Điều gì khiến cho Đảo rắn trở thành nơi đáng sợ nhất trên Trái đất?
Không giống như những hòn đảo đẹp như tranh vẽ khác thu hút đông đảo khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Đây là ngôi nhà duy nhất của một trong những loài rắn nguy hiểm nhất và có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới – rắn hổ lục đầu giáo vàng.
Đảo rắn ở đâu?
Nằm cách trung tâm thành phố Sao Paulo khoảng 93 km, ngoài khơi bờ biển Brazil, là hòn đảo có tên Ilha da Queimada Grande, còn có biệt danh khét tiếng là “Đảo rắn”.
Hòn đảo này có độ cao 206 mét so với mực nước biển, có diện tích rất nhỏ, khoảng 43 ha. Khí hậu ở đây rất ôn hòa, không khác gì so với hòn đảo lân cận Nimer. Hòn đảo này có nhiều loại thảm thực vật và địa hình của nó cũng rất đa dạng.
Đảo rắn hiện tại không có người ở. Gia đình người canh giữ ngọn hải đăng trên đảo là những người cuối cùng xuất hiện trên đảo là từ năm 1920. Người ta cho rằng rắn đã lẻn vào nhà qua các cửa sổ và giết hại cả gia đình xấu số.
Theo các nhà nghiên cứu, 62 mẫu Anh của hòn đảo được bao phủ bởi rừng mưa nhiệt đới, trong khi các khu vực còn lại là đá cằn cỗi và đồng cỏ trống trải. Sự mất cân bằng này đến từ hành vi tàn phá rừng của con người trong quá khứ, hiện đang thể hiện rõ ràng ở mọi ngóc ngách của hòn đảo.
Trên thực tế, nạn phá rừng cũng là nguyên nhân dẫn đến tên của hòn đảo như ngày nay – “queimada” là một từ tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là “cháy rừng”. Một vài thập kỷ trước, người dân địa phương đã cố gắng đốt rừng tại hòn đảo này để lấy chỗ trồng chuối. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, hòn đảo này đã bị bỏ hoang và trở thành ngôi nhà của các loài rắn, với mật độ từ 1 đến 5 con rắn trên một mét vuông.
Theo các chuyên gia cho rằng việc hiện diện của loài rắn hổ lục đầu giáo vàng là kết quả của mực nước biển dâng cao. Khoảng 10.000 năm trước, Đảo rắn từng là một phần đất liền của Brazil nhưng khi nước biển dâng cao, nó đã tách ra và biến thành hòn đảo như ngày nay.
Những con rắn trên đảo rắn nguy hiểm như thế nào?
Theo Marcelo Duarte, một nhà sinh vật học tò mò, người có can đảm và táo bạo đến thăm Đảo Rắn hơn 20 lần, tuyên bố có từ một đến năm con rắn trên một mét vuông là hơi cường điệu. Con số thực tế có lẽ chỉ là một con rắn trên một mét vuông, nhưng đây cũng là con số đáng kinh ngạc.
Video đang HOT
Đảo Queimada Grande là nhà của những con rắn đầu giáo vàng, một loài rắn hổ độc và hung dữ. Tuy nhiên hoàn đảo này cũng sở hữu hàng trắm loài rắn độc khác.
Nọc độc của một con rắn này mạnh hơn gấp 5 lần so với nọc độc rắn ở trong đất liền, có thể gây chết người chỉ trong một giờ sau khi bị cắn nếu không kịp thời sơ cứu và di chuyển tới cơ sở y tế gần nhất.
Vì môi trường trên đảo bị cô lập với đất liền, do đó đây là một hệ sinh thái khép kín với lượng tài nguyên có hạn, bởi vậy những loài rắn ở đây phải cạnh tranh với nhau rất khốc liệt để có thể sinh tồn. Theo đó, những loài rắn độc tại đây đã tiến hóa để tối ưu khả năng kiếm ăn thông qua nọc độc – nhanh chóng vô hiệu hóa và giết chết những con chim biển trước khi chúng bay đi.
