Điều gì sẽ xảy đến với Tổng thống Macron sau thất bại ở quốc hội?
Chỉ hai tháng sau khi tái đắc cử, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phải chứng kiến một đòn giáng mạnh lên niềm mong mỏi và hy vọng thúc đẩy chương trình nghị sự trong nước của mình.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới bỏ phiếu bầu cử Quốc hội vòng hai, ở Le Touquet, miền Bắc Pháp, ngày 19/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin AFP, liên minh “Together!” (Cùng nhau!) của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thất thế trong cuộc đua giành đa số ghế tại Quốc hội nước này khi chỉ giành được 245 ghế ở cơ quan lập pháp vốn có 577 thành viên này, thay vì 289 ghế cần thiết. Trong khi đó, liên minh cánh tả NUPES của ông Jean-Luc Melenchon giành được 135 ghế còn đảng Tập hợp Quốc gia (RN) theo đường lối cực hữu chiếm 89 ghế.
Thủ tướng Elisabeth Borne ngày 19/6 cho rằng kết quả của cuộc bầu cử quốc hội vòng 2 là một “nguy cơ” đối với nước Pháp.
Kết quả này được cho là kịch bản cực kỳ hiếm trong hệ thống chính trị của Pháp. Mặc dù cuộc bầu cử quốc hội về lý thuyết không ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Pháp song những vấn đề trong nước có thể ảnh hưởng đến những quyết định của Tổng thống Macron khi tham gia giải quyết các vấn đề nước ngoài.
Dưới đây là một số hành động Tổng thống Macron có thể làm để đảm bảo quyền lực trong việc đưa ra các quyết sách.
Hình thành liên minh
Ngay sau khi được thông tin về kết quả bầu cử, Thủ tướng Elisabeth Borne cam kết sẽ hình thành một liên minh và việc này sẽ bắt đầu ngay từ sáng 20/6.
Trong bối cảnh quốc gia rơi vào khủng hoảng chi phí sinh, đảng cầm quyền đang gấp rút thông qua một dự luật khẩn cấp để hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp trước kỳ nghỉ hè vào tháng Tám.
Dự luật đó cùng với các chính sách khác trong trong cam kết của Tổng thống Macron – bao gồm cải cách phúc lợi hoặc nâng độ tuổi nghỉ hưu – sẽ cần sự ủng hộ của các đồng minh trong Quốc hội.
Liên minh “Cùng nhau” của Tổng thống Macron được coi là có nhiều khả năng tiếp cận với đảng cánh hữu truyền thống của Pháp, đảng Cộng hòa (LR) và đồng minh trung hữu UDI.
Video đang HOT
Bộ trưởng phụ trách quan hệ quốc hội Olivier Veran cho biết: “Chúng tôi sẽ nhanh chóng hình thành một liên minh chiếm thế đa số”.
Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế Bruno Le Maire kêu gọi các đảng phái khác cùng chung ý tưởng với đảng cầm quyền quay sang ủng hộ Tổng thống Macron.
Tuy nhiên, mặc dù một số nhân vật trong đảng Cộng hòa được biết đến với quan điểm sẵn sàng hợp tác với Tổng thống Macron, trong đó có cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy song nhà lãnh đạo đảng Lao động Christian Jacob đã lên tiếng bác bỏ việc chấp nhận lời mời liên minh.
“Chúng tôi vận động như một đảng đối lập, chúng tôi đang ở vị thế đối đầu và chúng tôi sẽ luôn như thế”, ông nhấn mạnh. Tuy nhiên, giới phân tích đánh giá liệu đây có phải là một chiêu đàm phán của đảng Cộng hòa nhằm giành được một số vị trí cấp bộ trưởng và các nhượng bộ khác hay không?
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (giữa) trao đổi với các quan chức khi ông tới bỏ phiếu bầu cử Quốc hội vòng hai tại Le Touquet, ngày 19/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Đàm phán từng luật một
Trong trường hợp không có một liên minh chính thức, chính phủ thiểu số sẽ cần phải dựa vào sự ủng hộ từ các đảng đối lập đối với từng dự luật.
Điều này sẽ đòi hỏi các cuộc đàm phán lâu dài trước khi mỗi dự luật được đưa ra biểu quyết. Một lần nữa, đảng Cộng hòa sẽ đóng vai trò chủ chốt.
“Bạn có thể cầm quyền khi chỉ giành thiểu số số ghế miễn là các đảng đối lập không hợp lực chống lại bạn”, Dominique Rousseau, chuyên gia luật hiến pháp tại Đại học Paris Pantheon-Sorbonne, nói với AFP.
