Điều gì đã xảy ra ở khu vực MH17 rơi hôm 17/7?
Đó là một ngày hè ồn ào tại thị trấn nhỏ thuộc miền đông Ukraina. Một đoàn xe của quân ly khai chở theo thiết bị quân sự cồng kềnh đi qua khu vực này.
Lãnh đạo phiến quân tại Donetsk nhiều lần công khai từ chối trách nhiệm bắn rơi MH17. Hôm 25/7, Sergei Kavtaradze, phát ngôn viên của Alexander Borodai – lãnh đạo phiến quân, khẳng định không một đơn vị nào thuộc quyền quản lý của họ sở hữu vũ khí đủ khả năng hạ MH17. Kavtaradze nhận định, những cáo buộc liên quan đến việc họ gây ra tai nạn là những thông tin nhằm phá hoại danh dự của phiến quân. Họ liên tục đổ lỗi cho Nga và Ukraina đã gây ra chuyện này.
Tuy nhiên, thông tin từ những nhân chứng lại trái ngược so với thông tin phiến quân công bố. Đồng thời, Igor Bezler, một quan chức cấp cao trong hàng ngũ phiến quân, đã thừa nhận họ dùng tên lửa SA-11 tại khu vực gần Snizhne để bắn rơi máy bay Boeing của Malaysia.
Những chiếc xe cồng kềnh và nặng tới nỗi khi đi qua, chúng để lại dấu lốp sâu hoắm trên mặt đường nhựa. Ảnh: AP
Những người dân tại thị trấn Snizhne kể lại, đó là một ngày mùa hè tháng 7 ồn ào. Quân ly khai đang chuyển những thiết bị quân sự qua vùng này. Nhiều người dễ dàng nhận ra những chiếc xe đang mang theo vật gì đó bởi nó cồng kềnh và nặng tới nỗi khi đi qua, chúng để lại dấu lốp sâu hoắm trên mặt đường nhựa. Thứ đoàn xe đang chở là hệ thống tên lửa Buk M-1.
Theo AP, hôm 17/7, một phóng viên của họ đã thấy 7 xe tăng của phiến quân đỗ gần một trạm xăng ngoài thị trấn Snizhne. Trong thị trấn, anh cũng quan sát thấy một hệ thống tên lửa Buk, thứ có thể bắn hạ mục tiêu ở độ cao 22.000 m.
Các sự kiện quốc tế nổi bật (Từ 21-7 đến 25-7-2014)
Lúc 13h 5′ cùng ngày theo giờ địa phương, những phương tiện chở 4 tên lửa cao 5,5 m cùng với hai xe dân dụng theo sau hộ tống dừng lại. Một người đàn ông mặc đồ rằn ri, nom vẻ mệt mỏi, nói giọng Nga và không mang số hiệu tiến lại gần để chắc chắn phóng viên AP không ghi hình. Sau đó, đoàn xe tiếp tục di chuyển tới một địa điểm không rõ ràng tại trung tâm khu vực mà những người ly khai ủng hộ Nga chiếm giữ.
Video đang HOT
Khoảng 16h18′, Kiev ghi âm được cuộc điện thoại giữa các thành viên trong phiến quân với nội dung thông báo máy bay đang tiến tới gần khu vực.
MH 17 bị bắn rơi hôm 17/7 tại Ukraina. Ảnh: Reuters
Lúc 4h20′, tại thị trấn Torez, cách thị trấn Snizhne 10km về phía tây, người dân nghe thấy tiếng nổ lớn. “Tôi nghe thấy hai tiếng nổ cách nhau một khoảng thời gian tương đối. Sau đó, tôi ngẩng đầu lên trời và thấy máy bay đang rơi”, Rostislv Grishin- 21 tuổi- nói.
Khoảng 16h40′, chính phủ Ukraina lại ghi âm được một cuộc trò chuyện qua điện thoại của Bezler và cấp trên với nội dung đơn vị của họ vừa bắn rơi máy bay. Bezler là thành viên phiến quân.
Vitaly Nayda, quan chức cấp cao của phiến quân, cho biết hệ thống Buk đã di chuyển ngay sau cuộc tấn công. Vào đêm 17/7, nó đã vượt biên giới quay trở về Nga. Ông từ chối mọi trách nhiệm của phiến quân về việc bắn rơi máy bay của Malaysia.
Chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia gặp nạn khi đang bay qua không phận Ukraina, tại khu vực gần biên giới, khiến toàn bộ hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Giới chuyên gia về quân sự dự đoán, một quả tên lửa đất đối không đã bắn hạ phi cơ.
Toàn cảnh vụ máy bay Malaysia rơi ở Ukraina
Ám ảnh những số liệu kinh hoàng liên quan đến tai nạn máy bay
Theo Zing News
Mỹ khẳng định MH17 trúng tên lửa SA-11
Các quan chức tình báo Mỹ khẳng định nhiều khả năng phe ly khai thân Nga ở đông Ukraine đã bắn nhầm máy bay MH17 do không được huấn luyện quân sự đầy đủ.
