Điều gì khiến Tổng thống Nga Putin ra lệnh rút quân khỏi Syria?
Tổng thống Valdimir Putin cho rằng, Nga đã đạt được mục tiêu của mình ở Syria, giờ là lúc cần phải rút quân nhường chỗ cho các cuộc đàm phán.
Theo Sputnik News, phát biểu với hãng RIA Novosti ngày 14/3, Tổng thống Nga nhấn mạnh: “Tôi cho rằng, nhiệm vụ mà Bộ Quốc phòng và các lực lượng vũ trang được giao đã được hoàn thành.
Chính vì thế, tôi ra lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng Nga từ ngày mai (15/3) sẽ tiến hành rút hầu hết quân đội Nga ra khỏi Syria. Nhờ có sự tham gia của quân đội Nga, các lực lượng vũ trang Syria đã đạt được những bước ngoặt cơ bản trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế”.
Tổng thống Nga Putin trong cuộc gặp với giới chức Nga trước khi tuyên bố rút quân khỏi Syria. Ảnh Reuters
Tổng thống Nga cũng bày tỏ hy vọng, quyết định rút quân của Nga sẽ khuyến khích các bên tham gia cuộc xung đột ở Syria sẽ theo đuổi một nghị quyết về hòa bình cho quốc gia Trung Đông này.
“Tôi yêu cầu Bộ Ngoại giao cần tăng cường sự tham gia của Nga trong việc thúc đẩy tiến trình hòa bình nhằm hướng tới một giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Syria”, ông Putin nói.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo ông Putin, Nga sẽ không rút toàn bộ binh sĩ ra khỏi Syria mà vẫn duy trì một lực lượng nhỏ tại đây bởi thời hạn chót cho việc này vẫn chưa đến. Tổng thống Putin cho biết, quân đội Nga sẽ hiện diện tại căn cứ Hải quân Tartus và căn cứ Không quân Hmeymim ở tỉnh Latakia.
“Các căn cứ của chúng tôi, bao gồm căn cứ Hải quân Hải quân Tartus và căn cứ Không quân Hmeymim ở Latakia sẽ vẫn hoạt động như bình thường. Các lực lượng này đã thường xuyên có mặt tại Syria từ rất lâu rồi và bắt đầu từ ngày hôm nay (14/3), chúng tôi sẽ thực hiện một nhiệm vụ quan trọng trong việc giám sát lệnh ngừng bắn và tạo điều kiện để thực hiện tiến trình hòa bình ở Syria”.
Cùng chung quan điểm này, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin cho rằng, quyết định rút quân của Nga khỏi Syria sẽ giúp thúc đẩy nỗ lực của Nga trong việc hướng tới một thỏa thuận chính trị tại quốc gia Trung Đông này.
Cũng theo ông Churkin, ông sẽ thông báo với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về kế hoạch rút quân của Nga trong một phiên họp kín nhằm nghe báo cáo của Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc Staffan de Mistura báo cáo về vòng đàm phán mới nhất về tình hình Syria.
Trong khi đó, người phát ngôn điện Kremlin, Dmitry Peskov cho biết, Nga đã thông báo cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad về quyết định của ông Putin.
Tuyên bố từ văn phòng của Tổng thống Syria Assad nhấn mạnh, dù đã quyết định rút quân khỏi Syria, Nga vẫn cam kết tiếp tục ủng hộ Chính phủ Syria trong việc “chống lại chủ nghĩa khủng bố”.
Tổng thống Assad cũng khen ngợi “sự chuyên nghiệp, dũng cảm và anh hùng” của binh sĩ và sĩ quan quân đội Nga và cảm ơn Nga đã giúp đỡ nhiệt thành trong cuộc chiến chống khủng bố và viện trợ nhân đạo cho thường dân Syria.
Ông Assad cũng bày tỏ hy vọng các cuộc đàm phán hòa bình đang diễn ra tại Geneva sẽ đạt được kết quả thực sự./.
Trần Khánh
Theo VOV
Lãnh đạo Triều Tiên ra lệnh sớm thử đầu đạn hạt nhân và tên lửa đạn đạo
Ngày 15-3, Triều Tiên cho biết, nước này có kế hoạch sẽ "sớm" tiến hành các vụ thử đầu đạn hạt nhân và tên lửa đạn đạo, khi mà căng thẳng vẫn tăng cao, sau các vụ thử một số loại vũ khí bị cấm của nước này hồi đầu năm nay.
"Nhà lãnh đạo Kim Jong Un ... đã ra lệnh tiến hành một vụ thử nghiệm để đánh giá sự ổn định nhiệt của đầu đạn tên lửa và sự ăn mòn của lớp sơn chịu nhiệt, được thiết kế và chế tạo bằng nỗ lực và công nghệ trong nước", hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đưa ra mệnh lệnh trên khi giám sát một vụ thử nghiệm thành công trên mô hình sự trở về khí quyển của một tên lửa đạn đạo. Vụ thử mô phỏng này nhằm đo "sự ổn định cấu trúc nhiệt động học của các vật liệu chịu nhiệt mới phát triển".
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Ông Kim Jong-un đã chỉ đạo các cơ quan liên quan chuẩn bị trước để sẵn sàng thử nghiệm một vụ nổ đầu đạn hạt nhân và nhiều loại tên lửa đạn đạo có thể mang đầu đạn hạt nhân nhằm tăng cường hơn nữa niềm tin về khả năng tấn công hạt nhân.
Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự Mỹ và Hàn Quốc vẫn nghi ngờ Triều Tiên đã thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân được thu nhỏ để gắn lên đầu đạn hay đã làm chủ được công nghệ thu hồi để đưa tên lửa trở lại khí quyển.
Căng thẳng đang gia tăng trên bán đảo Triều Tiên kể từ khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 4 hồi tháng 1-2016. Tháng trước, họ lại phóng tên lửa đạn đạo tầm xa mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-4 lên quỹ đạo.
Trong tuần vừa qua, Bình Nhưỡng tuyên bố đã thu nhỏ được một đầu đạn hạt nhân để có thể gắn lên tên lửa. Nếu thành công, vụ thử này có nghĩa là Triều Tiên đã trở thành một mối đe dọa sống còn đối với nhân dân Hàn Quốc và cả những người sống trên lục địa nước Mỹ.
Theo_An ninh thủ đô
"Bộ trưởng chiến tranh" IS chưa chết "Bộ trưởng chiến tranh" IS bị thương rất nặng và đã được đưa về căn cứ chính của IS ở TP Raqqa (Syria) điều trị. Ngày 10-3, Tổ chức quan sát nhân quyền Syria (SOHR) cho biết thủ lĩnh cấp cao của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Omar al-Shishani được biết đến với biệt hiệu là Omar the...