Điều gì đang đẩy virus từ vật chủ nhảy sang người gây đại dịch?

Theo dõi VGT trên

Môi trường sống và đa dạng sinh học bị thu hẹp trên toàn thế giới đồng nghĩa với nguy cơ đại dịch sẽ diễn ra nhiều hơn.

Mayibout 2, ngôi làng sâu trong rừng Minkebe ở phía bắc quốc gia Trung Phi Gabon, không phải một nơi an toàn. Người dân ở đây trải qua nhiều đợt dịch sốt rét, sốt xuất huyết Dengue, sốt vàng, bệnh ngủ châu Phi (sleeping sickness). Họ vẫn không quá lo lắng.

Nhưng đến tháng 1/1996, dịch Ebola làm tử vong 21 người, trong tổng số 37 dân làng nhiễm bệnh. Trong đó, có những người đã vận chuyển, làm thịt và ăn thịt một con tinh tinh bắt được từ khu rừng gần đó.

Khi John Vidal, biên tập viên mảng môi trường của Guardian tới ngôi làng này vào năm 2004, ông cho biết người dân ở đây vẫn kinh hoàng về virus Ebola, vốn có tỷ lệ tử vong 90%, và lo sợ nó sẽ quay trở lại. Họ vẫn nhớ con em mình vào rừng săn tinh tinh, sau đó ăn thịt, để rồi bị sốt nặng chỉ trong vài giờ. Một số tử vong ngay lập tức.

“Chúng tôi từng yêu rừng, giờ chúng tôi sợ rừng”, dân làng Nesto Bematsick nói với Guardian.

Điều gì đang đẩy virus từ vật chủ nhảy sang người gây đại dịch? - Hình 1

Một con khỉ được bán lấy thịt bên ngoài một ngôi nhà của dân làng ở phía đông bắc Gabon. Ảnh: AP.

Chỉ 1-2 thập kỷ trước, quan niệm chung vẫn là rừng nhiệt đới và động vật hoang dã chứa nhiều mầm bệnh, dẫn đến các dịch bệnh mới như Ebola, HIV hay sốt xuất huyết Dengue.

Nhưng một số nhà nghiên cứu ngày nay cho rằng việc con người phá hủy sự đa dạng sinh học đang tạo điều kiện cho những virus và dịch bệnh mới như Covid-19, ảnh hưởng tới mọi quốc gia bất kể giàu nghèo. Thậm chí, một ngành học mới, y tế hành tinh, đang hình thành để tập trung vào kết nối ngày càng rõ rệt giữa sức khỏe của con người và của cả hệ sinh thái.

Mối đe dọa ngày càng tăng

“Chúng ta xâm chiếm rừng nhiệt đới và các môi trường hoang dã khác… chúng ta chặt cây, săn bắt động vật, đưa chúng ra chợ bán. Chúng ta làm gián đoạn hệ sinh thái, khiến virus chạy khỏi vật chủ tự nhiên của nó. Khi điều đó xảy ra, virus cần vật chủ trung gian mới. Thường chúng ta sẽ là nạn nhân”, David Quammen, tác giả cuốn sách Lây nhiễm trên Động vật và Đại dịch Tiếp theo, viết trên New York Times.

Nghiên cứu cho thấy các dịch bệnh như Ebola, SARS, cúm gia cầm, và giờ là Covid-19 đang tăng lên. Mầm bệnh có xu hướng nhảy từ động vật sang người: từ bệnh dại, dịch hạch của các thế kỷ trước cho tới các virus Lassa, Nipah, SARS, Zika hay Tây sông Nile gần đây hơn

Điều gì đang đẩy virus từ vật chủ nhảy sang người gây đại dịch? - Hình 2

Chặt phá rừng, khai thác gỗ, khai khoáng, xây đường, đô thị hóa, gia tăng dân số khiến con người gần với thiên nhiên hoang dã hơn, tăng nguy cơ dịch bệnh. Ảnh: AFP.

