Điều gì đã thay đổi trong lập trường của Tổng thống Biden về việc ủng hộ cho Ukraine?
Ukraine phải đối mặt với một mùa đông khó khăn sau khi Tổng thống Zelensky không thể thuyết phục đảng Cộng hòa nhanh chóng triển khai viện trợ mới.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo chung ở Washington, DC ngày 12/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Đứng cạnh người đồng cấp Ukraine tại Nhà Trắng cách đây hơn một năm, Tổng thống Joe Biden tuyên bố Mỹ sẽ ủng hộ Ukraine “miễn là cần thiết”. Đó là cam kết mà ông Biden đã lặp lại từ lâu trong 22 tháng kể từ cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra.
Nhưng ngày 12/12, khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang có chuyến thăm khác tới Washington, D.C trong hoàn cảnh có nhiều thay đổi đáng kể, ông Biden chỉ cam kết Mỹ sẽ cung cấp vũ khí và thiết bị quan trọng “miễn là chúng tôi có thể”.
Sự thay đổi âm thầm trong ngôn từ trên dường như thừa nhận một thực tế thậm chí còn rõ ràng hơn sau lời kêu gọi hỗ trợ thêm của Tổng thống Zelensky: Sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraine không phải là một sự đảm bảo hay một cam kết mở.
Rõ ràng bình luận mới của ông Biden thể hiện một sự thay đổi tinh tế nhưng đáng chú ý trong thông điệp công khai của nhà lãnh đạo Mỹ. Tuyên bố của Biden có thể thể hiện quan điểm thực tế hơn về tương lai của viện trợ cho Ukraine, với thời gian – và có thể là cả ý chí chính trị – sắp hết trước khi Quốc hội Mỹ nghỉ lễ để chuyển thêm tài trợ và với sự hỗ trợ an ninh không chắc chắn trong tương lai dưới thời một tổng thống mới tiềm năng. Nhiều tháng trước, ông Biden tuyên bố “cam kết của Mỹ với Ukraine sẽ không suy yếu”.
Do đó, điều xảy ra tiếp theo đối với Ukraine – khi một mùa đông khắc nghiệt với các cuộc tấn công tiềm tàng của Nga trước viễn cảnh giúp đỡ đến từ Quốc hội Mỹ đang mờ dần – thật đáng lo ngại.
Video đang HOT
Chuyến thăm thủ đô Mỹ mới nhất đã khác xa với những gì nhà lãnh đạo Ukraine từng trải qua khi ông Zelensky thực hiện chuyến đi thời chiến đầu tiên ra ngoài Ukraine vào tháng 12/2022.
Đã qua rồi sự nồng nhiệt của lưỡng đảng chào đón Tổng thống Zelensky khi ông đến Mỹ một năm trước. Thay vì đứng dậy vỗ tay, kéo cờ Ukraine và đảm bảo Quốc hội Mỹ sẽ cung cấp thêm vũ khí, ông Zelensky hôm 12/12 vừa qua lại phải đối mặt với sự phản đối của Đảng Cộng hòa, những người đang yêu cầu các quy định nhập cư cứng rắn hơn trước khi phê duyệt viện trợ mới.
Có vẻ như sự bế tắc về vấn đề nhập cư sẽ không được giải quyết vào cuối tuần này, khi Quốc hội Mỹ chuẩn bị nghỉ lễ. Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, thành viên Đảng Cộng hòa hàng đầu tại Thượng viện và là người ủng hộ mạnh mẽ Ukraine, gọi việc một gói viện trợ được thông qua nhanh chóng là “gần như không thể”.
Ông Biden đã cố gắng khuyến khích vị khách Ukraine của mình trong các cuộc đàm phán tại Phòng Bầu dục, nói với Tổng thống Zelensky rằng ông không muốn nhà lãnh đạo Ukraine mất “hy vọng”. Tuy nhiên, rõ ràng là những lời kêu gọi trực tiếp mà ông Zelensky đã từng rất thành công trong việc tận dụng trong suốt cuộc chiến kéo dài 22 tháng không còn có sức nặng như trước nữa.
Ngay cả Tổng thống Zelensky cũng tỏ ra thừa nhận thực tế trong cuộc họp báo chung với ông Biden. “Họ còn rất tích cực, nhưng chúng tôi biết rằng chúng tôi cần tách biệt giữa lời nói và kết quả”, ông Zelenksy nói khi đề cập đến cuộc gặp với các đảng viên Đảng Cộng hòa.