Theo hãng tin AFP, một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ cho biết các bằng chứng ban đầu cho thấy các tay súng ly khai đã phóng tên lửa Buk (SA-11) làm rơi máy bay của Malaysia Airlines hôm 17-7. Tuy nhiên vẫn chưa rõ nguyên nhân tại sao.
Một nhà điều tra Malaysia quan sát hiện trường máy bay rơi
"Dữ liệu vệ tinh và tình báo Mỹ xác nhận quả tên lửa được phóng lên từ khu vực phe ly khai kiểm soát. Chắc chắn đó là một quả tên lửa SA-11, được bắn đi trong điều kiện mà người Nga tạo ra. Có hai điều chúng tôi không biết chính xác là kẻ nào đã bắn và tại sao"- quan chức tình báo trên cho biết.
"Cách giải thích hợp lý nhất là phe ly khai đã bắn nhầm - quan chức này giải thích - Có thể nhóm bắn tên lửa không được đào tạo tốt. Chúng ta từng chứng kiến nhiều vụ bắn nhầm trong quá khứ". Quan chức này nhắc đến những vụ bắn rơi máy bay thường dân trước đây.
Có thể kể đến vụ máy bay chiến đấu Liên Xô bắn máy bay Hàn Quốc năm 1983 và tàu hải quân Mỹ bắn rơi máy bay Iran năm 1988. Nhà Trắng tuyên bố hôm nay sẽ công bố các bằng chứng tình báo cho thấy phe ly khai đã bắn rơi máy bay.
Phía Mỹ cũng bác bỏ lập luận của Bộ Quốc phòng Nga rằng quân đội Ukraine đã triển khai tên lửa Buk và máy bay chiến đấu ở thời điểm chuyến bay MH17 gặp nạn. Tình báo Mỹ khẳng định quân đội Ukraine không có hệ thống phòng không trong khu vực phiến quân kiểm soát.
Chính quyền Ukraine cũng không có lý do gì để triển khai máy bay chiến đấu bởi phiến quân ly khai không có trực thăng hoặc máy bay rải bom từ không trung. Tuy nhiên phe ly khai có lý do để dùng tên lửa phòng không vì các binh sĩ Ukraine di chuyển bằng trực thăng và máy bay vận tải.
Tướng William Shelton, lãnh đạo Bộ Chỉ huy Không gian không quân Mỹ, mô tả giải thích của phía Nga là "sự tuyệt vọng". Tướng Shelton nhấn mạnh các vệ tinh quân sự của Mỹ "rất nhạy cảm và rất chính xác".
Hôm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết làm tất cả để buộc phe ly khai Ukraine phải hỗ trợ tối đa cuộc điều tra vụ máy bay rơi. "Nga sẽ làm tất cả để đảm bảo cho một cuộc điều tra toàn diện và minh bạch" - Itar-Tass dẫn lời ông Putin tuyên bố.
Ông Putin cho biết sẽ gây ảnh hưởng lên phiến quân ly khai ở miền đông Ukraine. Tuy nhiên ông cho rằng điều đó là không đủ nếu quân đội Ukraine tiếp tục mở các cuộc tấn công. "Phía Ukraine phải đồng ý với một thỏa thuận ngừng bắn, ít nhất là trong thời gian điều tra" - ông Putin nhấn mạnh.
Tuy nhiên ông Putin vẫn tỏ ra rất cứng rắn với phương Tây. Ông tuyên bố sẽ phản ứng nếu NATO tiếp tục triển khai hạ tầng quân sự tới gần biên giới Nga.
Theo Reuters, hôm qua Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã có cuộc điện đàm về vụ MH17. Hai nhà lãnh đạo khẳng định cần phải tăng cường trừng phạt Nga nếu Matxcơva tiếp tục hỗ trợ phiến quân ly khai.
Báo USA Today dẫn lời một số quan chức Nhà Trắng cáo buộc hiện Nga vẫn đang hỗ trợ vũ khí cho phe ly khai. Quan chức này cho biết hôm qua Nga đã đưa 20 xe tăng qua biên giới vào miền đông Ukraine.
Trước đó Liên minh châu Âu (EU) đã mở rộng danh sách các cá nhân và tổ chức Nga bị cấm thi thực và đóng băng tài sản. EU đe dọa sẽ cấm vận hàng loạt ngành công nghiệp Nga nếu điện Kremlin không kiềm chế các tay súng ly khai.
Theo Tuổi Trẻ
Mỹ: Lật tàu, 3 máy bay Boeing lăn xuống sông Đoàn tàu chở thân máy bay Boeing bất ngờ gặp nạn khiến hàng hóa thi nhau lăn xuống sông. Ngày 3/7, một đoàn tàu chở thân máy bay tới nhà máy lắp ráp của Boeing ở Washington đã bị lật ở Montana, Mỹ khiến 3 thân máy bay Boeing bị lăn xuống sông Clark Fork. Bà Linda Frost, đại diện công ty Montana...