Kate Jones, trưởng khoa sinh thái và đa dạng sinh học tại trường University College London, gọi bệnh truyền nhiễm trên động vật là “mối đe dọa đáng kể và ngày càng tăng đối với y tế, an ninh và kinh tế toàn cầu”.

“Cái giá ngầm của phát triển kinh tế”

Năm 2008, bà Jones và các cộng sự liệt kê ra 335 bệnh đã xuất hiện giữa năm 1960-2004, và ít nhất 60% trong số đó đến từ động vật.

Bà cho biết ngày càng nhiều bệnh có liên quan tới những thay đổi mà con người tạo ra đối với môi trường: khai thác gỗ, khai khoáng, xây đường, đô thị hóa, gia tăng dân số… tất cả khiến con người tiếp xúc gần hơn với động vật chưa từng tiếp xúc.

Đó là “cái giá ngầm của phát triển kinh tế”, bà nói. “Chúng ta đang đi tới những nơi chưa từng tới và tiếp xúc với nhiều thứ mới. Chúng ta đang tạo ra các môi trường sống trong đó virus lây lan dễ dàng hơn”.

Điều gì đang đẩy virus từ vật chủ nhảy sang người gây đại dịch? - Hình 3

Một con dơi bị kẹt vào lưới sắp được kiểm tra lượng virus ở một trung tâm y tế ở Gabon. Ảnh: AFP.

“Có vô số mầm bệnh vẫn đang tiếp tục tiến hóa và tới lúc nào đó sẽ đe dọa con người”, Eric Fevre, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm trên động vật tại Đại học Liverpool, nói với Guardian. “Từ trước đến nay vẫn luôn có rủi ro bệnh nhảy từ động vật sang người”.

Sự khác biệt giữa bây giờ so với vài thập kỷ trước, theo ông Fevre, là dịch bệnh nay có thể xuất hiện ở đô thị. “Chúng ta đã hình thành các cộng đồng sống tập trung, và bên cạnh chúng ta là dơi, chuột, chim, thú nuôi và các loài khác, tạo nên sự tương tác liên tục, kéo theo khả năng (mầm bệnh) đi từ loài này sang loài khác”, ông nói.

Bề nổi của tảng băng trôi

“Mầm bệnh không biết giới hạn loài này với loài khác”, nhà sinh thái học Thomas Gillespie, giáo sư tại Đại học Emory, nói với Guardian.

“Tôi không ngạc nhiên về đợt bùng phát virus corona lần này”, ông nói. “Đa số mầm bệnh vẫn chưa được phát hiện. Chúng ta vẫn chỉ thấy phần nổi của tảng băng trôi”.

Điều gì đang đẩy virus từ vật chủ nhảy sang người gây đại dịch? - Hình 4

Bản in 3D của virus corona chủng mới (hình đằng sau) cho thấy protein “spike” phủ khắp bề mặt virus, giúp virus bám và xâm nhập tế bào. Ảnh: Viện Y tế Quốc gia/AFP.

Thiên nhiên hoang dã mọi nơi đang bị đè nặng, ông nói. “Những thay đổi lớn đang khiến động vật mất đi môi trường sống, có nghĩa các loài trở nên gần nhau hơn, cũng tiếp xúc gần hơn với người”. Ông nhắc đến nguy cơ mắc bệnh Lyme ở các vùng ngoại ô Mỹ vốn có nhiều rừng cây.

Dù vậy, các nhà nghiên cứu y tế hiếm khi chú trọng vào hệ sinh thái xung quanh con người, theo Richard Ostfeld, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Sinh thái Cary ở Millbrook, New York. Ông và nhiều chuyên gia khác đang phát triển ngành y tế hành tinh, tập trung vào liên hệ giữa sức khỏe của con người và của hệ sinh thái.

“Thiên nhiên có những mối đe dọa, đúng vậy, nhưng chính hoạt động của con người mới gây ra tác hại thực sự”, ông nói với Guardian.

Ông Ostfeld nhắc tới dơi và chuột. “Dơi và chuột sinh sôi khi chúng ta gây xáo trộn đối với môi trường tự nhiên. Chúng thường khiến mầm bệnh lây lan”.

