Điều gì sẽ xảy ra khi đưa máy ảnh cho… người vô gia cư?
Có thể bạn sẽ nhận về những bức ảnh đầy nghệ thuật được chụp từ góc nhìn của những con người vốn coi đường phố là nhà.
“Café Art” là một dự án nghệ thuật đang được tiến hành ở London để kết nối những người vô gia cư thông qua bộ môn nhiếp ảnh. 100 chiếc máy ảnh dùng một lần đã được phân phát cho 100 người vô gia cư sinh sống trên đường phố London.
Những người vô gia cư này sẽ cùng tham dự một lớp học được tổ chức bởi Hiệp hội Nhiếp ảnh Hoàng gia để được hướng dẫn những kỹ năng cơ bản trước khi có 3 ngày để chụp hình với máy ảnh được phân phát.
Kết quả của dự án này là hơn 2.500 bức ảnh được thực hiện bởi những người vô gia cư. 20 bức ảnh đẹp nhất đã được đưa ra để công chúng bình chọn xem những bức ảnh nào xứng đáng được xuất hiện trong cuốn lịch “Café Art 2016: London của tôi”.
Những cuốn lịch này sẽ được in ra bằng tiền quyên góp. Lợi nhuận thu được từ việc bán lịch sẽ để thực hiện các dự án khác dành cho người vô gia cư.
Hiện tại, mục tiêu gây quỹ 4.500 bảng (153 triệu đồng) đã đạt được để hiện thực hóa kế hoạch in lịch. Café Art hy vọng sẽ in được 5.000 cuốn lịch. Đây đã là năm thứ 3 dự án nhiếp ảnh đường phố qua góc nhìn người vô gia cư – “Café Art” – được tiến hành.
Mục đích của dự án “Café Art” là đưa lại sức mạnh cho những người vô gia cư thông qua nghệ thuật nhiếp ảnh, giúp họ có một mối liên hệ, kết nối với cộng đồng, xã hội.
Ceci, một người vô gia cư gốc Hồng Kông, chụp bức ảnh về những người đang ngồi chơi bên cầu Tower Bridge.
Goska Galik tự chụp cái bóng của mình với suy nghĩ rằng cái bóng chính là hình ảnh đủ nói lên mọi điều về cuộc sống không nhà của cô.
Maciek Walorski chụp những con ngỗng ở công viên Kenshington Gardens.
Michael Crosswaite chụp hình một người họa sĩ đang say sưa sáng tạo.
Bức ảnh chụp chiếc xe đạp dựng trong công viên Hyde Park của Goska Calik.
Video đang HOT
Người đàn ông và chiếc ô rất phù hợp với những bốt điện thoại đỏ đặc trưng của London.
Desmond Henry chụp hình một người phụ nữ đang ngồi uống cà phê. Màu sắc trang phục, mái tóc của người phụ nữ rất phù hợp với chiếc lốp xe khổng lồ và màu nền của bức graffiti phía sau.
David Tovey chụp bức ảnh gia tài của người đàn ông vô gia cư.
Tòa nhà Gherkin đối lập với nhà thờ cổ kính St Andrew Undershaft. Bức ảnh được thực hiện bởi Ioanna Zagkana.
Đối với Ellen Rostant, ánh sáng nhìn thấy ở cuối con đường rợp bóng cây trong công viên Olympic Nữ hoàng Elizabeth tựa như ánh sáng của hy vọng.
Chú chó đốm được đặt tên Mr Bond là người bạn thân thiết của “Tia sáng” – một người vô gia cư vốn từng là một bếp trưởng nhà hàng.
Goska Calik chụp hình những đứa trẻ cùng gia đình của các em đang ném những nắm bột màu về phía nhau. Sự kiện này được tổ chức lấy cảm hứng từ một lễ hội của người Ấn Độ trong mùa xuân.
Ellen Rostant chụp hình một chiếc ủng bị bỏ lại trên phố. Cha của cô cũng là một người vô gia cư bán báo trên phố.
James Robson chụp hình những người phụ nữ đang tận hưởng một ngày nắng đẹp.
