Điều gì đã giúp một quốc gia châu Âu bất ngờ vươn lên đứng thứ ba về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam?
Đan Mạch là một trong những nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, tính đến nay đã được 50 năm.
Hiện có gần 150 doanh nghiệp Đan Mạch đầu tư vào Việt Nam với các lĩnh vực công nghiệp chế biến, lĩnh vực bán buôn bán lẻ và các hoạt động chuyên môn, khoa học.
Theo số liệu từ Cổng thông tin Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/2/2022, Đan Mạch chỉ xếp thứ 21 về tổng vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam với 1,51 triệu USD. Nhưng hết quý I/2022, con số này đã lên đến hơn 1 tỷ USD và đưa Đan Mạch vào top 3 các nước có vốn đầu tư nước ngoài Việt Nam.
Trước đó, Đan Mạch đã đầu tư 2 dự án lớn ở Đồng Nai với tổng vốn khoảng 42 triệu USD trong lĩnh vực sản xuất hóa chất cơ bản và sản xuất sơn. Đặc biệt, trong tháng 3/2022, Tập đoạn LEGO của Đan Mạch đã nhận được giấy phép đầu tư dự án với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD.
LEGO là tập đoàn lớn của Đan Mạch được thành lập vào năm 1932 chuyên sản xuất đồ chơi cung cấp cho thị trường thế giới. Hệ thống trò chơi của LEGO với nền tảng là những viên gạch LEGO, cho phép trẻ em và người chơi thiết kế và xây dựng bất kỳ những gì mà họ có thể tưởng tượng.
Video đang HOT
Nhà máy tại Bình Dương là nhà máy lớn thứ 2 của Tập đoàn LEGO tại châu Á
Được biết đây sẽ là nhà máy thứ 6 của LEGO trên thế giới và thứ 2 ở châu Á. Điều này sẽ giúp LEGO mở rộng mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu, nhằm đáp ứng linh hoạt, nhanh chóng sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng ở từng khu vực. Đặc biệt nó sẽ rút ngắn chuỗi cung ứng và giảm tác động lên môi trường khi phải vận chuyển đường dài.
Theo kế hoạch, đây là nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của LEGO và có phần đầu tư cho sản xuất sử dụng năng lượng Mặt Trời để đảm bảo không bị ô nhiễm môi trường, khói bụi và chất thải. Dự án này sẽ được xây dựng và đưa vào hoạt động ở tỉnh Bình Dương, mang đến hơn 4.000 cơ hội việc làm trong 15 năm tới. Dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào năm 2024.
Tổng vốn đăng ký của các dự án FDI tăng thêm 8 tỷ USD trong 11 tháng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến ngày 20/11/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 26,46 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Đặc biệt tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 8 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ.
Dự án Nhà máy Fukang Technology của Nhà đầu tư Foxconn Singapore Pte.,Ltd với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 453 triệu USD, đang được khẩn trương xây dựng tại khu công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên (Bắc Giang). Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Cụ thể, có 1.577 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài, giảm 31,8%; tổng vốn đăng ký đạt gần 14,1 tỷ USD, tăng 3,76% so với cùng kỳ; có 877 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 16,6% ; có 3.466 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 40,4%; tổng giá trị vốn góp đạt gần 4,4 tỷ USD, giảm 33% so với cùng kỳ.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 14 tỷ USD, chiếm 53% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Ngành sản xuất, phân phối điện mặc dù thu hút được số lượng dự án mới, điều chỉnh cũng như góp vốn mua cổ phần không nhiều, song với quy mô dự án lớn nên đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 5,7 tỷ USD, chiếm 21,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 2,41 tỷ USD và 1,27 tỷ USD.
Nếu xét về số lượng dự án mới thì công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn bán lẻ và hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ là các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 30,5%, 28,1% và 16,5% tổng số dự án.
Đã có 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam; trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 7,6 tỷ USD, chiếm 28,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 5,9% so với cùng kỳ 2020. Hàn Quốc đứng thứ hai với 4,36 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư, tăng 17,6% so với cùng kỳ. Nhật Bản đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,7 tỷ USD, chiếm gần 14% tổng vốn đầu tư và tăng 54% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc)...
Hiện, vốn đầu tư của Singapore gấp 1,74 lần vốn đầu tư của Hàn Quốc và gấp 2,1 lần vốn đầu tư của Nhật Bản do Singapore có dự án lớn 3,1 tỷ USD. Riêng dự án này đã chiếm tới 41% tổng vốn đầu tư của Singapore. Hàn Quốc mặc dù chỉ xếp thứ hai về vốn đầu tư, song lại là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới, số lượt dự án điều chỉnh vốn cũng như số lượt góp vốn mua cổ phần. Như vậy, nếu xét về số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư nhất trong 11 tháng.
Kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng, song mức độ tăng giảm nhẹ so với 10 tháng. Xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt gần 220,2 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ và chiếm 73,6% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt gần 218,5 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ và chiếm 73,1% kim ngạch xuất khẩu.
Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt trên 195,5 tỷ USD, tăng 29,5% so cùng kỳ và chiếm 65,5% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Tính chung, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu trên 24,6 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu gần 23 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu 24,3 tỷ USD.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 58 tỉnh, thành phố trên cả nước. Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,76 tỷ USD, chiếm 14,2% tổng vốn đầu tư đăng ký; trong đó, có dự án điện lớn lên tới 3,1 tỷ USD, chiếm tới 82,4% tổng vốn đầu tư của Long An. Thành phố Hồ Chí Minh đứng vị trí thứ hai với gần 3,43 tỷ USD, chiếm gần 13% tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ ba với tổng vốn đăng ký trên 2,8 tỷ USD, chiếm 10,7% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Bình Dương, Cần Thơ, Quảng Ninh...
Nếu xét về số dự án, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh; trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả về số dự án mới (36%), số lượt dự án điều chỉnh (18,5%) và góp vốn mua cổ phần (59,6%). Hà Nội tuy không thuộc top 5 địa phương thu hút đầu tư nước ngoài, song xếp thứ hai về số dự án mới (21,8%) và số lượt góp vốn mua cổ phần (12,5%).
Phát triển nông nghiệp hiện đại cho đô thị sân bay Để phát triển nông nghiệp xứng tầm với đô thị sân bay trong tương lai, H.Long Thành đã xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), nông nghiệp theo hướng hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện đến năm 2025. Nông trường trồng rau công nghệ cao...