Vì vậy, những con rắn hổ lục đầu giáo vàng dài nửa mét sống trên Đảo rắn cũng sở hữu nọc độc cực mạnh và gây chết người, nọc độc của chúng có thể nhanh chóng làm tan chảy phần thịt xung quanh vết cắn. Loài rắn này là nguyên nhân chính gây ra nhiều trường hợp tử vong liên quan đến rắn cắn ở Brazil.
Có bao nhiêu con rắn hổ lục đầu giáo vàng sống trên đảo?
Hòn đảo này hiện là nhà của khoảng 430.000 con rắn hổ lục đầu giáo vàng, nhưng những ước tính gần đây lại cho thầy rằng con số này đang ngày cảng giảm. Theo ước tính của một nhà chăn nuôi bò sát từ một chương trình của Discovery Channel vào năm 2015, có khoảng 2.000 đến 4.000 cá thể rắn hổ lục đầu giáo vàng tồn tại ở đó. Quần thể của loài này đang phải đối mặt với bệnh tật và những biến dị di truyền đến từ giao phối cận huyết.
Danh sách đỏ các loài bị đe dọa của IUCN khẳng định rằng rắn hổ lục đầu giáo vàng đang bị đe dọa nghiêm trọng do số lượng tổng thể của chúng thấp. Nó cũng được đưa vào danh sách các loài bị đe dọa ở Brazil.
Người dân ở các cộng đồng ven biển gần Queimada Grande thường kể hai câu chuyện về những cái chết xảy ra trên Đảo rắn. Một liên quan đến một ngư dân vô tình đến đảo để hái chuối. Tất nhiên, anh ta bị rắn cắn, nhưng vẫn có thể quay trở lại thuyền của mình, nơi nọc độc của con rắn nhanh chóng tấn công anh ta. Sau đó, anh ta được phát hiện trên boong thuyền trong một vũng máu lớn.
Trong khi đó, câu chuyện thứ hai lại kể về người gác hải đăng cuối cùng và gia đình anh ta trên đảo. Một buổi tối, một đàn rắn đã đột nhập qua cửa sổ và tấn công người đàn ông, vợ anh ta cùng ba đứa con của họ. Họ chạy về phía thuyền của mình trong nỗ lực cuối cùng để trốn thoát, nhưng khi làm như vậy, họ lại tiếp tục bị tấn công bởi những con rắn trên cây phía trên.
Chính phủ Brazil đã cấm con người đặt chân lên hòn đảo này. Chính phủ kiểm soát chặt chẽ các chuyến viếng thăm Ilha da Queimada Grande. Hiện nay, chỉ có lực lượng Hải quân ở quốc gia này cùng những chuyên gia nghiên cứu hoặc nhà quay phim mới được phép tới đây nhằm mục đích để bảo trì cho ngọn hải đăng, cũng như tìm hiểu về hệ sinh thái “nguyên sơ” vô cùng độc đáo trên hòn đảo nguy hiểm này.
Trên thực tế, ở thời điểm hiện tại, chỉ Hải quân Brazil và các nhà nghiên cứu được chọn đã được Viện bảo tồn đa dạng sinh học Chico Mendes chấp thuận mới được phép tiếp cận đảo Queimada Grande. Ngoài ra, nơi này cấm người bình thường tiếp cận để bảo vệ tính mạng của họ cũng như những quần thể rắn trên đảo.
Ngọn núi lửa lớn nhất Hệ Mặt Trời đang ở đâu?
Đỉnh Olympus trên Sao Hỏa là ngọn núi cao nhất được biết đến trong số tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời, nó cao gấp 2,4 lần đỉnh Everest, và bạn buộc phải đứng bên ngoài không gian nếu muốn ngắm toàn cảnh ngọn núi này.
