Điều gì đưa đẩy Huyền Như trở thành một “siêu lừa”?
Một nhân viên ngân hàng, mới ở tuổi 29 mà Huyền Như đã bạo gan đi mượn hàng trăm tỷ đồng lãi suất cao để mua bất động sản khắp nơi. Bất động sản rơi vào “bất động”. Lãi mẹ đẻ lãi con khiến Huyền Như làm liều, trở thành một siêu lừa.
Sáng nay (6/1), TAND TPHCM sẽ đưa vụ đại án Huỳnh Thị Huyền Như cùng 22 đồng phạm ra trước vành móng ngựa để xét xử về hàng loạt tội danh như: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “cho vay nặng lãi”, “vi phạm quy định về hoạt động cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Vụ án này được dư luận đặc biệt quan tâm. Hàng loạt câu hỏi được đặt ra như Huyền Như là ai, có ai giúp đỡ hay không mà lừa đảo chiếm đoạt tài sản một cách dễ dàng, tinh vi thế?. Và quan trọng hơn, lý do, nguyên nhân nào đẩy Huyền Như trở thành một “siêu lừa” như thế?…
Huyền Như, xuất phát điểm là cán bộ tín dụng của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ( Vietinbank). Từ năm 2007, khi mới chỉ 29 tuổi thôi nhưng cô gái này đã mạnh dạn mượn tiền của nhiều tổ chức, cá nhân với hàng trăm tỷ đồng để mua đất động sản khắp nơi như TPHCM, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đà Lạt, Quảng Nam, An Giang…
Thời điểm đó, đất đai “sốt xình xịch” nên Huyền Như cứ mải chạy theo lợi nhuận mà quên mất những nguy cơ rủi ro, tiềm ẩn. Đến năm 2010, khi bất động sản đóng băng, thì số tiền hơn 200 tỷ đồng mà Huyền Như vay mượn với lãi suất “khủng” cũng bắt đầu “lãi mẹ đẻ lãi con”.
Bất động sản, “gót asin” của siêu lừa Huyền Như
Đang loay hoay tìm lối ra khi khoản nợ nần ngập đầu thì cái vị trí đang ngồi tại Vietinbank là phó Phòng quản lý rủi ro, quyền Trưởng Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, Chi nhánh TPHCM lại trở thành một “phao cứu sinh”, giải pháp hữu hiệu cho Huyền Như.
Lợi dụng vị trí, chức vụ, quyền hạn đang có, Huyền Như bắt đầu hành trình lừa đảo bằng thủ đoạn làm giả con dấu, giả tài liệu, hồ sơ của các tổ chức cá nhân, câu kết với một số đồng nghiệp, cá nhân khác…
Với thẩm quyền được phê duyệt lệnh chuyển tiền của chủ tài khoản từ ngân hàng đi các đơn vị, doanh nghiệp theo quyết định của chủ tài khoản với mức 50 tỷ đồng/lệnh, Huyền Như bắt đầu hành trình lừa đảo của mình.
Để thực hiện mục đích của mình, Huyền Như đã thuê người đàn ông trên đường Phạm Hồng Thái, gần công viên 23/9, quận 1 làm giả 8 con dấu đứng tên các cơ quan, đơn vị gồm: Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên, An Lộc, Đức Minh Quang, Bảo hiểm toàn cầu, Saigonbank – Berjaya.
Video đang HOT
Trong thời gian từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2011, Huyền Như đã giả danh Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TPHCM để huy động tiền nhằm thực hiện hành vi lừa đảo.
Tuyệt chiêu huy động vốn với mức hưởng lãi suất chênh lệnh cao bằng việc sử dụng con dấu giả, tài liệu giả của ngân hàng và một số cá nhân đơn vị, Huyền Như đã dễ dàng đưa các con mồi vào bẫy đã giăng sẵn. Một số ngân hàng thông qua các cá nhân và công ty tư nhân để gửi tiền vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank chi nhánh TPHCM đã bị Huyền Như lừa mất trắng cả nghìn tỷ đồng.
