Điều gì khiến trào lưu ‘nuôi cấy tinh thể’ thú chơi khoa học khiến giới trẻ phát sốt?
Việc nuôi và chăm sóc các em thú cưng như cún, mèo, cá cảnh… đã quá quen thuộc rồi, giờ đây phải ‘nuôi cấy tinh thể’ như các bạn trẻ yêu thích Hóa học mới là hợp mốt.
Trào lưu ‘nuôi tinh thể’ gây ‘bão’ cộng đồng yêu Hóa học
Gần đây, trên các trang mạng xã hội rầm rộ hiện một trào lưu được rất nhiều bạn trẻ yêu thích Hóa học quan tâm bởi chi phí không tốn kém, ngược lại còn bổ ích cho việc học tập đó là ‘nuôi cấy tinh thể’.
Nuôi tinh thể là một ‘thú chơi’ khoa học thú vị. Đó là quá trình tạo ra mầm tinh thể, sau đó lựa chọn ra tinh thể xuất sắc nhất để ‘nuôi dưỡng’ lớn lên. Nhiều bạn trẻ đang tìm hiểu cách ‘nuôi tinh thể’ tại nhà bởi niềm yêu thích tìm tòi khám phá hoặc đơn giản để thỏa mãn đam mê ngắm nhìn những tinh thể ‘xinh đẹp’ – đứa con tinh thần của mình mỗi ngày.
Trên Facebook, các hội nhóm, diễn đàn liên quan đến vấn đề nuôi cấy tinh thể đều thu hút một lượng cư dân mạng tham gia cực lớn. Hầu hết mọi người đều tò mò muốn biết tại sao từ những dung dịch hóa học quen thuộc lại có thể tạo ra những tinh thể lung linh đầy màu sắc và muốn hiểu hơn về những sản phẩm được tạo nên từ các phản ứng hóa học kì diệu.
Các diễn đàn liên quan đến vấn đề tinh thể đều thu hút lượng người tham gia cực ‘khủng’
Nhiều người quan tâm vì muốn hiểu hơn về các hiện tượng hóa học
Những viên tinh thể đầy màu sắc được tạo ra từ những phản ứng hóa học kì diệu
Không chỉ xuất hiện rầm rộ trên mạng xã hội, trào lưu này còn gây ‘bão’ ở một số trường THPT. Tại đây các bạn học sinh yêu thích hóa học đã mở những câu lạc bộ nuôi tinh thể, nơi những người chung đam mê cùng nhau chia sẻ những điều thú vị và cùng sáng tạo ra những tinh thể từ các dung dịch, chất hóa học khác nhau. Khi tinh thể được ‘nuôi cấy’ thành công, các bạn học sinh còn dùng chúng để sáng tạo thành những đồ vật trang trí, tranh tinh thể, mô hình… cực kỳ sáng tạo.
Nên mùa hè này rất nhiều bạn rủ rê nhau nuôi một ‘bé’ tinh thể, vừa có cảm giác hồi hộp dõi theo đứa con tinh thần của mình lớn lên từng ngày, vừa có thể tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích về bộ môn hóa học.
‘Phải mất hàng tháng, thậm chí hàng năm để tạo ra những tinh thể chất lượng’
Video đang HOT
Nuôi tinh thể đòi hỏi sự kiên trì và cần mẫn bởi thời gian nuôi có thể dao động từ vài giờ đến vài năm. Mỗi loại tinh thể đều có một tiêu chí đánh giá nhất định. Ví dụ, tinh thể dùng trong khoa học kỹ thuật đòi hỏi độ tinh sạch cực cao, độ hoàn hảo lớn, còn khi nuôi để khám phá vẻ đẹp của chúng thì chỉ cần lấp lánh, có hình dạng thú vị.
Những tinh thể khi đã trưởng thành sẽ có hình dạng, kích thước và màu sắc khác nhau tuỳ thuộc vào chất ban đầu mà người nuôi lựa chọn. Các ‘bé’ tinh thể thường có nhiều màu sắc, long lanh, lấp lánh y như những viên đá quý nhiều màu.
Tinh thể xanh lam được nuôi từ dung dịch đồng
Tinh thể này có thời gian lớn từ 1 đến 3 tháng
Một trong những tin thể khó ‘nuôi cấy’ nhất
Có những loại tinh thể lại được tạo nên từ những chất rất quen thuộc
Chia sẻ về quá trình nuôi tinh thể’, bạn Hà Hải Dương (Lớp 10 Chuyên Hóa – THPT Chuyên Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội) cho biết: ‘Muốn tạo ra ra một tinh thể, ‘bố mẹ nuôi’ cần tạo mầm tinh thể từ dung dịch quá bão hòa để tinh thể kết tinh dần trong dung dịch. Chúng ta sẽ chọn một trong số các viên đó (viên đẹp nhất) và tiếp tục hàng ngày thao tác pha dung dịch bão hoà và nuôi cấy viên tinh thể mầm. Sau đó, người nuôi sẽ kiên trì chờ đợi để các mầm tinh thể lớn dần theo thời gian’.
