Điều gì đã “tiếp sức” cho cây mía tím đặc sản ở Hòa Bình?
Bón phân Văn Điển giúp mía có lá màu xanh sáng, ngọn nở, thân màu tím sẫm, tăng vị ngọt thơm, tăng khả năng chống đổ và chống rét. Mía được bón phân Văn Điển sẽ giảm sâu đục thân và rệp; đất trồng mía ngày càng màu mỡ do được bổ sung chất trung, vi lượng…
Nhờ trồng mía tím đúng kỹ thuật, nhiều hộ gia đình nông dân ở Hoà Bình đã có thu nhập khá. Ảnh minh hoạ
Nhu cầu dinh dưỡng lớn
Mía là cây công nghiệp chủ yếu để sản xuất ra đường, là cây có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng đất thích hợp là đất phù sa, có tầng canh tác dày, tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Mía là cây có năng suất cao, có khả năng tạo ra lượng sinh khối rất lớn. Chưa đầy một năm, 1ha mía có thể cho từ 70 – 100 tấn mía cây chưa kể lá và rễ, vì vậy nhu cầu dinh dưỡng của mía rất lớn. Để có năng suất 100 tấn, mía lấy đi trong đất 142-200kg N, 42-85kg P2O5 ,314-425kg K2O, 25kg S, 400kg Silie, 2-3kg Fe, 1kg Mn, 0,11-0,05kg Cu, 0,02-0,05kg Zn, 0,1-0,2kg B. Số dinh dưỡng trên tương đương 310-435kg ure, 262-532kg supe lân…
Do đặc tính và yêu cầu đất đai dinh dưỡng như trên, đặc biệt là cần nhiều dinh dưỡng, ngoài đạm, lân, kali, còn phải bón các chất trung vi lượng và nên sử dụng lân có tính kiềm, do đó dùng phân Văn Điển cho cây mía rất phù hợp. Ở miền Bắc, Hòa Bình là tỉnh trồng mía nhiều, diện tích mía hằng năm khoảng 9.000ha. Đất ở Hòa Bình chủ yếu là đồi, núi, đất dốc, dễ bị xói mòn, rửa trôi. Qua nhiều năm canh tác, do kinh tế khó khăn và tập quán canh tác ít hoặc không đầu tư phân hữu cơ, bón nhiều phân hóa học, trồng loại cây tốn nhiều dinh dưỡng… nên đất ngày càng bị thoái hóa, nghèo kiệt, chai cứng, độ chua cao, thiếu các chất trung vi lượng.
Bón phân Văn Điển giúp mía thêm ngọt thơm, tăng khả năng chống đổ… ảnh: Internet
Video đang HOT
Giúp mía tăng chất lượng
Cách bón phân Văn Điển:
Bón lót 1ha: 20-30 tấn phân hữu cơ, 500-600kg phân lân Văn Điển. Nên thay thế phân lân Văn Điển bằng phân NPK Văn Điển 6-12-5, 25-30kg/sào (670-810kg/ha). Rạch hàng bón phân hữu cơ, phân lân hoặc phân NPK Văn Điển; lấp 1 lớp đất mỏng kín phân rồi đặt hom.
Bón thúc: 1 sào 30-40kg phân đa yếu tố NPK Văn Điển 15-5-20, chia đều ra làm 2 đợt: đợt 1 khi mía đẻ nhánh sau trồng khoảng 35-40 ngày. Đợt 2 khi mía bắt đầu vươn cao, khoảng 35-40 ngày sau đợt 1.
Lân Văn Điển là loại phân chậm tan, chỉ tan trong dịch axít yếu do rễ cây tiết ra, vì vậy loại phân này rất phù hợp với đất dốc vì sẽ hạn chế sự rửa trôi. Phân có tính kiềm với tỷ lệ canxi tương đối cao nên có tác dụng cải tạo đất chua. Ngoài dinh dưỡng chính là lân, Lân Văn Điển còn có đầy đủ các chất trung, vi lượng giúp cho cây trồng tăng năng suất, chất lượng, tăng sức chống chịu với các điều kiện thời tiết bất thuận ngoài ra còn có tác dụng cải tạo đất.
Các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển – trong đó có phần đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng bón cho mía, do thành phần dinh dưỡng chính có lân Văn Điển nên cùng có đặc tính và tác dụng như vậy.
Bà Đinh Thị Lâm – Trưởng phòng Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình cho biết: “Bón phân Văn Điển giúp mía có lá màu xanh sáng, ngọn nở, thân màu tím sẫm, tăng vị ngọt thơm, tăng khả năng chống đổ và chống rét… Ngoài ra, bón phân Văn Điển, mía đỡ bị nứt cây, giảm sâu đục thân và rệp; đất đai ngày càng màu mỡ, nhất là bổ sung cao chất trung, vi lượng.
Theo Danviet
Nhờ phân bón Văn Điển, na dai sai quả, hương vị thơm ngon
Từ lâu, quả na dai đã trở thành sản phẩm nông sản nổi tiếng của huyện Đông Triều (Quảng Ninh) với diện tích 1.000ha. Na tại đây có hương vị thơm ngon, ít hạt, thịt chắc, ngọt đậm. Trong đó, phân bón Văn Điển đóng vai trò rất quan trọng bảo đảm khả năng chống bệnh, năng suất, hương vị của na dai tại địa phương này.