Cựu Thủ tướng Michel Rocard từng đứng đầu một chính phủ thiểu số từ năm 1988-1991 sau khi phe cánh hữu giành được lợi thế trong cuộc bầu cử quốc hội năm 1988.
Thủ tướng Elisabeth Borne dự kiến có bài phát biểu trước quốc hội trong những tuần tới và sẽ phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm.
Bầu cử lại
Giải pháp cuối cùng trong trường hợp quốc hội vẫn rơi vào tình cảnh bế tắc và không thể thành lập chính phủ ổn định, Tổng thống Macron có thể giải tán quốc hội và kêu gọi bầu cử lại.
Tuy nhiên, kết quả chiến thắng sẽ không chắc chắn nằm trong tay ông Macron, đặc biệt khi người dân ngày càng tức giận về vấn đề lạm phát và các đảng đối lập nhận được sự ủng hộ ngày càng tăng.
Nguồn nhân lực và đào tạo nghề - mối quan tâm của Đức và Việt Nam
Trong hai ngày 15 và 16/6, đoàn cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức do Đại sứ Vũ Quang Minh dẫn đầu đã có chuyến thăm, làm việc tại thành phố Erfurt, bang Thringen, trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với bang miền Trung này.
Đây là bang đầu tiên Đại sứ đến chào xã giao và làm việc chính thức với chính quyền bang kể từ khi nhậm chức hồi tháng 3/2022.
Đại sứ Vũ Quang Minh và ông Bodo Ramelow - Thủ hiến bang Thringen. Ảnh: Phương Hoa/Pv TTXVN tại Đức
Đón tiếp và làm việc với Đại sứ Vũ Quang Minh có các lãnh đạo chính quyền bang Thringen gồm Thủ hiến - ông Bodo Ramelow; Chủ tịch Nghị viện bang - bà Birgit Keller; Bộ trưởng Kinh tế, Khoa học và Kỹ thuật số - ông Wolfgang Tiefensee; Bộ trưởng Giáo dục Thanh thiếu niên và Thể thao bang Helmut Holter cùng đại diện Phòng Thương mại và công nghiệp (IHK) Thringen và gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Erfurt.
Tại các buổi làm việc, Đại sứ Vũ Quang Minh khẳng định kể cả trong thời kỳ đại dịch COVID-19, quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Đức vẫn được thúc đẩy trong mọi lĩnh vực, dưới nhiều hình thức linh hoạt. Dù chưa tổ chức được chuyến thăm song phương đặc biệt là cấp cao, tuy nhiên việc trao đổi, tiếp xúc vẫn được thắt chặt thông qua các cuộc điện đàm giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Mới đây nhất, vào ngày 31/3, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã điện đàm với Thủ tướng Olaf Scholz. Nhận lời mời của Tổng Bí thư, dự kiến trong năm nay (có thể là tháng 11/2022), Thủ tướng Olaf Scholz sẽ thăm chính thức Việt Nam.
Đại sứ trân trọng cảm ơn tình cảm của Thủ hiến dành cho Việt Nam, cũng như sự ủng hộ của Thủ hiến cho quan hệ Việt Nam - Đức trong thời gian qua. Đặc biệt, trong giai đoạn đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở Việt Nam vào năm 2021, bang Thringen cũng đã thể hiện tình đoàn kết với Việt Nam thông qua việc hỗ trợ thiết bị, đồ bảo hộ y tế (69.600 tấm chắn giọt bắn và 23.040 bộ làm mát) qua đó góp phần giúp Việt Nam đối phó với đại dịch.
Đại sứ Vũ Quang Minh khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Đức nói chung và với bang Thringen nói riêng. Đặc biệt, Việt Nam và Thringen đã có quan hệ truyền thống lâu dài, tốt đẹp từ thời CHDC Đức. Đại sứ đánh giá rất cao việc Việt Nam và Đức đã có sự hợp tác, phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong lao động và dạy nghề.
Tuy nhiên, kết quả hợp tác trong thời gian qua chưa xứng với tiềm năng hợp tác giữa hai bên bởi nhiều lý do như khó khăn trong việc đào tạo ngoại ngữ, việc cấp visa hay hoàn cảnh khó khăn của các học viên... Đại sứ đề nghị phía bạn cùng trao đổi để có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và những hình thức hỗ trợ thiết thực với các học viên, nhằm khai thác tối đa tiềm năng hợp tác này.
Bên cạnh đó, Đại sứ Vũ Quang Minh đánh giá cao sự phối hợp, quan tâm và hỗ trợ của chính quyền bang Thringen đối với cộng đồng khoảng 3.000 người Việt tại đây. Đại sứ bày tỏ mong muốn cộng đồng người Việt tiếp tục nhận được sự quan tâm hơn nữa từ phía chính quyền nhằm hòa nhập sâu rộng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội chung của Thringen.
