Điều gì khiến Nhật đưa hàng ngàn quân đến Mỹ
Bất chấp quan ngại của Trung Quốc, hàng nghìn quân Nhật sẽ tham gia cuộc tập trận ở California nhằm nâng cao khả năng tấn công đổ bộ.
Hãng tin Mỹ AP cho biết Nhật điều 3 chiến hạm, khoảng 1.000 binh sỹ và 4 máy bay chiến đấu tham gia cuộc tập trận ở California dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 11/6.
Bắc Kinh lo ngại?
Các quan chức quân sự hai nước cho biết cuộc tập trận này sẽ giúp lực Lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) phản ứng tốt hơn trước khủng hoảng, chẳng hạn như thiên tai.
Tuy nhiên, Trung Quốc lại có cái nhìn khác về cuộc tập trận chung này trong bối cảnh căng thẳng leo tháng giữa Bắc Kinh và Tokyo về tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
Cuộc tập trận này diễn ra sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama và có đề cập đến tình hình căng thẳng trên Thái Bình Dương.
Nhật Bản điều 3 chiến hạm, khoảng 1.000 binh sỹ và 4 máy bay chiến đấu tham gia cuộc tập trận ở California
Video đang HOT
Bắc Kinh đã yêu cầu Washington và Tokyo hủy cuộc tập trận, hãng tin Kyodo của Nhật dẫn một nguồn tin giấu tên trong Chính phủ Nhật cho biết.
Trong khi đó, các Bộ Quốc phòng và Ngoại giao Nhật không xác nhận Trung Quốc có đề nghị gì về cuộc tập trận hay không mà chỉ nói rằng SDF vẫn tập trận theo kế hoạch.
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trả lời khi được hỏi họ có yêu cầu hủy cuộc tập trận này hay không. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi chỉ phát biểu: “Chúng tôi hy vọng các bên liên quan có thể tập trung vào hòa bình và ổn định ở khu vực và hành động nhiều hơn để góp phần xây dựng lòng tin lẫn nhau”.
Hải quân Nhật mạnh, nhưng năng lực đổ bộ yếu
Các quan chức quân sự Mỹ nói rằng củng cố năng lực đổ bộ của Nhật Bản là cần thiết khi mà Mỹ đang tập trung phát triển chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương.
Nhật Bản nằm trong số các nước có hải quân được trang bị và huấn luyện tốt nhất. Tuy nhiên năng lực tấn công bờ biển và các khả năng đổ bộ đều yếu kể từ khi Lực lượng phòng vệ Nhật Bản của họ ra đời vào giữa những năm1950.
Để đối phó với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, Nhật Bản đã mua nhiều thủy phi cơ và tăng cường huấn luyện binh sỹ để chuẩn bị cho các cuộc xung đột xung quanh các hòn đảo nhỏ.
Nhật Bản nằm trong số các nước có hải quân được trang bị và huấn luyện tốt nhất
Nước này cũng tái bố trí binh lực để có thể giám sát và phòng vệ tốt hơn các tuyến hàng hải của họ.
Ông Takashi Inoue, người phát ngôn của SDF, cho biết cuộc tập trận này sẽ giúp quân Nhật có những kỹ năng “thật sự cần thiết” để có thể triển khai nhanh chóng, bất kể là để bảo vệ lãnh thổ hay cứu hộ thiên tai thảm họa.
Với năng lực đổ bộ hạn chế, Nhật đã phải nhờ lực lượng thủy quân lục chiến của Mỹ cứu các nạn nhân sóng thần hồi năm 2011 dọc theo bờ biển nước này.
Theo vietbao
Nhật tiến tới khả năng tấn công phủ đầu kẻ thù
Kênh CNTV của Trung Quốc đưa tin Đảng Dân chủ tự do cầm quyền đã thông qua đề xuất xây dựng "lực lượng quốc phòng cơ động cứng rắn".
Theo đó, kế hoạch cũng kêu gọi Tokyo tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển và đất liền, cải thiện hệ thống cảnh báo sớm và đầu tư vào quốc phòng trên mạng.
Lực lượng máy bay trinh sát chống ngầm P-3C của Nhật
Một trong những đe dọa là khả năng CHDCND Triều Tiên tấn công tên lửa vào Nhật Bản, Hàn Quốc và các căn cứ của Mỹ, cũng như sự gây hấn của Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
"Chúng ta vừa đi qua giai đoạn người dân Nhật Bản cảm thấy vô cùng lo sợ về an ninh quốc gia - Yasuhide Nakayama, chính trị gia lãnh đạo nhóm phụ trách phác thảo đề xuất, nhận định - Chúng ta cần phải tái cân bằng chính sách nền tảng của chúng ta".
Đề xuất đưa ra trong bối cảnh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang thúc đẩy thay đổi khoản 9 của hiến pháp, trong đó loại bỏ việc cấm Tokyo coi "chiến tranh là quyền tối cao của quốc gia".
Nó đồng nghĩa với việc cho phép Nhật có một lực lượng quốc phòng quốc gia dưới sự chỉ huy của thủ tướng. Ông Abe xem việc sửa đổi hiến pháp là mục tiêu hàng đầu trong nhiệm kỳ của mình.
Tuy nhiên, ông Nakayama cho biết Nhật Bản phải vượt qua các thách thức nếu muốn xây dựng khả năng tấn công các mục tiêu ở nước ngoài.
Theo đó, Tokyo phải tăng cường đầu tư vào nâng cấp công nghệ vũ khí, vốn trước nay chỉ phục vụ nhu cầu tự vệ. Ngoài ra, Nhật cũng phải có sự giải thích rõ ràng với các quốc gia châu Á về sự trỗi dậy quân sự của Nhật.
Theo vietbao
Sợ TQ chiếm đảo, quân đội Nhật trỗi dậy sau 7 thập kỷ Đảng cầm quyền Nhật Bản đề xuất kế hoạch tăng cường khả năng tấn công đổ bộ, tấn công phủ đầu, năng lực phòng thủ tên lửa trên biển và đất liền lần đầu tiên trong suốt 70 năm qua. Ngoài việc đề xuất các chính sách mới, họ cũng kêu gọi Chính phủ Nhật Bản tăng cường các hệ thống cảnh báo...