Điều gì đang đợi kẻ đánh đập, ép thiếu nữ vào nhà nghỉ, tung ảnh nóng?
Việc D. tung hình ảnh khỏa thân, ép phải quan hệ tình dục cũng như việc đánh đập chị L., D. phạm phải nhiều tội danh.
Liên quan đến vụ việc chị N.T. L. (SN 1988), ngụ huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương làm đơn tố cáo việc mình bị đối tượng P.V.D (SN 1982), ngụ xã Đồng Lạc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương có hành vi đánh đập, tung ảnh nhạy cảm việc quan hệ giữa hai người trong một thời gian dài.
Chị N.T.L đã có nhiều đơn trình báo tới các cơ quan chức năng về vụ việc trên.
Trả lời về vấn đề này, trao đổi với PV, đại diện Công an TP Hải Dương cho biết, công an thành phố Hải Dương đã nhận được đơn của chị N.T.L (SN 1988), ngụ huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
“Phía đơn vị đang phối hợp cùng với phòng Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Hải Dương) để điều tra làm rõ vụ việc trên”, vị đại diện này cho biết thêm.
Lời kể của thiếu nữ bị đánh đập, ép vào nhà nghỉ quan hệ rồi tung ảnh nóng đe dọa.
Như trước đó, báo Đời sống & Pháp luật đã đưa, sau khi phát hiện ra P.V.D (SN 1982), xã Đồng Lạc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đã có gia đình nhưng vẫn lừa dối mình, chị N.T.L (SN 1988) đã quyết định chia tay để chấm dứt mối tình sai trái đó.
Nào ngờ, quyết định ấy lại là cả một bi kịch kéo dài suốt 4 năm với những lần đánh đập, ép quan hệ trong nhà nghỉ. Và hơn cả, D. còn tung những hình ảnh nhạy cảmcủa hai người lên facebook.
“Ngày 17/2/2015, D. mạo danh tên họ, hình ảnh, thông tin của tôi để tung hình ảnh khỏa thân của tôi lên trang mạng xã hội facebook mang tên L.N. Từ hôm đó đến nay D. đã tung rất nhiều hình ảnh khỏa thân của tôi nhằm bôi nhọ danh phẩm của tôi. Cũng có rất nhiều tin nhắn bằng điện thoại và facebook mang tính đe dọa gửi tới tôi và những người thân trong gia đình, bạn bè tôi (tất cả những hình ảnh và tin nhắn đe dọa gia đình và bạn tôi đều được mọi người giữ lại làm bằng chứng)”, chị L. chia sẻ.
Có thể phạm nhiều tội danh?
Việc D. tung hình ảnh khỏa thân, ép phải quan hệ tình dục cũng như việc đánh đập chị L., D. phạm phải nhiều tội danh.
Theo đó, người tung các hình ảnh thiếu văn hóa, clip khiêu dâm của người khác lên mạng xã hội thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” theo điều 253 hay tội “Làm nhục người khác” theo điều 121 Bộ luật hình sự.
Tội “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” theo điều 253 Bộ luật hình sự. Mức phạt thì căn cứ vào hành vi cụ thể có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội còn có thể bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
Tội “Làm nhục người khác” thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm, hành vi nghiêm trọng hơn có thể bị phạt tù từ một năm đến ba năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Hình ảnh nhạy cảm của chị L. bị D. đưa lên mạng xã hội.
Ngoài ra, điều 31 bộ luật luật sự Việt Nam cũng quy định cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý, nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Video đang HOT
Người bị hại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm theo điều 611 bộ luật dân sự 2005.
Riêng đối với những đối tượng tự tung hình ảnh và clip phản cảm của mình lên mạng xã hội vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm sự về tội “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” theo điều 253 Bộ luật hình sự.
Theo như đơn tố của chị L., ngoài hành vi tung ảnh quan hệ của hai người lên mạng xã hội, D. còn ép chị L. vào nhà nghỉ quan hệ nếu không sẽ tung những hình ảnh và clip nóng của hai người. Hành vi này của D. đủ cấu thành tội “ Cưỡng dâm” quy định tại Điều 113 Bộ luật hình sự. Người phạm tội này có thể phải chịu hình phạt tù từ sáu tháng đến năm năm, hành vi nghiêm trọng hơn có thể bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Hành vi thường xuyên đánh đánh đập, lấy tài sản, cũng như hành vi giả công an gọi đến công ty nơi chị L. làm việc để vu khống với tội danh “Lợi dụng tín nhiệm để lừa số tiền 6 triệu đồng”. Nếu xác định đúng như vậy thì rất có thể D. phạm thêm những tội “Cố ý gây thương tích” – Điều 104: “Cướp tài sản” – Điều 133; “Tội vu khống” – Điều 122 đều được quy định trong Bộ luật hình sự.