Để nuôi một đơn tinh thể đủ lớn và đẹp, người nuôi cần sự tỉ mỉ trong từng công đoạn. Nếu không khéo léo tinh thể có thể bị tan một phần hoặc hoàn toàn, hoặc đơn giản chỉ cần nhiệt độ không phù hợp quá cao hay quá thấp cũng đủ khiến tinh thể ‘qua đời’. Việc nuôi tinh thể càng khó lại càng kích thích các bạn trẻ ham tìm hiểu hơn.
Khi lấy tinh thể ra khỏi dung dịch nuôi, phải nhanh chóng làm sạch. Nếu không môi trường tự nhiên sẽ nhanh chóng làm kết tủa chất trên bề mặt tinh thể và làm cho tinh thể không có hình dáng mong muốn và không có độ trong suốt.
Một điều đặc biệt nữa trong việc ‘nuôi cấy tinh thể’ đó là màu sắc khi tinh thể trưởng thành là màu hoàn toàn tự nhiên chứ không phải nhờ phẩm. ‘Ví dụ như tinh thể đồng sulfat sẽ có màu xanh, tinh thể Kali ferixyanua sẽ có màu đỏ tự nhiên, còn tinh thể phèn thì màu trong suốt. Lúc tinh thể đã đạt đến độ lớn nhất định, chúng mình sẽ tô sơn móng tay không màu lên để tạo độ bóng, nhìn tinh thể vừa trong lại vừa bền hơn’ – bạn Trần Tùng Lâm, trưởng ban chuyên môn của dự án lần này và cũng là người phụ trách chính của việc nuôi tinh thể chia sẻ.
Tùng Lâm cũng bộc bạch: ‘Trước kia lúc mới tập nuôi tinh thể mình chọn CuSO4 để nuôi vì theo nhiều người nó dễ nuôi nhất. Nó đã để lại cho mình nhiều kỷ niệm. Một trong những kỷ niệm mình nhớ nhất đó là: sau khi lấy mầm tinh thể trực tiếp bằng tay, lúc đó tay mình có dính dung dịch đồng sunfat màu xanh nước biển. Như một thói quen, khi ướt mình thường quệt tay vào áo… Và bạn biết kết quả là như nào rồi ấy, mình mất nguyên 1 ngày để giặt áo đồng phục mà vết màu xanh vẫn còn không hết được. Đó là kỷ niệm mà mình thấy đẹp nhất.’
Những viên tinh thể màu sắc được kì công nuôi dưỡng
Bạn Bùi Hương Thảo (Lớp 10 Chuyên Hóa – Trường THPT Chuyên Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội), cho biết ‘ Mình mới nuôi tinh thể được vài tháng. Lúc đầu chỉ là thấy bạn bè nuôi thì làm theo nhưng sau đó thì mê luôn’.
Mỗi người có thể chọn cách ‘nuôi’ khác nhau và lựa chọn các chất khác nhau để cho ra đời vô vàn các ‘em bé’ tinh thể. Nhưng quá trình trưởng thành của các ‘bé’ đều phải được thực hiện theo các bước cơ bản.
Cuộc gặp gỡ hội ‘phụ huynh tinh thể’
Hải Dương chia sẻ thêm rằng việc nuôi tinh thể là do cậu và các bạn trong Câu lạc bộ nghiên cứu từ các diễn đàn Hóa học, qua mạng internet hoặc từ sách giáo khoa. Thấy việc nuôi khá đơn giản và sẵn niềm yêu thích khám phá nên cậu đã tự nuôi mà không cần nhờ nhiều đến sự trợ giúp của các thầy cô. Hầu hết các bạn trong Câu lạc bộ đều tìm hiểu về tinh thể từ năm lớp 8 nhưng đến lớp 10 mới có đủ điều kiện và thời gian để nghiên cứu sâu hơn. Chi phí để nuôi cấy tinh thể có thể lấy từ quỹ câu lạc bộ hoặc từ tiền ủng hộ.
Vì yêu thích hóa học, Dương và các bạn đã tổ chức một số sự kiện nhỏ để giao lưu, giới thiệu về những đứa con tinh thần của mình – các viên tinh thể đầy màu sắc. Các sự kiện đều được không chỉ các bạn học sinh trong trường quan tâm mà còn thu hút đông đảo những người yêu thích Hóa học tham dự.
Rất nhiều bạn trẻ đến tham dự minishow Crystal giao lưu, giới thiệu về tinh thể
Bạn nghĩ sao nếu về việc tự nuôi một viên tinh thể để đem tặng cạ cứng?
