điều gì sẽ xảy ra nếu chế độ Kim Jong-un sụp đổ?
Chế độ Kim Jong-un sụp đổ sẽ gây ra sự xáo trộn khắp khu vực Đông Bắc Á, buộc Mỹ và 2 đồng minh Hàn Quốc, Nhật Bản phải hành động để đảm bảo an ninh trên bán đảo Triều Tiên cũng như khu vực.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã không xuất hiện trước công chúng trong nhiều tuần và những lời đồn thổi đằng sau sự biến mất bí ẩn này ngày một tăng lên. Chắc chắn, sự thật nằm giữa việc phẫu thuật mắt cá chân hoặc một cuộc đảo chính nội bộ.
Trong khi đó, Bình Nhưỡng đã phá vỡ bế tắc đàm phán lâu dài với Seoul bằng việc gửi đi 3 quan chức cấp cao tới Hàn Quốc vào tuần trước và đồng ý nối lại đối thoại. Nhưng trong khi số phận của Kim Jong-un vẫn còn phải suy đoán, sự kiện này dẫn khiến Washington, Tokyo và Seoul bắt đầu khôi phục lại các chiến lược của mình trong những bước tiếp theo. Thật vậy, sự sụp đổ của chế độ Kim Jong-un sẽ tạo ra một sự xáo trộn ở khắp khu vực Đông Bắc Á và buộc nhóm 3 bên trên phải gạt những mối bất bình chính trị để đảm bảo an ninh trên bán đảo Triều Tiên và khu vực.
Sự sụp đổ của chế độ Kim Jong-un sẽ tạo ra sự xáo trộn khắp khu vực Đông Bắc Á
Sự sụp đổ của chế độ Kim Jong-un có khả năng xảy ra do không có khả năng ngăn chặn bè phái nội bộ trong số những người nắm quyền quan trọng. Kết quả là một chính phủ bù nhìn ra đời và Kim Jong-un bị đẩy ra khỏi cuộc chơi, dẫn tới một cuộc nội chiến toàn diện.
Tất nhiên, để đánh giá chính xác được thời gian tồn tại và quỹ đạo tương lai của chế độ hiện hành là điều khó khăn. Điều đó cho thấy liên minh Mỹ-Hàn và Nhật Bản cần có sự chuẩn bị mang tính quyết định. Điều quan trọng hàng đầu là bảo vệ và ngăn sự gia tăng chương trình Vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) của Triều Tiên. Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục phát triển khả năng WMD và tiến hành vụ thử hạt nhân thứ tư cũng như các vụ thử tên lửa tầm xa.
Video đang HOT
Hơn nữa, Triều Tiên đã nhiều lần chứng minh ý định thúc đẩy chương trình làm giàu uranium của mình. Điều này sẽ bổ sung nguyên liệu phân hạch plutonium cấp độ vũ khí.
Tất nhiên, mối đe dọa WMD cũng vượt qua các chương trình hạt nhân khi Triều Tiên bị nghi là đang sở hữu vũ khí hóa học và các tác nhân sinh học có thẻ sử dụng trong các trường hợp xung đột. Thật vậy, mối đe dọa WMD từ Triều Tiên là rất nhiều và sẽ là trở ngại, thách thức đáng kể đối với Washington và các đồng minh chiến lược của mình tại Đông Á.
Một mặt, vì lợi ích an ninh chung, 3 nước sẽ nỗ lực để ngăn chặn việc Bình Nhưỡng mở rộng WMD. Tuy nhiên, cùng lúc, Washington, Seoul và Tokyo cần phối hợp để lên kế hoạch nếu chế độ Kim Jong-un sụp đổ để đảm bảo phản ứng phối hợp và nhanh chóng nhẳm bảo vệ và ngăn chặn sự gia tăng WMD của Triều Tiên cũng như các nguyên liệu liên quan.
Sự biến động chính trị tại Triều Tiên sau chế độ Kim Jong-un không chỉ buộc Mỹ và các đồng minh hợp tác chặt chẽ hơn. Môi trường này còn buộc Hàn Quốc và Nhật Bản tăng cường hợp tác an ninh song phương.
Việc hoàn thiện Hiệp định Thu nhận và Dịch vụ Tương hỗ (ACSA) và Hiệp định An ninh chung về Thông tin quân sự (GSOMIA) sẽ là những bước đầu tiên. Hiệp định ACSA cho phép Lực lượng Tự vệ Nhật Bản có khả năng sơ tán công dân của mình trong trường hợp xung đột sắp xảy ra trên Bán đảo Triều Tiên. Còn Hiệp định GSOMIA sẽ là cơ sở để chia sẻ thông tin về WMD và hệ tống tên lửa của Triều Tiên.
