Điều gì khiến bức vẽ hai cô gái Tahiti được mua với giá hơn 6.000 tỉ?
Bức sơn dầu hai cô gái Tahi mà họa sĩ nổi tiếng người Pháp Paul Gauguin vừa được mua với giá 300 triệu USD (tương đương hơn 6,2 nghìn tỉ). Bức vẽ này đang được cho là có giá đắt nhất thế giới đối với một tác phẩm nghệ thuật đơn lẻ.
Theo New York Times, bức tranh có tên gọi Nafea Faa Ipoipo được Qatar mua lại từ một nhà sưu tập Thụy Sĩ có tên Rudolf Staechelin vào cuối tuần qua.
Ông Staechelin từ chối tiết lộ cụ thể danh tính người mua song nhiều nguồn tin cho biết một bảo tàng Qatar đã đứng ra mua bức vẽ. Phía Qatar chưa xác nhận thương vụ này.
Bức tranh được bán với giá 300 triệu USD
Nafea Faa Ipoipo (Khi nào em kết hôn – PV) là bức vẽ miêu tả hai phụ nữ trẻ Tahiti, một người mặc bộ váy truyền thống của địa phương, còn người mặc trang phục theo phong cách truyền giáo phương Tây.
Gauguin vẽ bức tranh này năm 1892. Ông đến Tahiti lần đầu vào năm 1891 với mong muốn sẽ tìm được một thiên đường cho tác phẩm của mình song Tahiti lúc đó không còn “nguyên thủy” mà bị chiếm làm thuộc địa.
Video đang HOT
Nafea Faa Ipoipo – bức tranh pha trộn giữa hai bản sắc văn hóa lấy hình tượng hai người phụ nữ Tahiti đã nói lên điều này. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, thông điệp bức vẽ không chỉ dừng lại ở đó. Chính vì thế nó mới có mức giá “trên trời”.
Nafea Faa Ipoipo được treo ở bảo tàng nghệ thuật Kunstmuseum Basel ở Thụy Sĩ mãi cho đến khi nó được bán với giá 300 triệu USD.
Nó được đánh giá là bức tranh đơn lẻ có giá đắt nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Khoảng 3 năm về trước, đất nước vùng Vịnh Qatar cũng chính là đất nước chi 244 triệu USD để sở hữu bức tranh Two Card Players của danh họa Paul Cezanne.
Theo NTD
Độc đáo nghệ thuật đường phố ở Hawaii
Đảo Hawaii (Mỹ) nổi tiếng với bờ biển vàng và những cơn sóng lớn. Nhưng ở quận Kakaako, khu nhà kho của Hawaii, nghệ thuật đường phố, thay vì biển cả, mới là thứ hấp dẫn nhất.
Kakaako, nằm ở phía Nam của đảo Oahu thuộc Hawaii, là khu thương mại và bán lẻ của thủ phủ Honolulu. Đến đây, người ta không tìm thấy những cửa hàng quà lưu niệm hay các nhóm khách du lịch, mà sẽ chứng kiến một khung cảnh nghệ thuật đô thị ấn tượng. Đó là những đường phố được phủ đầy các bức tranh tường lớn. Đôi khi tranh còn được vẽ trên toàn bộ bề mặt của một tòa nhà.
Tranh tường "độc nhất vô nhị"
Rất nhiều bức tranh mang thông điệp quảng bá du lịch cho Hawaii, chứa đựng những tín hiệu văn hóa của quần đảo du lịch nổi tiếng này. Chẳng hạn, tranh vẽ một bộ xương với chiếc ván lướt sóng bên cạnh và một bàn tay Hawaii đang vẫy gọi. Một bức khác vẽ quả chuối mặc váy Hawaii bằng cỏ nhảy múa cùng với một quả táo có dáng vẻ quý ông, thể hiện sự chào đón của Hawaii.
Những tác phẩm nghệ thuật đường phố ở Kakaako
Kakaako nằm giữa trung tâm Honolulu và vùng lân cận Waikiki. Thời cổ đại, nơi đây từng là một làng chài có thổ dân Hawaii sinh sống. Đến thế kỷ 20, Kakaako được công nghiệp hóa, với các nhà kho chứa hàng hóa, tiệm sửa chữa và cửa hàng ô tô. Những năm gần đây, vùng này đi xuống do các chủ sở hữu bất động sản gặp khó khăn trong công việc kinh doanh.