Đỉnh Olympus (Olympus Mons) trên Sao Hỏa cao hơn 21.171 mét so với mốc chuẩn của Sao Hỏa, tức là gấp khoảng 2,4 lần độ cao của đỉnh Everest (bao gồm cả độ dày của tuyết trên đỉnh - 8.848 mét so với mực nước biển). Tuy nhiên nếu tính từ chân núi đến đỉnh núi theo chiều thẳng đứng thì đỉnh Olympus sẽ cao tới 21.900 mét.
Đỉnh Olympus, là một ngọn núi lửa hình khiên trên Sao Hỏa. Núi lửa hình khiên là một núi lửa lớn với bề mặt trên rộng và độ dốc thoải, giống như một chiếc khiên. Những ngọn núi lửa có hình dạng này cũng tồn tại với số lượng lớn trên Trái Đất, ví dụ như Đảo lớn Hawaii là một ngọn núi lửa hình khiên điển hình với diện tích 10.414 km vuông, độ cao khoảng 4.000 mét.
Một số người nói chiều cao của nó có thể không đúng như vậy vì không có đại dương trên Sao Hỏa. Tuy nhiên, dù trên Sao Hỏa không có mực nước biển, nhưng mốc Sao Hỏa được đề cập ở đây cũng có ý nghĩa tương đương với mực nước biển trên Trái Đất. Ngoài ra, mốc này không phải là điểm thấp nhất trên bề mặt Sao Hỏa, ví dụ như vùng đồng bằng 1.000 km nằm ở phía tây bắc của Olympus Mons, nó có độ cao thấp hơn 5.000 mét khi so với mốc chuẩn của Sao Hỏa.
Nếu tính từ đồng bằng này làm điểm tham chiếu, chiều cao thẳng đứng của đỉnh Olympus sẽ lên tới 26 km.
Nếu hệ quy chiếu trắc địa (datum) của Sao Hỏa bằng với mực nước biển của Trái Đất chúng ta, thì chiều cao của đỉnh Olympus gần gấp 2,4 lần đỉnh Everest của Trái Đất! Miệng núi lửa của ngọn núi lửa hình khiên này bao gồm 6 hố sụp đổ chồng lên nhau, với chiều dài và chiều rộng là 80 x 60 km.
Nơi sâu nhất dưới mực nước biển của Trái Đất là rãnh Mariana, nơi sâu nhất có độ sâu tới 11.000 mét, nhưng nó lại không đại diện cho độ sâu trung bình của toàn bộ đại dương. Độ sâu trung bình của các đại dương trên Trái Đất là khoảng 3.700 mét, nếu lấy độ sâu này làm mốc trắc địa của Trái Đất thì độ cao tuyệt đối của đỉnh Everest sẽ là 12.548 mét, từ đó có thể thấy nó vẫn thấp hơn nhiều so với đỉnh Olympus trên Sao Hỏa.
Olympus Mons nằm ở 18,65 độ vĩ Bắc và 226,2 độ kinh Đông trên Sao Hỏa. Chiều rộng của toàn bộ ngọn núi là khoảng 600 km, nghĩa là khoảng cách đường thẳng nằm ngang trung bình từ chân núi đến đỉnh núi có thể đạt tới 300 km. Do đó, đỉnh Olympus hoàn toàn không thể nhìn thấy từ chân núi, và nó chỉ có thể được nhìn thấy toàn bộ từ không gian.
Cho đến nay, sự đồ sộ của đỉnh Olympus vẫn được coi là độc nhất vô nhị trong Hệ Mặt Trời, và chưa từng có hành tinh nào được tìm thấy có một ngọn núi lớn như vậy. Bởi vì kích thước khổng lồ của nó, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy hình ảnh đầy đủ của nó từ bề mặt Sao Hỏa.
Đỉnh Everest là đỉnh cao nhất của dãy Himalaya, độ cao trung bình của dãy Himalaya là 6.000 mét, được hình thành do sự va chạm và đùn đẩy của hai mảng lục địa lớn. Khác với đỉnh Olympus, sườn núi Everest rất dốc, sườn phía Bắc có độ dốc trung bình lên tới 45 độ, nhiều nơi còn là vách đá dựng đứng nên việc leo trèo khá khó khăn.