Từ lâu, quả na dai đã trở thành sản phẩm nông sản nổi tiếng của huyện Đông Triều (Quảng Ninh) với diện tích 1.000ha. Na tại đây có hương vị thơm ngon, ít hạt, thịt chắc, ngọt đậm. Trong đó, phân bón Văn Điển đóng vai trò rất quan trọng bảo đảm khả năng chống bệnh, năng suất, hương vị của na dai tại địa phương này.
Yêu cầu dinh dưỡng của cây na
Na ít kén đất, có thể trồng cả trên đất cát sỏi, đất thịt nặng, nhưng đất pha vỏ sò, hến, đất dốc tụ chân núi đá vôi, đất phù sa ven sông suối thoát nước, nhiều mùn là thích hợp nhất. Độ pH yêu cầu trung tính đến hơi kiềm từ 5,5 - 7,5.
Bón phân Văn Điển giúp cây na dai chống sâu bệnh, năng suất cao, hương vị thơm ngon, đẹp mã nên bán được giá. Ảnh: I.T
Để cây na đạt chất lượng, mẫu mã đẹp, đòi hỏi phải cung cấp cho cây các yếu tố dinh dưỡng cân đối, gồm 3 nhóm:
1. Nhóm đa lượng: Gồm đạm (N), lân (P2O5), kali (K2O), là các yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất, nhưng ít dự trữ trong đất, thường thiếu hụt do rễ cây hàng năm hút đi, làm cho năng suất na bị giảm, vì vậy thường xuyên phải bón đủ, cân đối các yếu tố này.
2.Nhóm trung lượng: Gồm canxi (Ca), lưu huỳnh (S), silic (Si), magie (Mg).
3.Nhóm vi lượng: Gồm các vi chất, tuy cây sử dụng ít nhưng giữ vai trò bảo đảm khả năng chống bệnh, năng suất, hương vị của quả na.
Như vậy, nếu chỉ bón phân NPK là chưa đủ. Bà con nên sử dụng phân lân nung chảy, phân đa yếu tố NPK Văn Điển nhằm mang lại cho cây na các yếu tố đa, trung, vi lượng thiết yếu.
Cụ thể, trong phân Văn Điển chứa 15 - 20% vôi, có tác dụng khử chua, điều hòa độ pH, nâng cao dung tích hấp thu cho đất bạc màu. Ngoài ra còn có 10 - 15% magie, 2 - 4% lưu huỳnh (giúp cây nâng cao hiệu suất quang hợp, tích lũy nhanh dinh dưỡng vào quả, cải thiện mẫu mã, hương vị quả). Đặc biệt, silic chiếm đến 15%, giúp cứng cây, dày lá; chống sự thoát hơi nước trên những vùng đất cao, chống sâu bệnh gây hại. Bên cạnh đó, phân bón Văn Điển còn có các chất vi lượng như kẽm, bo, sắt, đồng, coban..., chiếm 0,4% giúp cây na tổng hợp nhiều vitamin, tạo quả đẹp, dễ bán.
Cách bón hợp lý
Các chất dinh dưỡng trung, vi lượng chỉ có đầy đủ trong phân ĐYT NPK Văn Điển mà các loại phân đơn, phân NPK thông thường không có được. Thực tế sản xuất cho thấy, phân bón ĐYT NPK Văn Điển đã đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng mà trong điều kiện đất bạc màu không cung cấp đủ, đồng thời còn điều hòa, bổ sung những thiếu hụt, mất cân đối dinh dưỡng trong đất, tạo nên sự cân bằng độ màu mỡ của đất trồng. Trên những vùng đất đồi gò, đất bạc màu thì phân bón Văn Điển lại có hiệu quả đặc biệt, những nhà vườn tại Đông Triều, Lục Nam, Lục Ngạn đã sử dụng phân bón ĐYT NPK Văn Điển cho cây vải, cây na, cây nhãn chín muộn cho hiệu quả kinh tế cao.
Công thức bón theo kg/cây/năm: Cây 1-4 năm tuổi, liều lượng phân chuồng 15-20kg 3kg NPK 5:10:3; cây 5-8 năm tuổi: Phân chuồng 20 - 25kg 5kg NPK 5:10:3. Cây trên 8 tuổi: Phân chuồng 35-40kg 6-8 kg NPK 5:10:3. Nếu không có phân chuồng có thể tăng gấp rưỡi liều lượng NPK ở trên.
Cách bón: Cuốc rãnh quanh mép tán sâu 10cm, rắc phân xong lấp đất, tủ rác phủ quanh tán giữ ẩm cho đất, tạo điều kiện cho rễ phát triển. Bón đợt 1 (sau khi thu hái quả): tháng 9 - 11: 100% phân chuồng 30% NPK ĐYT; đợt II (đón lộc): tháng 2 - 3: 30% NPK; đợt III (nuôi cành, quả): 40% NPK.
Theo Danviet
Bón phân Văn Điển nâng chất lượng mủ cao su Nhiều nhà vườn trồng cao su ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ sử dụng phân bón Văn Điển đã thu được kết quả là năng suất, chất lượng mủ cao vượt trội. Nhu cầu dinh dưỡng lớn Sử dụng phân bón Văn Điển cùng một lần bón cung cấp đầy đủ thỏa mãn tất cả các yếu tố dinh dưỡng...