Vai trò của chợ bán đồ tươi sống?

Các nhà sinh thái học cho rằng mầm bệnh dễ nhảy sang người tại các chợ tạm, bán đồ tươi sống, nơi động vật bị giết thịt và bán ngay tại chỗ. Khu chợ Hoa Nam ở Vũ Hán, từng được cho là nơi có có thể có những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, cũng là nơi bán nhiều động vật hoang dã.

“Mỗi khi có sự tương tác mới giữa nhiều loài vật ở một chỗ, dù là trong tự nhiên như trong rừng hay tại một chợ bán đồ tươi, đều có thể xảy ra hiện tượng lây từ loài này sang loài khác”, Gillespie nói với Guardian.

Điều gì đang đẩy virus từ vật chủ nhảy sang người gây đại dịch? - Hình 5

Thịt thú rừng như tê tê, chuột rừng, hổ được bán bên đường tại Bata, Guinea Xích đạo. Ảnh: AFP.

Chợ này bị chính quyền Trung Quốc đóng cửa ngay từ đầu. Trung Quốc cũng đã cấm buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã, trừ hải sản. Nhưng một số chuyên gia cho rằng cấm các chợ bán đồ tươi ở thành phố không phải là giải pháp.

“Không thể lên án hoàn toàn các chợ bán đồ tươi này, (đặc biệt) là ở những nơi không có tủ lạnh. Các chợ truyền thống này là nguồn thực phẩm chủ đạo tại châu Phi và châu Á”, bà Jones nói.

“Những chợ này là nguồn thực phẩm cho hàng triệu người nghèo, và cấm hẳn là điều không thể”, Delia Grace, nhà dịch tễ học và thú y tại Viện Nghiên cứu Giống Quốc tế, nói với Guardian từ Nairobi, Kenya.

“Động vật hoang dã, chứ không phải động vật nuôi, mới là vật chủ tự nhiên của nhiều virus”, Fevre và các cộng sự viết trong một bài viết, lập luận rằng không nên đổ lỗi cho các chợ bán đồ tươi, mà cần chú trọng vào nạn buôn bán động vật hoang dã.

“Không có bằng chứng rõ ràng về liên hệ giữa chợ tạm và bệnh tật”.

ẢNH: Poster ở Bắc Kinh quảng bá động vật hoang dã là bạn của con người, không phải thức ăn. Ảnh: AP.

Thay đổi hành vi

Vậy chúng ta có thể làm gì? Bà Jones nói thay đổi cần phải đến từ cả nước giàu lẫn nước nghèo. Nhu cầu gỗ, khoáng sản từ bán cầu Bắc khiến môi trường, hệ sinh thái bị phá hủy, dẫn tới bệnh tật.

“Chúng ta phải nhìn nhận dưới góc độ an ninh sinh học toàn cầu, tìm điểm yếu, và củng cố y tế tại các nước đang phát triển. Nếu không thì (dịch bệnh) sẽ lặp lại”, bà nói.

“Chúng ta đang trong kỷ nguyên của tình trạng khẩn cấp vĩnh viễn”, theo Brian Bird, nhà virus học tại Đại học California – Davis, người từng dẫn đầu việc giám sát chống dịch Ebola ở Sierra Leone.

“Bệnh tật đang lây lan xa hơn và nhanh hơn trước, có nghĩa chúng ta phải phản ứng nhanh hơn. Cần phải đầu tư, cần thay đổi hành vi con người, và phải lắng nghe người dân ở các cộng đồng”.

Tuyên truyền về nguy cơ dịch bệnh tới những người săn bắt, khai thác gỗ, buôn bán động vật hoang dã, và người tiêu dùng là điều quan trọng, theo ông Bird.

“Các cộng đồng luôn muốn có thêm thông tin”, ông nói. “Họ muốn biết cần làm gì, họ muốn học hỏi”.

Điều gì đang đẩy virus từ vật chủ nhảy sang người gây đại dịch? - Hình 6

Tê tê chết do giới chức Indonesia thu giữ. Ảnh: AFP.