Về phần mình Thủ hiến bang Bodo Ramelo cho biết sau chuyến thăm, làm việc cùng 70 doanh nghiệp lớn, các trường đại học, viện nghiên cứu của bang Thuringen tới Việt Nam hồi tháng 4/2019, ông có tình cảm rất đặc biệt với Việt Nam. Ông vui mừng về sự phát triển kinh tế của Việt Nam, cho rằng chuyến thăm ý nghĩa đó là cơ hội tốt góp phần quan trọng thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Thringen nói riêng và Việt Nam - CHLB Đức nói chung.
Đại sứ Vũ Quang Minh cùng đoàn chụp ảnh với bà Birgit Keller - Chủ tịch Nghị viện bang Thringen. Ảnh: Phương Hoa/Pv TTXVN tại Đức
Cùng quan điểm với Thủ hiến Ramelow, bà Birgit - Chủ tịch Nghị viện bang chia sẻ, bà rất ấn tượng và khẳng định cộng đồng người Việt tại Thringen rất được chào đón, hoan nghênh vì sự cần cù, chịu khó. Bên cạnh đó, bà bày tỏ vui mừng khi thấy Việt Nam vượt qua được đại dịch với những thành tựu đáng ghi nhận, trong đó sự phát triển kinh tế của Việt Nam đặc biệt ấn tượng. Bà Birgit đã vui vẻ nhận lời với đề xuất của phía Việt Nam tổ chức "Ngày Việt Nam tại Thringen" vào năm 2023 tại trụ sở Nghị viện bang nhằm quảng bá văn hóa, xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp hai nước.
Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế, Khoa học và Kỹ thuật số bang - ông Wolfgang Tiefensee nhấn mạnh tại Đức nói chung và bang Thringen nói riêng, vấn đề lao động và dạy nghề là lĩnh vực trọng tâm, được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, chú trọng.
Các công ty, doanh nghiệp có nhiều ý tưởng đóng góp cho sự phát triển kinh tế bang, tuy nhiên, các công ty vẫn đang thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, nhất là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng. Đánh giá cao nguồn nhân lực trẻ từ Việt Nam, ông Wolfgang khẳng định bang Thringen sẽ ưu tiên việc tiếp nhận những học sinh Việt Nam đang học nghề tại Đức, đồng thời chính quyền bang sẽ tạo mọi điều kiện về khung pháp lý để các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam.
Về nhu cầu lao động của bang, cả Bộ Kinh tế và Phòng Công nghiệp và Thương mại bang Thringen (IHK) đều thừa nhận bang miền Trung này thiếu nhiều lao động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và cần bổ sung.
Đại sứ Vũ Quang Minh cùng đoàn làm việc với Bộ trưởng Giáo dục, Thanh thiếu niên và Thể thao bang Thringen. Ảnh: Phương Hoa/Pv TTXVN tại Đức
Với lợi thế có nhiều Trường đại học và Viện nghiên cứu nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực đào tạo, Bộ trưởng Giáo dục bang Thringen Helmut cho biết hiện bang có hơn 200.000 sinh viên thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó có nhiều sinh viên đến từ Việt Nam, đặc biệt là miền Nam Thringen. Theo ông Helmut, trong các ngành kinh tế và đào tạo nghề, bang sẵn sàng tiếp nhận thêm học sinh đến từ Việt Nam. Không chỉ các lĩnh vực như nhà hàng, khách sạn, điều dưỡng, mà còn nhiều lĩnh vực, ngành nghề đào tạo khác như công nghiệp, năng lượng tái tạo...
Ông Helmut cho biết với nguồn lao động rất trẻ tuổi, bang Thringen sẵn sàng công nhận những chứng chỉ học tập của Việt Nam để sau đó đến Đức tiếp tục học nghề và làm việc ở đây. Một trong những thế mạnh và cũng là lợi thế của Đức đó là chương trình vừa học vừa làm. Với mô hình đào tạo nghề song song này, học sinh vừa có thời gian học lý thuyết vừa có cơ hội đi làm và cũng vẫn được trả lương.
Xung đột Nga - Ukraine 'phủ bóng đen' lên cuộc họp của IMF Lần đầu tiên trong lịch sử, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 21/4 đã kết thúc cuộc họp thường kỳ 6 tháng mà không đưa ra tuyên bố chung. Logo của IMF bên ngoài tòa nhà trụ sở chính ở Washington, Mỹ. Ảnh: Reuters Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine kéo theo hàng loạt các biện pháp trừng phạt và đáp...