Ảnh một đứa trẻ “úp mặt vào tường” của Ellen Rostant.
Một bức ảnh được thực hiện bởi tác giả có biệt danh “Zin”.
Stephen James chụp những chú vịt ở công viên Hyde Park.
Một người đàn ông đang ngủ trên đường phố ở khu “nhà giàu” West End. Bức ảnh được chụp bởi Amadeus Xavier Quadeer.
Streets of London – Ralph McTell
Bích Ngọc
Theo Dantri/Daily Mail
Loạt ảnh đau thương về Nhật Bản năm 1946 trên tạp chí Life
Sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, hàng triệu người dân Nhật Bản rơi vào cảnh vô gia cư, phải sống vạ vật ở nhà ga, bến tàu, bới thức ăn trong thùng rác.
Có hàng triệu người dân Nhật mất hết nhà cửa trong Chiến tranh thế giới 2, phải sống vật vờ ở những nơi công cộng. Trong ảnh là người dân, cả trẻ em và người già, quần áo lấm lem nằm ngủ trên sàn nhà ga Ueno, Nhật Bản năm 1946. Những người mất nhà cửa trong chiến tranh trú ngụ trong một ngôi nhà đơn sơ với những vật dụng rất sơ sài, thiếu thốn. Người phụ nữ địu con chờ lấy khẩu phần thực phẩm hàng tuần. Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tiết giao thông, hướng dẫn các phương tiện, người dân di chuyển theo chỉ dẫn. Những đứa trẻ mồ côi, mất cha mẹ, người thân trong chiến tranh tìm kiếm thức ăn trong thùng rác. Mọi người ngồi đọc sách báo trong một ngôi nhà dành cho người nghèo, mất mát nhà cửa. Hai bé trai Nhật Bản đánh giày kiếm kế sinh nhai khi tuổi đời còn rất nhỏ. Người vô gia cư nằm điều trị tại một bệnh viện với những trang thiết bị y tế đơn sơ. Em bé nhỏ ngồi cạnh cha mẹ tại sàn nhà ga Ueno. Người vô gia cư nằm vạ vật trên sàn nhà ở nhà ga Ueno tạo nên khung cảnh nhếch nhác.
Có hàng triệu người dân Nhật mất hết nhà cửa trong Chiến tranh thế giới 2, phải sống vật vờ ở những nơi công cộng. Trong ảnh là người dân, cả trẻ em và người già, quần áo lấm lem nằm ngủ trên sàn nhà ga Ueno, Nhật Bản năm 1946.
Những người mất nhà cửa trong chiến tranh trú ngụ trong một ngôi nhà đơn sơ với những vật dụng rất sơ sài, thiếu thốn.
Người phụ nữ địu con chờ lấy khẩu phần thực phẩm hàng tuần.
Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tiết giao thông, hướng dẫn các phương tiện, người dân di chuyển theo chỉ dẫn.
Những đứa trẻ mồ côi, mất cha mẹ, người thân trong chiến tranh tìm kiếm thức ăn trong thùng rác.
Mọi người ngồi đọc sách báo trong một ngôi nhà dành cho người nghèo, mất mát nhà cửa.
Hai bé trai Nhật Bản đánh giày kiếm kế sinh nhai khi tuổi đời còn rất nhỏ.
Người vô gia cư nằm điều trị tại một bệnh viện với những trang thiết bị y tế đơn sơ.
Em bé nhỏ ngồi cạnh cha mẹ tại sàn nhà ga Ueno.
Người vô gia cư nằm vạ vật trên sàn nhà ở nhà ga Ueno tạo nên khung cảnh nhếch nhác.
Theo_Kiến Thức
Những đứa trẻ phi thường khiến thế giới tốt đẹp hơn Tuy tuổi đời còn nhỏ nhưng những đứa trẻ này đang thay đổi cả thế giới. Những gương mặt nổi bật này được trang tin tức Úc tổng hợp. Lennon Maher, 7 tuổi: Tiết kiệm tiền cho trẻ em nghèo Khi Lennon Maher thấy trên báo chí nói về những đứa trẻ ở các nước đang phát triển phải đi bộ xa hàng...