Đến năm 2011, nghệ sĩ Jasper Wong (người Honolulu) đến Kakaako và tìm cách tái sinh nơi này, không phải bằng kinh tế mà bằng nghệ thuật đô thị. Wong đã sáng lập một nhóm nghệ thuật tên là "Pow! Wow! Hawaii" với mục đích làm đẹp Kakaako và đưa mọi người đến gần nhau qua nghệ thuật. Các nghệ sĩ khắp thế giới đã nghe theo lời kêu gọi của Wong, tìm đến đây và vẽ tranh lên những bức tường, ở một nơi đang dần xuống cấp.
Wong nói rằng những bức tranh này đại diện cho phong cách địa phương Hawaii độc nhất vô nhị, pha trộn với phong cách của những bức grafiti quen thuộc ở các đô thị lớn như Brooklyn, Miami, Tokyo và London. Trong các bức tranh, ảnh hưởng của văn hóa Hawaii và văn hóa hoạt hình châu Á (anime) thể hiện rất rõ rệt. Đồng thời, các bức tranh cũng giúp tạo nên bản sắc khác biệt của Kakaako và các địa danh khác của Hawaii.
Có một bức tranh đặc biệt hơn cả, vẽ Vua David Kalakaua và Nữ hoàng Liliuokalani của hoàng gia Hawaii trước đây, trên đủ các mặt của một tòa nhà gần phòng tập gym UFC ở số 805 đường Pohukaina. Gương mặt của cặp vợ chồng hoàng gia xuất hiện trên bức tường đã gây ra những suy tưởng, liên tưởng lịch sử và cả bình luận xã hội. Đây là tranh do 2 họa sĩ gốc Hawaii là Solomon Enos và John "Prime" Hina cộng tác cùng họa sĩ Gaia (ở lục địa Mỹ) vẽ nên.
Đang bị đe dọa
Với những người đi nghỉ dưỡng, vẻ đẹp nghệ thuật của Kakaako cung cấp cho họ những địa điểm tham quan mới lạ hơn so với phần còn lại của đảo Oahu, vốn đã quá quen thuộc với những ngày đầy nắng trên biển hay chuyến tham quan các di tích lịch sử như Trân Châu Cảng.
Thanh thiếu niên sẽ tìm thấy ở đây những hậu cảnh hoạt hình trẻ trung để chụp ảnh. Còn người lớn sẽ thấy nơi đây có hơi hướng Banksy (nghệ sĩ đường phố nổi tiếng thế giới), nơi tập trung những tác phẩm nghệ thuật vượt ra ngoài khuôn khổ của các bảo tàng lớn.
Nhưng thế giới tinh thần của Kakaako không chỉ có những bức tranh đầy màu sắc. Đằng sau những bức tranh anime ngộ nghĩnh là thông điệp của các họa sĩ về chính trị và xã hội. Nhiều bức được vẽ trên các bức tường lớn ở trung tâm, trong khi nhiều bức khác lại ở trong hang cùng ngõ hẻm.
Theo họa sĩ Jasper Wong, các bức tường ở Kakaako sẽ được vẽ phủ tranh mới vào tháng Hai hàng năm. Nhưng nhiều địa điểm ở quận hiện đang được xây dựng lại, những nhà kho và nhà cao tầng cũ dự kiến sẽ được thay thế bằng những khu chung cư cao tầng. Nhóm "Pow! Wow! Hawaii" đang cố đấu tranh để những tác phẩm nghệ thuật vẫn được giữ lại sau những thay đổi này.
Theo Thethaovanhoa
9 sự thật bất ngờ về dân tộc Duy Ngô Nhĩ Người Uyghur từng đạt đến trình độ văn minh rất cao. Điều này còn lưu lại qua các tài liệu tác phẩm nghệ thuật có niên đại nhiều thế kỷ. 1. Dù Tân Cương cách xa Thổ Nhĩ Kỳ hàng nghìn km, nhưng người Uyghur (cách gọi Hán Việt là Duy Ngô Nhĩ) ở Tân Cương và người Thổ Nhĩ Kỳ có ngôn...