THIÊN AN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Giữ hay bỏ hình phạt tử hình?
Trong thảo luận về dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) có những ý kiến đề nghị nghiên cứu tiến tới bỏ hẳn hình phạt tử hình. Có nên không?
* PGS.TS Nguyễn Tất Viễn (thường trực Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương): Tham nhũng, phải tử hình
Tử hình là hình phạt có tính răn đe, trừng trị nghiêm khắc nhất, được áp dụng đối với những người phạm tội xét thấy không còn khả năng cải tạo và cần phải loại trừ ra khỏi đời sống xã hội.
Việc quy định hình phạt này trong các Bộ luật hình sự (BLHS) 1985, 1999, 2009 cũng như áp dụng đúng đắn trong thực tiễn đã khẳng định chính sách hình sự nghiêm minh, công bằng, phù hợp với từng thời kỳ lịch sử của đất nước.
Theo PGS.TS Nguyễn Tất Viễn.
"Riêng với tội nhận hối lộ, tham ô thì vẫn nên giữ hình phạt tử hình".
Nghiên cứu các quy định về hình phạt tử hình trong các BLHS nêu trên, chúng ta thấy rõ rằng xu hướng giảm hình phạt tử hình là chủ yếu.
Lần sửa đổi BLHS năm 1997 có 44 tội danh áp dụng hình phạt tử hình, BLHS năm 1999 còn 29 tội, đến BLHS năm 2009 giảm xuống còn 22 tội và hiện nay Chính phủ đang đề xuất giảm còn 15 tội có hình phạt tử hình.
Điều này thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta, phù hợp xu hướng chung trên thế giới là ngày càng thu hẹp dần và tiến tới bỏ hình phạt tử hình.
Tôi đồng tình giảm số lượng các tội có hình phạt tử hình bởi BLHS hiện hành quy định 22 tội danh có hình phạt tử hình là chiếm tỉ lệ quá cao so với các tội danh khác trong bộ luật này.
Tôi cho rằng tới đây chỉ nên áp dụng hình phạt tử hình đối với một số tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm trật tự, an toàn công cộng, xâm phạm tính mạng con người và tội phạm tham nhũng.
Cũng chỉ nên áp dụng hình phạt tử hình đối với người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, cố ý thực hiện tội phạm đến cùng, hoặc người thuộc dạng lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, xét thấy không còn khả năng cải tạo.
Riêng đối với tội nhận hối lộ, tội tham ô vẫn nên giữ hình phạt tử hình bởi lẽ đây là các tội phạm gây bất bình lớn trong xã hội, ảnh hưởng lớn đến uy tín, hiệu lực của bộ máy nhà nước, sự an nguy của chế độ.
* Trung tướng Trần Văn Độ (nguyên chánh án Tòa án quân sự trung ương): Không nên tử hình tội phạm kinh tế
Dự thảo BLHS (sửa đổi) có quy định thêm nhiều tội không áp dụng án tử hình là đúng. Có những tội chỉ quy định trong luật nhưng trên thực tế không áp dụng thì nên bỏ đi.
Thực tế cho thấy các tội như giết người, buôn bán ma túy, một vài tội tham nhũng và rất ít trường hợp tội cướp tài sản mới áp dụng hình phạt tử hình. Hầu như các tội còn lại có quy định nhưng không áp dụng mà để lại mang tính răn đe.
Chúng ta phải có kỹ thuật lập pháp làm thế nào để người đáng tử hình thì tử hình, người không đáng thì thôi.
Trung tướng Trần Văn Độ.
Dự thảo BLHS đã sửa đổi điều 194 BLHS hiện hành về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo hướng tách riêng thành các tội danh độc lập, nếu đơn thuần chỉ là hành vi tàng trữ hoặc vận chuyển thuê chất ma túy trái phép thì hình phạt chung thân là đủ nghiêm khắc.
Theo tôi, dự thảo quy định như vậy là hợp lý. Áp dụng theo luật hiện hành tôi thấy có vụ án ma túy ở Quảng Ninh mà tòa tuyên tới 30 án tử hình là quá mức.
Tại sao phải giảm hình phạt tử hình, quy định tử hình có tác dụng răn đe hay không? Tôi thấy hình phạt tù đày nhiều không giải quyết được vấn đề.