Bản chất của sự sụp đổ sẽ quyết định tới các phản ứng quân sự của Mỹ. Trong trường hợp xảy ra “sự sụp đổ sạch sẽ”, Kim Jong-un và các cố vấn thân cận của ông bị loại bỏ hoàn toàn nhưng Triều Tiên vẫn duy trì sự hoạt động của chính phủ và bộ máy an ninh thì Mỹ cùng các đồng minh sẽ phải tăng cường sự sẵn sàng nhưng điều chỉnh hoạt động của mình để tránh leo thang căng thẳng.
Một sự sụp đổ có nhiều vấn đề hơn đó là vẫn để lại phần lớn chính phủ và cơ sở an ninh vỡ vụn và tham gia vào cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các phe phái. Lúc này, Washington và Seoul sẽ phải xem xét một số lựa chọn quân sự, kể cả tấn công vào khu vực có tên lửa và WMD cũng như kho pháo binh.
Nhưng ngoài vấn đề an ninh gặp khó khăn, hàng loạt các vấn đề quan trọng khác cần được giải quyết. Sự thay đổi chế độ sẽ dẫn tới cuộc khủng hoảng nhân đạo tại triều Tiên. Người tị nạn sẽ tìm cách trốn sang Trung Quốc từ đất liên và sang Nhật Bản cũng như các nước khác qua đường biển. Hơn nữa, những người vẫn còn ở trong nước có khả năng chịu tổn thất do thiếu lương thực
Theo Người Đưa Tin
Quan chức Hàn Quốc tiết lộ người kiểm soát hoàn toàn Triều Tiên
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-jae cho biết, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un vẫn đang toàn quyền quản lý, kiểm soát Bắc Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un.
Korea Times ngày 6/10 dẫn lời Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-jae cho biết, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un vẫn đang toàn quyền quản lý, kiểm soát Bắc Triều Tiên mặc dù ông đã bỏ lỡ nhiều buổi họp quan trọng.
Ông Ryoo Kihl-jae cho biết, một quan chức cấp cao Triều Tiên đã nói với ông điều này hôm Chủ Nhật. "Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Hwang Pyong-so và là nhân vật số 2 của miền Bắc đã chuyển lời chào nồng nhiệt của nhà lãnh đạo Kim Jong-un đến Tổng thống Park Geun-hye".
Tuy nhiên Bộ trưởng Ryoo cho biết, ông Hwang Pyong-so và 2 quan chức cấp cao khác, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Choe Ryong-hae và Bí thư Trung ương đảng Kim Yang-gon không đưa ra bất kỳ thông điệp cá nhân nào trong suốt thời gian ở Hàn Quốc. Ông Kim Yang-gon chỉ khẳng định nhà lãnh đạo miền Bắc không có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe.
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc cho biết ông cảm thấy lời nói của Kim Yang-gon khá chân thành. Seoul đã mời 3 quan chức Triều Tiên tới điện Cheong Wa Dae để hội kiến với Tổng thống Park Geun-hye, nhưng họ từ chối với lý do không kịp sắp xếp thời gian.
3 quan chức này đã ăn trưa cùng với Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc, Chánh văn phòng An ninh quốc gia Kim Kwan-jin và theo dõi lế bế mạc ASIAD cùng với Thủ tướng Chung Hong-won.
Thủ tướng Hàn Quốc dẫn lời Hwang Pyong-so cho biết, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Triều Tiên "rất vui khi trở về nhà với nhiều thành quả". Cả hai bên đã mở ra một con đường cho đối thoại hôm nay và trong tương lai.
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc cho biết, chắc chắn Seoul và Bình Nhưỡng đã mở ra một cách để giải quyết mối quan hệ 2 miền căng thẳng trong cuộc họp ngày Thứ Bảy, tuy nhiên sẽ không thích hợp nếu đánh giá thấp hay quá phóng đại chuyến thăm vừa rồi.
Theo Giáo Dục
Hàn Quốc chuẩn bị cho cuộc đàm phán toàn diện với Triều Tiên Các quan chức tại Seoul cho biết Chính phủ Hàn Quốc ngày 5/10 đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc đàm phán cấp cao với Triều Tiên nhằm duy trì động lực sau chuyến thăm Seoul mang tính bước ngoặt của các nhà hoạch định chính sách hàng đầu Bình Nhưỡng. Động thái này được đánh giá là "bước tiến nhỏ nhưng ý...