Điều gì giúp đồng Nhân dân tệ thành đồng tiền dự trữ của IMF?
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hôm nay (1-12) tuyên bố rằng Trung Quốc sẵn lòng đón nhận quyết định của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa đồng nhân dân tệ vào vào rổ những đồng tiền thành phần tạo nên Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho rằng quyết định thêm đồng Nhân dân tệ vào giỏ các đồng tiền dự trữ cho thấy IMF công nhận các thành quả trong việc mở cửa, cải cách, phát triển nền kinh tế Trung Quốc.
Đồng thời, đó cũng là dấu hiệu cho thấy đồng nhân dân tệ sẽ giúp đẩy mạnh tính đại diện của rổ tiền tệ quốc tế, cải thiện hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay.
IMF thường xem xét lại cấu trúc của giỏ tiền tệ dự trữ năm năm một lần. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1999, giỏ tiền tệ quốc tế của IMF có sự thay đổi. Năm 1999, IMF đã quyết định đưa đồng Euro vào giỏ thay cho đồng Mark Đức và đồng Franc Pháp cũ. Vào năm 2010, IMF đã từ chối chấp nhận đồng Nhân dân tệ với lý do đồng tiền chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cần thiết.
“Sự gia nhập của đồng Nhân dân tệ vào rổ tiền tệ quốc tế có nghĩa rằng cộng đồng quốc tế đang kỳ vọng nhiều hơn vào việc Trung Quốc sẽ giữ vai trò chủ động trong nền kinh tế toàn cầu cũng như lĩnh vực tài chính” – Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nhấn mạnh.
Cơ quan này nói thêm rằng Trung Quốc sẽ đẩy nhanh việc thúc đẩy cải cách tài chính và mở cửa để đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, ổn định tài chính và quản trị kinh tế ở phạm vi toàn cầu.
Đồng Nhân dân tệ chính thức vào rổ tiền tệ quốc tế vào cuối năm 2016.
Video đang HOT
Hôm qua (30-11), IMF đưa ra tuyên bố rằng Nhân dân tệ đủ điều kiện để tham gia vào rổ tiền tệ quốc tế, xếp đồng tiền này vào nhóm tương tự với các loại tiền tệ như USD (Mỹ), Euro (EU), Bảng Anh (Anh) và Yen (Nhật Bản). Đây là nhóm tiền tệ thuộc Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF.
Có hiệu lực từ ngày 1-10-2016, đồng Nhân dân tệ sẽ chiếm 10,92% tỉ trọng trong SDR, thấp hơn rất nhiều so với tỉ trọng 41,73% của USD, 30,93% của Euro nhưng cao tỉ lệ 8,33% của Yen và 8,09% của Bảng Anh.
Tỉ lệ hiện nay trong giỏ tiền tệ là 41,9% với đồng USD, Euro (37,4%), Bảng Anh (11,3%) và Yen (9,4%).
Việc tham gia giỏ tiền tệ IMF không chỉ giúp tăng uy tín cho đồng Nhân dân tệ mà còn giúp đồng tiền này phổ biến hơn, dễ sử dụng hơn.
Christine Lagarde, Tổng Giám đốc điều hành IMF, nói rằng: “Quyết định của Ban điều hành đưa Nhân dân tệ vào rổ tiền tệ quốc tế là một cột mốc quan trọng trong quá trình hội nhập của nền kinh tế Trung Quốc vào hệ thống tài chính toàn cầu. Đó cũng là sự công nhận các tiến bộ mà chính quyền Trung Quốc đã đạt được trong những năm qua về việc cải cách hệ thống tiền tệ và tài chính Trung Quốc”.
Đại Thắng – Phương Mai
Theo_PLO
Đồng NDT bất ngờ vượt mặt đồng Yên trong thanh toán quốc tế
Đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc đã vượt qua đồng Yên của Nhật Bản để trở thành đồng tiền được sử dụng nhiều thứ 4 trong thanh toán quốc tế.
Đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc đã vượt qua đồng Yên của Nhật Bản để trở thành đồng tiền được sử dụng nhiều thứ 4 trong thanh toán quốc tế. Sự thay đổi thứ bậc đột ngột này đang là cơ hội lớn giúp đồng NDT lọt vào giỏ tiền tệ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Theo đó, đồng NDT bất ngờ "vượt mặt" đồng Yên trong thanh toán quốc tế.
Ảnh: nguồn internet
Tỷ lệ giao dịch bằng đồng NDT đã tăng cao kỷ lục lên tới 2,79% trong tháng 8 vừa qua, từ mức 2,34% trong tháng 7, theo một tuyên bố của Hội Viễn thông Tài chính Liên Ngân hàng Thế Giới vào ngày 6.10.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh IMF đang xem xét về khả năng để đưa đồng NDT vào giỏ tiền tệ quốc tế. Cho đến nay, giỏ tiền này vẫn gồm 4 đồng tiền chính là: đồng USD, đồng Euro, đồng bảng Anh và đồng Yên.
Trung Quốc đang tích cực thực hiện mọi yêu cầu từ phía IMF để biến giấc mơ "quốc tế hóa đồng NDT" thành hiện thực.
Trong tháng 8 vừa qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã phá giá đồng NDT liên tiếp 3 ngày và chuyển sang một mức ấn định khác theo định hướng thị trường.
"Dữ liệu tích cực hiện nay cho thấy xác suất đồng NDT lọt vào giỏ tiền tệ của IMF là rất cao. Điều này cho thấy động thái phá giá đồng NDT vào tháng 8 vừa qua đã không khiến mọi người quay lưng lại với đồng tiền này", Nathan Chow, chuyên gia kinh tế tại DBS Group Holdings ở Hồng Kông cho biết.
Thêm vào đó, ông Chow cũng cho biết, đồng NDT sẽ vượt mặt đồng Yên về mức độ sử dụng toàn cầu trong năm nay.
Một tuyên bố khác cũng cho thấy, vào hồi đầu năm nay, đồng NDT đã trở thành đồng tiền được giao dịch nhiều nhất châu Á.
Các thành viên của IMF cho biết vào tháng 8 rằng, đồng NDT vẫn còn thua xa 4 đồng tiền trong giỏ tiền tệ về số liệu. Những yêu cầu chính để một đồng tiền có khả năng lọt vào giỏ tiền tệ là: mức độ nợ ngân hàng quốc tế, chứng khoán nợ toàn cầu, mức độ sử dụng trong thị trường ngoại hối và khả năng dự trữ chính thức.
Năm 2014, đồng NDT đứng thứ 7 trong các đồng tiền dự trữ chính thức, sau 4 đồng tiền của giỏ tiền tệ IMF, đồng đô la Úc và đồng đô la Canada, theo IMF.
Trung Quốc đang cố gắng gia tăng mức độ sử dụng đồng NDT trên toàn thế giới, cùng với đó quốc gia này cũng đang hướng tới kìm hãm sự thống trị của đồng USD trong thương mại toàn cầu.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã chỉ định 10 ngân hàng thanh toán bằng đồng NDT trong đó có Nam Phi và Argentina trong năm qua và mở ra các thị trường trái phiếu và tiền tệ địa phương ở các ngân hàng trung ương nước ngoài.
Theo_24h
Nỗ lực chặn dòng tiền bẩn Sau sự kiện dòng tiền bẩn thông qua AgBank (Trung Quốc) bị triệt phá, cả thế giới kỳ vọng sẽ triệt tiêu được vấn nạn này ở từng quốc gia. Ngày 25/11, Hãng tin Reuters đưa tin cảnh sát Trung Quốc triệt phá được đường dây rửa tiền trị giá 4,5 tỷ USD (tương đương 28,8 tỷ nhân dân tệ) tại NH Nông...