"Đối với tội phạm kinh tế thì không nên áp dụng hình phạt tử hình".
Chúng ta phải giải quyết nguyên nhân xã hội là chủ yếu. Đó là môi trường xã hội, chính sách kinh tế - xã hội, công ăn việc làm, đời sống, quản lý xã hội, giáo dục...
Quan điểm của tôi là chỉ với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mới áp dụng hình phạt tử hình. Chỉ nên giữ lại khoảng 10 tội danh có án tử hình.
Đối với các tội phạm về kinh tế thì không nên áp dụng hình phạt tử hình. Vì tử hình là người phạm tội không có khả năng giáo dục được nữa. Trong khi với các tội về kinh tế thì chúng ta đặt nặng vấn đề khắc phục hậu quả hơn là hình phạt tước đi mạng sống.
* Luật sư Phan Trung Hoài (chủ nhiệm Ủy ban bảo vệ luật sư): Phù hợp với xu thế thế giới
Thực tiễn tham gia tố tụng hình sự, cá nhân tôi thấy đề xuất giảm nhóm tội hoặc tội danh có hình phạt tử hình là phù hợp với xu hướng chung trên thế giới. Hiện nay có 94/193 nước là thành viên của Liên Hiệp Quốc vẫn còn áp dụng hình phạt tử hình.
Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai nước dân số đông nhất thế giới nhưng hình phạt tử hình vẫn được áp dụng. Điều này cho thấy tùy theo điều kiện của mỗi nước mà có quy định cho phù hợp.
Đối với Việt Nam, BLHS nhằm trấn áp tội phạm, tạo môi trường an toàn cho người dân thì việc áp dụng hình phạt tử hình trong một giai đoạn vẫn có tác dụng răn đe.
Về vấn đề có nên quy định hay bỏ hình phạt tử hình, theo tôi, khi tính toán vấn đề này phải cân nhắc đến quyền con người. Tử hình là tước đoạt mạng sống của con người.
Điều 19, chương 2 Hiến pháp 2013 có quy định công dân có quyền được sống, không ai được quyền tước đoạt tính mạng nếu việc tước đoạt là trái pháp luật.
Thứ hai, BLHS sửa đổi được áp dụng lâu dài. Khi sửa đổi nên tính đến xu hướng phát triển và dự báo về tình hình tội phạm trong điều kiện kinh tế - xã hội nói chung.
Xu hướng chung trên thế giới đặt nặng các tội phạm giết người, chiến tranh, ma túy, ở Việt Nam đặt nhu cầu cao về tội tham nhũng.
Nếu mục tiêu của BLHS là lấy lại lòng tin của người dân, trừng phạt các tội về tham nhũng thì việc cân nhắc duy trì án tử hình là cần thiết.
* Luật sư Ngô Ngọc Trai (Đoàn luật sư TP Hà Nội): Cần có hình phạt tù chung thân không thời hạn
Với tư cách là luật sư bào chữa cho thân chủ trong các vụ án, tôi luôn mong có thể bỏ đi án tử hình là tốt nhất. Nhưng thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay lại còn cần án tử hình.
Những tiêu chí của nền tư pháp văn minh tiến bộ thì nước nào cũng giống nhau, tức là tôn trọng nhân quyền, cho nên khi chưa bỏ được án tử hình thì phải giảm tối đa số tội danh áp dụng mức án này.
Tôi ủng hộ việc chuyển đổi án tử hình thành hình phạt tù chung thân nhưng không giảm án.
Ngoài ra tôi thấy vấn đề của pháp luật hình sự hiện nay là để đảm bảo việc xử phạt nghiêm minh cần quy định mở rộng cách tuyên án của tòa theo hướng tuyên án tù chung thân hoặc tù có thời hạn nhưng không được giảm án.
Như thế sẽ đảm bảo hình phạt nghiêm minh, chứ như lâu nay người phạm tội khi đã thụ án có khi được giảm số năm tù vì những nguyên cớ không rõ ràng, làm mất đi tính nghiêm minh của pháp luật.
Theo_Zing News
Nổi cơn ghen, 'hoạn thư' tung ảnh khỏa thân của tình địch Khi yêu nhau say đắm, nữ sinh đã dâng hiến tất cả, thậm chí còn lưu lại ảnh "nóng" để rồi bị phát tán trên mạng xã hội gây bão mạng. Vừa qua, cư dân mạng xôn xao vì bộ ảnh của nữ sinh khỏa thân bên người yêu. Sau khi bức ảnh được đăng tải trên facebook thì nhanh chóng được các...