Khi trở thành ‘bố mẹ’ của các ‘bé’ tinh thể, chắc chắn trong quá trình ‘nuôi con’ sẽ gặp vô số khó khăn. Nếu có vấn đề gì thắc mắc muốn tham khảo các bạn có thể tìm đến các trang Facebook như Tinh thể học – Crystallography, Beautiful Chemistry hoặc các nhóm nuôi tinh thể tại trang Tôi yêu Hóa học.
Vào ngày 4/5 sắp tới, Dương và các bạn trong câu lạc bộ sẽ tổ chức một sự kiện mang tên ChemStorm 2019 tại trường của cậu, đây là sự kiện thường niên khai thác sâu về lĩnh vực Hoá học của câu lạc bộ Hoá Học trường THPT Chuyên Khoa Học Tự Nhiên và câu lạc bộ Hoá Học Đại Học Khoa Học Tự Nhiên. Nếu các bạn là những người đam mê, yêu thích về tinh thể hay Hóa học hãy cùng đến tham dự chương trình thú vị này nhé!
Theo baodatviet
Team ghét Hóa học bớt hận khi thấy thiệp cưới siêu xinh của cô giáo dạy môn học này
Tấm thiệp với ý tưởng độc lạ này hiện đang phát 'sốt' trong cộng đồng MXH Ấn Độ.
Các nhà khoa học đã chứng minh được trong tình yêu chắc chắn phải có phản ứng hóa học thực chất nào đó giữa hai người, tạo ra những chất xúc tác giúp thúc đẩy cảm xúc yêu thương cuồng nhiệt hơn như hormone Dopamine - hợp chất giúp người ta cảm thấy hạnh phúc; oxytocin - hợp chất an nhiên, bình thản hay norepinephrine - hợp chất kích động, hưng phấn,...
Đến từ bang Kerala (Ấn Độ), chị Soorya Vithun Nair đã thiết kế thiệp mời với nhiều chi tiết đặc trưng của chính môn mình dạy là Hóa học - môn mà nhiều học sinh vừa 'sợ' vừa 'hận'.
Bìa ngoài của tấm thiệp in hình chai 'hóa chất tình yêu' màu hồng nổi bật, bên trong ghi rõ địa điểm tổ chức tiệc cưới, còn ở dưới là thời gian tổ chức. Tên tân lang và tân nương được viết tắt theo kiểu ký hiệu của các nguyên tố hóa học. Phản ứng hóa học giữa hai 'nguyên tố' Sa và Vn này là đang 'kết hôn', chất xúc tác chính là bình hóa chất màu hồng kia.
Bên trong thiệp cưới
Nội dung thiệp cưới là hình cấu trúc hóa học của tình yêu - 'LOVE' và lời mời cưới đặc trưng môn hóa của cặp đôi chính: 'Hai nguyên tử Vithun và Soorya đã quyết định hợp thành một phân tử với năng lượng kích hoạt từ bố mẹ hai bên... Sự có mặt của các bạn là chất xúc tác duy nhất mà chúng tôi mong đợi'. Ngay cả ngày và địa điểm tổ chức buổi lễ đều được ghi thành ngày phản ứng hóa học và phòng thí nghiệm nơi phản ứng xảy ra.
Kết thiệp là hình ảnh với dòng chữ: 'Hóa học kết nối chúng ta đồng lòng'
Thiết kế thiệp cưới độc đáo trên đã gây 'sốt' trên MXH Ấn Độ, ngay cả Chủ tịch Quốc hội - ông ShaShi ThaRoor cũng chia sẻ bài viết về tấm thiệp trên Twitter cá nhân của mình với lời chúc: 'Chúc cho họ sẽ có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc! Mong phản ứng hóa học giữa họ sẽ luôn chói sáng... mang đến cả ánh sáng lẫn nhiệt độ và sinh học sẽ kết thành những đứa trẻ xinh đẹp!'.
Chủ nhân của tấm thiệp viral trên mạng
Được biết chị Soorya cùng anh Vithun Chandra Sekhar đã kết hôn hạnh phúc vào ngày 14/12 vừa qua và cả hai đều rất vui mừng khi thấy mọi người quan tâm đặc biệt về tấm thiệp, đồng thời cũng nhận được rất nhiều lời chúc mừng hạnh phúc từ cư dân cộng đồng mạng.
Theo 2sao
Sợ học sinh quên bài, cô giáo "hạ lệnh" chép công thức Hoá học ra tờ giấy to như "chiếu dời đô" gắn trong lớp Cứ mỗi lần quên công thức nào là chạy lại cuối lớp xem ngay công thức đó. Học kiểu này có muốn bị điểm kém cũng khó nhỉ? Ai đã từng là học sinh chắc hẳn sẽ không còn xa lạ gì với hệ thống những công thức hay định lí dài loằng ngoằng khó nhớ trong các môn học như Toán, Vật...