Điều gì đã khiến Hy Lạp ngày càng lún sâu vào khủng hoảng?
Sau khoảng thời gian 5 năm thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, các biện pháp mà chính phủ Hy Lạp áp dụng dường như là một sự lãng phí, khi nước này lại một lần nữa lâm vào tình thế khó khăn và phải tiếp tục vay thêm nhiều khoản nợ từ các nhà tín dụng quốc tế.
Theo các chuyên gia, vấn đề lớn nhất của Hy Lạp nằm ở sự thất bại trong tái cấu trúc các hệ thống, trong đó, hệ thống thuế phức tạp là một trong những yếu tố chính cản trở Athens trên con đường phục hồi kinh tế. Chính vì nguyên nhân này, cựu lãnh đạo cơ quan thuế tại Hy Lạp ông Harry Theocharis nhận định rằng việc tăng thuế để hỗ trợ việc trả nợ của quốc gia giữa cuộc khủng hoảng tài chính không phải là một hành động dễ dàng.
Hy Lạp có thể đã lãng phí 5 năm cứu trợ trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế leo thang đến mức độ hiện tại
Ví dụ, chỉ riêng thuế VAT ở Hy Lạp đã có 6 loại, bao gồm thuế VAT thông thường chiếm 23%, tiếp theo là các loại thuế VAT giảm riêng cho các mặt hàng như thực phẩm, nhiên liệu và dược phẩm…
Video đang HOT
Bất chấp rằng chính phủ Hy Lạp đang tìm cách thúc đẩy người dân tới sinh sống tại các vùng đất hẻo lánh và giúp phát triển các hoạt động du lịch, thực tế cho thấy điều này tỏ ra không hiệu quả. Điển hình như trường hợp dù lượng khách du lịch tăng đột biến tại đảo Mykono (thuộc quần đảo Hy Lạp), các số liệu thống kê về việc trả các loại thuế VAT thực tế đã giảm xuống.
Ngoài ra, Hy Lạp còn sử dụng một hệ thống lương hưu phức tạp không kém, với hàng loạt trường hợp ngoại lệ dành cho các loại công việc nghỉ hưu sớm khác nhau, kéo theo là chi phí vận hành khổng lồ do hệ thống quản lí quan liêu. Nhìn chung, chính phủ nước này phải chi trả số lương hưu nhiều hơn chính phủ nước Anh đến 30%.
Như vậy, vấn đề không phải nằm ở chỗ Athens không có khả năng tái cấu trúc các hệ thống của mình hoặc không biết hướng giải quyết cho cuộc khủng hoảng, mà là ở chỗ nước này đã bỏ phí 5 năm được cứu trợ, mà không thực sự đưa ra được một quyết định sáng suốt nào cho vấn đề, thậm chí trong nhiều trường hợp còn dẫn đến thất bại.
Hy Lạp rõ ràng đã sử dụng không hiệu quả các khoản cứu trợ của mình như Ireland hay Tây Ban Nha đã làm được trước đó. Vì vậy, đó không phải điều khó hiểu khi các chủ nợ băn khoăn trong việc tiếp tục giao tiền của mình quốc gia này.
Theo_An ninh thủ đô
Biển Đông ngày càng căng thẳng, Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế
Đại biểu Quốc hội cho rằng khi tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng, Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế thì việc sửa đổi Bộ Luật hàng hải có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
"Trong khi đó, những diễn biến phức tạp trên Biển Đông ảnh hưởng tới an ninh quốc gia chủ quyền biển đảo, những ảnh hưởng về môi trường, về phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Những lĩnh vực này ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến chính sách phát triển hàng hải Việt Nam", đại biểu Hoa nói.
Đại biểu Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi)
Trọng tâm nói về tình hình an toàn, an ninh trên Biển Đông, đại biểu Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) thông tin trung bình trong năm có khoảng trên 40 ngàn lượt tầu biển qua lại khu vực Biển Đông, 5 trong tổng số 10 tuyến đường biển quốc tế lớn nhất của thế giới đi qua khu vực này.
Trong điều kiện mới chỉ có 1/3 trong số gần 400 đường biên giới biển, trên thế giới được phân định thông qua các bản án của Tòa án và Trọng tài.
"Ngoài ra 10 trong số 16 đường biên giới biển ở khu vực biển Đông vẫn đang trong tình trạng tranh chấp, chưa kể vấn đề liên quan đến hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam đang bị vi phạm chủ quyền nghiêm trọng", đại biểu Lan nói.
Bên cạnh đó, bà Lan cho rằng các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải được quy định tại Điều 12, nghiêm cấm việc ngăn chặn cản trở quyền tự do trên biển, nếu như không quy định rõ nội dung này dễ dẫn đến lợi dụng tự do đi lại trên biển, xâm phạm chủ quyền quyền chủ quyền trên biển của Việt Nam.
Đại biểu Chu Sơn Hà (TP Hà Nội) nhận định hàng hải là ngành có vai trò hết sức quan trọng, có tính đặc thù, có tính tiềm năng lớn và mang tính quốc tế sâu sắc, phát triển tiềm năng, hiệu quả ngành hàng hải là một yếu tố quan trọng phát triển kinh tế bền vững.
Đồng thời phải coi trọng duy trì bảo đảm an ninh quốc phòng, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải đi đôi với đáp ứng yêu cầu đảm bảo quyền tự do hàng hải trên biển theo quy định của Hiến pháp, góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển.
Theo VTC News
Trung Quốc ngày càng "làm khó" Mỹ tại biển Đông Hôm 18-6, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ chuyên trách khu vực Đông Á cho biết, Hoa Kỳ đang gặp rắc rối bởi các kế hoạch xây dựng hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông của Trung Quốc. Trợ lý Ngoại trưởng Danny Russel nói trước báo giới rằng "triển vọng" quân sự hóa của Trung Quốc tại các tiền đồn hàng...