Một phần, đó là do vấn đề cốt lõi của sự bế tắc – các quy định cứng rắn hơn nhằm hạn chế số lượng người di cư qua biên giới phía Nam của Mỹ – hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của ông Zelensky. Trong cuộc nói chuyện với các nghị sĩ Mỹ, ông Zelenksy từ chối đưa ra quan điểm về vấn đề này.
Sau khi ông Zelensky rời Đồi Capitol (Quốc hội Mỹ), các cuộc đàm phán về nhập cư vẫn tiếp tục, với các nhà đàm phán hàng đầu gặp Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas để tiếp tục giải quyết những khác biệt của họ. Hai bên vẫn mâu thuẫn về một số đề xuất, bao gồm các bước đi mà Đảng Dân chủ cho là quá cực đoan, và vẫn chưa chắc chắn liệu Quốc hội Mỹ có tiếp tục đàm phán vào tuần tới hay không.
Ukraine sắp nhận lô xe tăng M1 Abrams của Mỹ
Trong cuộc gặp người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng ngày 21/9, Tổng thống Joe Biden cho biết Kiev sẽ nhận được lô xe tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ vào tuần tới.
Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, ngày 21/9. Ảnh: AP
"Hôm nay, tôi đã phê duyệt gói viện trợ an ninh tiếp theo của Mỹ dành cho Ukraine, bao gồm bổ sung pháo binh, thêm đạn dược, thêm vũ khí chống tăng và vào tuần tới, những chiếc xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ sẽ được chuyển đến Ukraine", Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, theo CNN.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết gói viện trợ mới mà Mỹ dành cho Ukraine trị giá 325 triệu USD, bao gồm khoản viện trợ an ninh 128 triệu USD và 197 triệu USD cho chi tiêu vũ khí và thiết bị quân sự.
Mỹ cũng sẽ gửi tên lửa phòng không tầm thấp MIM-23 Hawk, tên lửa phòng không vác vai AIM-9M Sidewinder, đạn cho hệ thống pháo phản lực HIMARS, vũ khí chống tăng và đạn pháo cho Kiev. Tuy nhiên, gói viện trợ lần này không bao gồm tên lửa tầm xa ATACMS được trang bị đạn chùm.
Xe tăng M1 Abrams. Ảnh: AFR
Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ tập trung vào việc "tăng cường khả năng phòng không của Ukraine, để bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu cung cấp nhiệt sưởi và điện chiếu sáng". Nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định sẽ ủng hộ Ukraine và kêu gọi thế giới sát cánh cùng Kiev trong cuộc chiến.
Ông Zelensky đã gửi lời cảm ơn ông Biden về gói viện trợ mới.
Đây là chuyến công du Mỹ thứ hai của Tổng thống Zelensky kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bùng nổ vào đầu năm 2022. Chuyến thăm này diễn ra vào thời điểm đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ của Mỹ đang chia rẽ về vấn đề ngân sách liên quan đến gói hỗ trợ 24 tỷ USD dành cho Ukraine, trong bối cảnh cuộc phản công mùa hè của Kiev vẫn chưa đạt được tiến triển như mong đợi.
Theo Reuters, kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra, Mỹ đã viện trợ khoảng 113 tỷ USD cho Kiev, trong đó bao gồm viện trợ quân sự trực tiếp và các khoản hỗ trợ ngân sách, tái thiết. Kiev cũng trở thành nước đồng minh nhận được khoản tài chính lớn nhất của Washington kể từ sau Thế chiến II.
Trong khi đó, giới chức Nga đã nhiều lần cảnh báo Mỹ và phương Tây đang trở thành những bên tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột khi trang bị vũ khí cho Ukraine. Điện Kremlin từng tuyên bố các gói viện trợ vũ khí của phương Tây gửi Kiev "không thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của chiến dịch quân sự đặc biệt".
Mỹ khẳng định tiếp tục hỗ trợ Ukraine Ngày 12/12, Tổng thống Joe Biden cho biết Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, ngay cả khi các nghị sĩ đảng Cộng hòa phản đối cung cấp viện trợ bổ sung cho Kiev. Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN Nhà lãnh đạo Mỹ đã nói như vậy tại buổi họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sau cuộc hội...