Các chuyên gia cũng đề nghị phải tư duy lại hệ thống đô thị, đặc biệt ở các khu ở tạm, thu nhập thấp.

Nỗ lực ngắn hạn hiện nay cần tập trung vào việc kiềm chế lây nhiễm. Giải pháp dài hạn, khi biết rằng dịch bệnh sẽ lặp lại, đòi hỏi phải thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận với quy hoạch và phát triển đô thị, theo Guardian

Ông Bird nói điều mấu chốt là phải chuẩn bị. “Chúng ta không thể đoán khi nào sẽ có đại dịch mới, đến từ đâu, vì vậy chúng ta cần kế hoạch giảm thiểu thiệt hại và tính đến kịch bản xấu nhất”, ông nói.

“Điều duy nhất mà ta chắc được là sẽ còn có đại dịch nữa”.

Indonesia chưa có ca virus corona nào, dân tự tin ăn cà ri dơi Thịt dơi vẫn là món ăn đặc sản của người dân Indonesia bất chấp yêu cầu chấm dứt của chính phủ vì lo ngại dịch bệnh.

Trọng Thuấn

Dịch COVID-19: Tự cách ly bằng cách sống ở trên cây

Một lao động nhập cư Myanmar trở về từ Thái Lan đã lựa chọn một phương pháp tự cách ly độc đáo là làm nhà trên cây để ở cho đến khi xác định rõ là không bị nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Dịch COVID-19: Tự cách ly bằng cách sống ở trên cây - Hình 1

Do không được vào làng vì yêu cầu phải tự cách ly sau khi về từ Thái Lan, người đàn ông Myanmar đã làm nhà trên cây và sống ở đó. Ảnh: Assawin Pinitwong/bangkokpost.com

Phóng viên TTXVN tại Bangkok dẫn truyền thông Thái Lan cho biết người đàn ông trên là một trong số những lao động Myanmar về quê hương qua Cầu hữu nghị Thái Lan-Myanmar số 2 ở huyện Mae Sot thuộc tỉnh Tak của Thái Lan. Tuy nhiên, khi người này về đến làng của mình ở tỉnh Hpa-an thuộc bang Karen, dân làng đã không cho phép anh ta vào làng. Những người dân ở đây đã quyết tâm ngăn cản các lao động trở về từ Thái Lan và những nước khác vào làng nếu chưa trải qua 14 ngày tự cách ly.

Do không được vào làng, người đàn ông này đã làm nhà trên cây và sống ở đó, giống như chim ở trong tổ. Hằng ngày, người thân mang thức ăn và nước đến rồi để lại dưới gốc cây. Cho đến nay, người này đã tự cách ly được hơn một tuần và còn gần một tuần nữa để sống trên cây.

Theo ước tính, khoảng 10.000 lao động nhập cư Myanmar đã về nước kể từ khi Chính phủ Thái Lan tuyên bố tình trạng khẩn cấp và bắt đầu phong tỏa đất nước để ngăn chặn sự lây lan của SARS-CoV-2.

Ngọc Quang

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Khai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hônKhai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hôn
09:47:50 18/12/2024
Ông Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứtÔng Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứt
22:07:53 17/12/2024
Dùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kgDùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kg
07:40:48 18/12/2024
Bitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống TrumpBitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống Trump
07:20:30 18/12/2024
Trung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nướcTrung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nước
06:33:35 19/12/2024
Máy bay chở lợn hôi thối nồng nặc, 295 người phải hạ cánh khẩn cấpMáy bay chở lợn hôi thối nồng nặc, 295 người phải hạ cánh khẩn cấp
10:46:53 18/12/2024
Vụ nữ sinh xả súng: Lời cảnh tỉnh nữa về nạn bạo lực súng đạn ở MỹVụ nữ sinh xả súng: Lời cảnh tỉnh nữa về nạn bạo lực súng đạn ở Mỹ
19:51:10 17/12/2024
Khả năng Ukraine phải chấp nhận kịch bản ít mong muốn nhất khi đối đầu NgaKhả năng Ukraine phải chấp nhận kịch bản ít mong muốn nhất khi đối đầu Nga
16:46:45 17/12/2024