Huyền Như sử dụng các con dấu giả này làm giả các chứng từ, hợp đồng và trả lãi suất cao để huy động tiền của các tổ chức cá nhân. Tuy nhiên, hành vi của Huyền Như dù có tinh vi, gian xảo đến mức nào cũng không qua mắt được “lưới” pháp luật. Nhận đơn tố cáo của các cá nhân, tổ chức, cơ quan cảnh sát điều tra vào cuộc. Kết quả điều tra cho thấy, Huyền Như đã thực hiện trót lọt hành vi, chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng và 3 cá nhân tổng số tiền là 3.982 tỷ đồng. Số tiền chiếm đoạt được, Như trả tiền vay lãi nặng cho 14 cá nhân, trả tiền chênh lệch ngoài hợp đồng cho 9 cá nhân, trả nợ gốc, nợ lãi…
Số tiền trong vụ “đại án” Huyền Như và đồng bọn chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng là quá lớn; tuy nhiên đến nay, số tài sản thu giữ, kê biên được của các bị can chỉ gồm: Các loại tài sản trị giá hơn 624 tỷ đồng, gần 157.000 euro, hơn 4.600USD… Tổng cộng, chưa đến 1.000 tỷ đồng! Còn hơn 3.000 tỷ đồng vẫn chưa biết đã “đi đâu và về đâu”.
Công Quang
Theo Dantri
Ám ảnh sau phiên toà xử vụ cướp xe ôm
Đang giúp vợ dọn hàng về thì người đàn ông chạy xe ôm được hai thanh niên vẫy tay kêu chở đi. Thế nhưng không ai ngờ sau cuốc xe ôm đó, anh đã mãi mãi xa lìa vợ con ...
Những tên cướp ác ôn tại phiên tòa
Những tên cướp ác ôn
Phan Chí Nguyện, Trần Chí Linh, Dương Văn Chơn và Sơn Văn Thanh cùng quê ở tỉnh Kiên Giang. Sinh ra trong những gia đình nghèo khó nên họ đều thất học. Từ năm 2011 đến năm 2012, cả ba lần lượt kéo nhau lên khu vực huyện Nhà Bè và Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh xin làm nghề bốc vác.
Sáng ngày 2/4/2012, cả nhóm đi tới cầu Tân Thuận - Quận 7 để bốc vác gạo, nhưng do trời mưa nên chúng đành quay về nhà trọ rồi nhậu nhẹt. Càng nhậu càng buồn, cả nhóm quyết định bày mưu tính kế đi cướp tài sản.
Khoảng 19h ngày 2/4, cả nhóm mua thêm chai rượu cộng với mấy thứ mồi linh tinh rồi đi bộ ra khu vực chốt dân phòng bỏ hoang ở khu dân cư Vạn Phát Hưng huyện Nhà Bè để nhậu tiếp và triển khai "kế hoạch câu mồi".
Nguyện và Thanh ở lại chuẩn bị sẵn sàng, còn Chơn và Linh đi bộ ra đường Huỳnh Tấn Phát hướng về xã Phú Xuân để tìm con mồi. Khi đến ngã tư đường Huỳnh Tấn Phát thì chúng nhìn thấy anh Nguyễn Hùng Sơn sinh năm 1968 là người lái xe ôm nên chúng "chấm" luôn.
Lúc này anh Sơn đang dọn hàng giúp vợ, (vợ anh Sơn bán trứng vịt lộn). Chơn bước tới hỏi giá bao nhiêu thì anh Sơn nói hết 40 ngàn và cả hai đồng ý. Anh Sơn chở Chơn và Linh đến khu dân cư Vạn Phát Hưng. Khi đến đây, Linh và Chơn nói anh Sơn cho dừng xe để thanh toán tiền.
Trong lúc anh Sơn đang móc tiền để thối lại thì bất ngờ Nguyện lao tới kẹp cổ lôi anh Sơn ra khỏi xe. Tiếp đó cả bọn xông vào đấm đá anh Sơn túi bụi. Không chỉ thế, chúng còn dùng gậy chuẩn bị trước phang tới tấp vào người anh Sơn khiến nạn nhân bị gãy xương sườn, xương ức, vỡ lách, phổi, tim, chết ngay tại chỗ.
Giải quyết xong con mồi, cả bọn lục lấy chiếc điện thoại, ví tiền bên trong có 3 triệu đồng và giấy tờ xe, sau đó lấy luôn chiếc xe chở 4 rồi chạy về hướng đại lộ Nguyễn Văn Linh. Trên đường đi, chúng thấy điện thoại anh Sơn quá cũ nên "chê" rồi vứt xuống dọc đường.
Cả bọn đã thuê nhà nghỉ trên địa bàn quận Bình Tân để ngủ, sáng hôm sau đưa chiếc xe đi bán được 10 triệu đồng chia nhau tiêu xài và lẩn trốn về Bình Dương. Sau khi tiêu hết số tiền cướp được của anh Sơn, chúng tiếp tục đi cướp ở huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và Kiên Giang.