Đỉnh Olympus mặc dù có độ cao thẳng đứng lớn, nhưng nó lại không dốc đứng như đỉnh Everest, độ dốc của nó rất thoải, bởi vậy có thể nói rằng nếu leo lên đỉnh Olympus, chúng ta sẽ gặp ít khó khăn hơn khi so với việc leo lên đỉnh Everest.
Olympus Mons là một ngọn núi lửa và nó đã từng phun trào trong quá khứ, nhưng sau đó lõi của Sao Hỏa dần nguội đi, hiện tại nó chỉ là một ngọn núi lửa đã tắt, và đây cũng được coi là ngọn núi lửa lớn nhất trong Hệ Mặt Trời với diện tích khoảng 300.000 km vuông.
Olympus Mons là một núi lửa hình khiên và dạng núi lửa này cũng tồn tại trên Trái Đất. Mauna Loa (tiếng Hawaii: Mauna Kea) là một trong những núi lửa hình khiên lớn nhất trên Trái Đất. Ngoài ra, núi lửa Mauna Loa cũng là ngọn núi có độ cao chênh lệch từ chân núi đến đỉnh núi lớn nhất trên Trái Đất, tính từ chân núi ở độ cao 5.998 mét dưới mực nước biển Thái Bình Dương đến đỉnh thì ngọn núi ở độ cao 4.205 mét so với mực nước biển, chênh lệch độ cao giữa chân núi và đỉnh núi là 10.203 mét.
Núi được cấu tạo chủ yếu bằng đá do đó khả năng chịu áp lực của chúng là có hạn. Các nhà khoa học cho biết, môi trường trọng lực của Trái Đất đã đặt ra giới hạn cho độ cao của những ngọn núi, độ cao của núi trên Trái Đất sẽ không thể vượt quá 20.000 mét, thậm chí rất khó vượt qua 15.000 mét. Độ cao của đỉnh Everest từng vượt quá 10.000 mét, nhưng nó nhanh chóng bị hạ xuống.
Sở dĩ trên Sao Hỏa có núi cao hơn Trái Đất là vì lực hấp dẫn của Sao Hỏa nhỏ hơn Trái Đất rất nhiều, thể tích của hành tinh này cũng chỉ bằng 1/7 Trái Đất và khối lượng của nó cũng chỉ bằng 1/11 Trái Đất.
Áp suất trên Sao Hỏa vốn dĩ rất thấp, chỉ bằng khoảng 0,75% áp suất khí quyển trên Trái Đất, và khi lên đến đỉnh Olympus, áp suất tại đó chỉ bằng 8% so với mức cơ bản của Sao Hỏa; trên đỉnh Everest, áp suất khí quyển là 33%. Do đó, có thể thấy rằng môi trường của đỉnh Olympus sẽ tồi tệ và khắc nghiệt hơn rất nhiều so với đỉnh Everest.
Khối lượng nhỏ và lực hấp dẫn nhỏ sẽ khiến cho giới hạn chiều cao của các ngọn núi lớn hơn. Trên thực tế, khối lượng của các hành tinh trong vũ trụ càng nhỏ thì hình dạng của chúng càng ít tròn và độ cao cực đại của các đỉnh trên bề mặt của chúng vượt xa độ cao của Trái Đất.
Bí ẩn về loài cây có từ thời tiền sử vẫn 'sống khỏe' tại châu Phi Giống như những loài cây xuất hiện trong Công viên kỷ Jura, Dendrosenecio kilimanjari là một loài cây có vẻ ngoài hết sức kỳ lạ và chỉ có thể được tìm thấy trên đỉnh núi Kilimanjaro ở Tanzania, châu Phi. Kilimanjaro, ngọn núi cao nhất ở châu Phi, là một nơi khá hấp dẫn đỗi với giới khoa học cũng như những người...