Tin đang nóng

Lý do quán 'Hát cho nhau nghe' bị phóng hỏa khiến 11 người tử vong ở Hà NộiLý do quán 'Hát cho nhau nghe' bị phóng hỏa khiến 11 người tử vong ở Hà Nội
07:27:43 19/12/2024
Clip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà NộiClip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà Nội
07:05:15 19/12/2024
Vụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chínhVụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chính
09:49:42 19/12/2024
Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?
08:56:25 19/12/2024
Nan thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền GiangNan thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền Giang
11:45:26 19/12/2024
Diễn biến vụ nghi phạm đốt quán 'Hát cho nhau nghe' làm 11 người tử vongDiễn biến vụ nghi phạm đốt quán 'Hát cho nhau nghe' làm 11 người tử vong
09:08:17 19/12/2024
Đây là sao nam Vbiz nắm giữ bí mật "chấn động" của Nhật Kim AnhĐây là sao nam Vbiz nắm giữ bí mật "chấn động" của Nhật Kim Anh
07:23:23 19/12/2024
Đưa dì út mỗi tháng 10 triệu chăm mẹ già bị liệt, mẹ tôi bật khóc tức giận khi lật chiếc chăn của bà ngoại lênĐưa dì út mỗi tháng 10 triệu chăm mẹ già bị liệt, mẹ tôi bật khóc tức giận khi lật chiếc chăn của bà ngoại lên
08:07:58 19/12/2024

Tin mới nhất

Mỹ giải mã hiện tượng UAV bí ẩn

Mỹ giải mã hiện tượng UAV bí ẩn

08:45:26 19/12/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden và các cơ quan chính phủ đang trấn an người dân sau liên tiếp các vụ phát hiện máy bay không người lái (UAV) bí ẩn gần đây trên lãnh thổ Mỹ.
Trung Quốc nghiên cứu phát triển kỹ thuật mới để chiết xuất uranium từ nước biển

Trung Quốc nghiên cứu phát triển kỹ thuật mới để chiết xuất uranium từ nước biển

08:41:59 19/12/2024
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng sáp để tạo ra các hạt gel gốc nước có khả năng tách uranium khỏi nước biển, một giải pháp mới nhằm cung cấp năng lượng cho các nhà máy điện hạt nhân từ đại dương.
FSB bắt nghi phạm vụ ám sát tướng Nga tại Moscow

FSB bắt nghi phạm vụ ám sát tướng Nga tại Moscow

08:39:19 19/12/2024
Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) hôm nay 18.12 thông báo đã bắt giữ nghi phạm thực hiện vụ nổ khiến trung tướng Nga Igor Kirillov thiệt mạng ở Moscow hôm 17.12.
Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai

Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai

07:19:53 19/12/2024
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hôm nay đã không trình diện trước cơ quan điều tra để cung cấp lời khai liên quan vụ ban bố thiết quân luật.
Chính phủ mới Syria muốn Nga 'xem xét lại' hiện diện quân sự

Chính phủ mới Syria muốn Nga 'xem xét lại' hiện diện quân sự

06:39:28 19/12/2024
Chính phủ chuyển tiếp Syria cho rằng các động thái quân sự gần đây của Nga mơ hồ và kêu gọi Moscow xem xét lại hiện diện quân sự tại Syria.
CEO TikTok gặp riêng ông Trump, tìm cách ngăn lệnh cấm ở Mỹ

CEO TikTok gặp riêng ông Trump, tìm cách ngăn lệnh cấm ở Mỹ

06:36:29 19/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa gặp CEO TikTok Châu Thụ Tư, sau khi ông Trump bày tỏ thiện cảm với TikTok và cho hay chính quyền sắp tới của mình sẽ xem xét lại lệnh cấm ứng dụng này.
Thẩm phán ra phán quyết mới bất lợi cho ông Trump về vụ chi tiền bịt miệng