Cái kết buồn
Trong phiên tòa sơ thẩm của TAND Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra ngày 17/12/2013, các bị cáo đã thành khẩn khai báo, cúi đầu nhận hết mọi tội lỗi mà mình đã gây ra. Các bị cáo cũng đồng ý bồi thường khoản tiền mà gia đình bị hại yêu cầu. Tuy nhiên các bị cáo cũng thành thật là hoàn toàn không có tài sản gì vì gia đình ai cũng rất nghèo.
Được trình bày tại tòa, chị Hà - vợ của nạn nhân sụt sùi nước mắt: "Hàng ngày chồng tôi thường đứng xe cùng chỗ bán của tôi để đón khách, tiện thể lúc nào rảnh thì phụ tôi.
Hôm đó mới khoảng 8h tối, ảnh đang dọn hàng giúp tôi thì có hai thanh niên đi tới nhờ chở đi tới khu Vạn Phát Hưng . Vậy mà 30 phút sau vẫn không thấy ảnh đâu, tôi cứ tưởng chồng mệt nên về nhà trước.
Tôi gọi điện về hỏi con nhưng các con nói cha chưa về. Gọi vào điện thoại của chồng thì máy không liên lạc được... Trong lúc đang rối bời thì tôi nhận được tin báo của công an gọi tôi tới khu vực Vạn Phát Hưng.
Khi tới nơi thì tôi thấy ảnh đã chết từ khi nào rồi. Sao bọn nó ác thế chứ, chồng tôi có thù có oán thì với chúng nó đâu. Chúng nó sức dài vai rộng thế sao không tìm việc làm ăn lương thiện mà đi cướp của giết người như vậy chứ. Tôi mong HĐXX xử chúng mức án cao nhất...".
Còn về phía các bị cáo thì hình như không có người thân nào đến dự tòa .Trong 4 bị cáo thì có 2 bị cáo khi phạm tội chưa đủ 18 tuổi là Chơn và Thanh. Cả 2 bị cáo đều có hoàn cảnh. Thanh mồ côi mẹ lúc mới 14 tháng tuổi. Cha Thanh đi theo người khác, để lại Thanh cho ông bà nội nghèo khó chăm sóc.
Vợ nạn nhân kể về giờ phút người chồng đi mà không bao giờ quay trở lại.
Chính vì vậy mà từ lúc lớn lên Thanh chưa một lần được tới trường để biết chữ . Đầu năm 2012, Thanh xin phép ông bà lên thành phố làm thuê , nhưng chưa được bao lâu thì đã bị lôi kéo vào con đường tội lỗi...
Tương tự, hoàn cảnh của Dương Văn Chơn cũng chẳng sáng sủa hơn. Chơn mồ côi cha từ nhỏ , cũng lang bạt khắp mọi nơi để kiếm sống và rồi kết cục buồn đã đến khi mà Chơn cùng đồng bọn gây ra tội ác tày đình trên .
Kết thúc phiên tòa, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Trần Chí Linh, Phan Chí Nguyện tù chung thân về tội giết người, 8 năm tù về tội cướp tài sản, tổng hợp hình phạt cho cả hai bị cáo là tù chung thân. Bị cáo Dương Văn Chơn và Sơn Văn Thanh do chưa đủ 18 tuổi nên bị tuyên mức 15 năm tù về tội giết người và 5 năm tù về tội cướp tài sản, tổng hợp hình phạt cho cả hai bị cáo là 18 năm tù.
Ngoài ra các bị cáo và gia đình phải bồi thường cho gia đình nạn nhân 170 triệu đồng tiền mai táng phí, tổn thất tinh thần, đồng thời có trách nhiệm chu cấp nuôi dưỡng cho hai con của nạn nhân đến lúc trưởng thành.
Theo Hoàng Quý
Pháp luật Việt Nam
Bí ẩn 8 con dấu "khoai lang" Huyền Như dùng để lừa nghìn tỷ Để chiếm đoạt số tiền gần 4.000 tỷ đồng, Huyền Như đã thuê khắc giả 8 con dấu làm công cụ thực hiện hàng loạt "phi vụ" phạm pháp. Với những gì đã làm, Huyền Như không chỉ là "siêu lừa" mà còn được mệnh danh "nữ hoàng" giả chữ ký, giả hồ sơ. Theo kết luận của cơ quan cảnh sát điều...