Thẩm phán ra phán quyết mới bất lợi cho ông Trump về vụ chi tiền bịt miệng

06:24:33 19/12/2024
Thẩm phán Juan Merchan ở bang New York (Mỹ) ngày 16.12 nói bản án kết tội Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về vụ chi tiền bịt miệng diễn viên phim khiêu dâm nên được giữ nguyên, theo Reuters.
Nga phải sẵn sàng chiến đấu với NATO trong thập niên tới

Nga phải sẵn sàng chiến đấu với NATO trong thập niên tới

06:16:53 19/12/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrey Belousov ngày 16.12 cảnh báo Moscow phải chuẩn bị tư thế sẵn sàng cho một cuộc xung đột tiềm tàng với NATO trong thập niên tới giữa bối cảnh gia tăng căng thẳng địa chính trị tại châu Âu.
Người đàn ông phát hiện u phổi ác tính từ dấu hiệu không ngờ

Người đàn ông phát hiện u phổi ác tính từ dấu hiệu không ngờ

05:45:09 19/12/2024
Tổn thương được chẩn đoán hướng tới u phổi, dạng u phế quản trung tâm xâm lấn trung thất, gây hẹp phế quản gốc trái. Sau khi có kết quả, ông N. được chuyển đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị.
Tổng thống Hàn Quốc đối mặt bê bối mới liên quan đến nhà ngoại cảm

Tổng thống Hàn Quốc đối mặt bê bối mới liên quan đến nhà ngoại cảm

05:38:28 19/12/2024
Ông Jeon là người được cho là có quan hệ gần gũi với Tổng thống Yoon Suk Yeol và vợ ông Yoon. Lệnh khám xét và thu giữ cũng được thực hiện tại nhà riêng của người này.
Nga sẽ đưa vụ Ukraine ám sát tướng cấp cao ra cuộc họp của Liên hợp quốc

Nga sẽ đưa vụ Ukraine ám sát tướng cấp cao ra cuộc họp của Liên hợp quốc

05:36:17 19/12/2024
Tuyên bố của bà Zakharova được đưa ra trong bối cảnh cơ quan điều tra Nga đã bắt giữ một nghi phạm liên quan đến vụ ám sát ông Kirillov, Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Bức xạ, Hóa học và Sinh học của Nga.
Boeing nối lại tất cả các chương trình sản xuất máy bay

Boeing nối lại tất cả các chương trình sản xuất máy bay

05:34:14 19/12/2024
Boeing tuần trước xác nhận đã tái khởi động sản xuất loại máy bay bán chạy 737 MAX vào đầu tháng 12, khoảng 1 tháng sau cuộc đình công kéo dài 7 tuần của 33.000 công nhân nhà máy kết thúc.

Có thể bạn quan tâm

Công nghệ mRNA thúc đẩy cuộc cách mạng vaccine cá nhân hóa thế nào?

Công nghệ mRNA thúc đẩy cuộc cách mạng vaccine cá nhân hóa thế nào?

Sức khỏe

14:05:25 19/12/2024
Tám người trong số họ đáp ứng với vaccine và ba năm sau khi điều trị, sáu người trong số này vẫn chưa bị ung thư tái phát, hai người còn lại đã tái phát.
Mua nhà 15 năm thì bị phá dỡ, người phụ nữ được đền bù 14,6 tỷ đồng nhưng chủ cũ quay lại đòi chia tiền, toà tuyên bố: Chị phải trả cho họ một phần tài sản

Mua nhà 15 năm thì bị phá dỡ, người phụ nữ được đền bù 14,6 tỷ đồng nhưng chủ cũ quay lại đòi chia tiền, toà tuyên bố: Chị phải trả cho họ một phần tài sản

Netizen

14:01:41 19/12/2024
Năm 2003, vợ chồng chị Ngụy Tư Lệ ở Nội Mông, Trung Quốc, có ý định kinh doanh cho thuê nhà ở. Sau khi bàn bạc, 2 vợ chồng họ bắt đầu đi khắp nơi để tìm nhà cũ và mua lại.
Nhật Kim Anh tuổi 39: Biệt thự xa hoa, đời tư kín tiếng khi mang thai lần 2

Nhật Kim Anh tuổi 39: Biệt thự xa hoa, đời tư kín tiếng khi mang thai lần 2

Sao việt

13:52:09 19/12/2024
Nhật Kim Anh khép kín đời tư sau đổ vỡ hôn nhân. Nữ ca sĩ nói bản thân trở nên nhạy cảm hơn và không còn cưỡng cầu về tình yêu nam nữ.
Cục Điện ảnh từ chối cấp phép 15 phim nước ngoài, 1 phim Việt Nam

Cục Điện ảnh từ chối cấp phép 15 phim nước ngoài, 1 phim Việt Nam

Hậu trường phim

13:49:44 19/12/2024
Theo báo cáo của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), Cục Điện ảnh không cho phép phổ biến 15 phim truyện nước ngoài, 1 phim truyện Việt Nam trong năm qua.
Gia tài gần 700 triệu USD của vợ chồng Beckham

Gia tài gần 700 triệu USD của vợ chồng Beckham

Sao âu mỹ

13:43:58 19/12/2024
Trang Celebrity Net Worth cho hay, David Beckham kiếm được 50 triệu USD trong năm nay từ các hợp đồng quảng cáo và nhiều dự án kinh doanh.
Bức ảnh gây sốt mạng xã hội của "chị đẹp" Trương Bá Chi

Bức ảnh gây sốt mạng xã hội của "chị đẹp" Trương Bá Chi

Sao châu á

13:38:10 19/12/2024
Nhiều khán giả thừa nhận, vẻ ngoài của mỹ nhân Vô cực dường như không thay đổi bất chấp tuổi tác và việc cô đã qua nhiều lần sinh nở.
63 Anh Trai "chịu thua" trước 1 người

63 Anh Trai "chịu thua" trước 1 người

Nhạc việt

13:31:40 19/12/2024
Mới đây, YouNet Media - đơn vị truyền thông chuyên đo lường chỉ số thảo luận mạng xã hội vừa công bố danh sách SocialTrend Reply 2024.
Top 4 con giáp có sự nghiệp tốt nhất năm Ất Tỵ 2025

Top 4 con giáp có sự nghiệp tốt nhất năm Ất Tỵ 2025

Trắc nghiệm

13:30:41 19/12/2024
Đây là những con giáp được dự báo có sự nghiệp thuận lợi nhất năm 2025. Thời điểm tốt đẹp đang đến, 4 con giáp này ôm vàng gánh bạc về nhà trong tháng
Địa ngục độc thân trở lại mùa thứ 4

Địa ngục độc thân trở lại mùa thứ 4

Tv show

13:23:27 19/12/2024
Chương trình hẹn hò được yêu thích của Netflix sẽ quay trở lại vào tháng 1/2025. Nhà sản xuất hứa hẹn đây sẽ là mùa giải kịch tính nhất từ trước đến nay.
5 chiếc váy dáng dài nàng không thể thiếu dịp cuối năm

5 chiếc váy dáng dài nàng không thể thiếu dịp cuối năm

Thời trang

12:38:07 19/12/2024
Váy dáng dài dành cho nàng mặc khi đi làm công sở, dạo phố, đi sự kiện hoặc dự tiệc đều phù hợp. Những gợi ý váy dài qua gối mang đến hình ảnh lịch thiệp và chỉn chu đi cùng nét duyên dáng nữ tính đặc trưng của phái nữ.
Có màn ra mắt "trong mơ" trước T1 nhưng "biệt đội streamer" có thể tan rã vì bị Riot Games "bóp"

Có màn ra mắt "trong mơ" trước T1 nhưng "biệt đội streamer" có thể tan rã vì bị Riot Games "bóp"

Mọt game

11:54:13 19/12/2024
Trong vài tháng trở lại đây, cái tên Los Ratones đã nổi lên mạnh mẽ trong cộng đồng LMHT tại máy chủ Tây Âu. Lý do là bởi đội tuyển này có sự góp mặt của một loạt streamer, nhà sáng tạo nội dung danh tiếng