Điều gì đã đẩy giá đồng rúp tăng mạnh so với đồng USD?
Nhật báo Izvestia dẫn lẫn các chuyên gia cho rằng tỷ giá đồng nội tệ Nga có thể duy trì được ở mức xấp xỉ 90 rúp đổi 1 USD.
Đồng rúp Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Đồng rúp ( ruble) của Nga đã tăng mạnh ngày 28/3 sau khi các nhà xuất khẩu bán thu nhập ngoại hối cũng như việc các doanh nghiệp và người dân giảm nhu cầu sử dụng đồng đôla Mỹ. Động thái đồng tiền nội tệ Nga tăng tỷ giá lên 90 rúp đổi 1 USD và 100 rúp trên 1 euro xảy ra trùng với thời điểm Sàn giao dịch Moskva nối lại hoạt động sau gần một tháng gián đoạn.
Nhà phân tích Oleg Syrovatkin tại bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Otkritie Investments giải thích với báo Izvestia rằng sức mạnh của đồng rúp được hậu thuẫn sau khi các nhà xuất khẩu được yêu cầu bán 80% thu nhập ngoại hối.
Tiếp đến, việc Tổng thống Vladimir Putin đề nghị các quốc gia nằm trong danh sách “không thân thiện” phải thanh toán hóa đơn nhập khẩu khí đốt Nga bằng rúp sẽ còn thúc đẩy giá trị của đồng nội tệ này hơn nữa.
Video đang HOT
Trong khi đó, chiến lược gia đầu tư tại BCS World of Investments Alexander Bakhtin cho biết vì nhu cầu du lịch quốc tế từ Nga bị giảm mạnh nên nhu cầu sử dụng ngoại tệ cũng tỷ lệ thuận và dẫn đến việc đồng rúp mạnh lên. Ông lưu ý rằng giá hàng hóa vẫn ở mức cao cũng là một dấu hiệu tích cực đối với đồng tiền Nga.
Ngày 29/3, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov thông báo Moskva sẽ đề ra các quy định rõ ràng về thanh toán khí đốt nhập khẩu từ nước này bằng đồng rúp vào ngày 31/3, đồng thời nhấn mạnh rằng “cuộc chiến kinh tế” mà phương Tây nhằm vào Moskva đã tạo ra một loạt điều kiện thị trường mới.
Ông Putin yêu cầu phương Tây mua khí đốt phải trả bằng đồng rúp
Nga yêu cầu các quốc gia "không thân thiện" khi mua khí đốt của nước này phải trả bằng đồng rúp, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 23.3 tuyên bố - động thái được cho là có tác động trực tiếp đến phương Tây.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ông Putin nói một loạt các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đã làm xói mòn lòng tin của Nga với hai đồng tiền phổ biến trên thế giới là USD và euro.
Ông Putin cho rằng, Nga "không còn cảm thấy" cần phải bán hàng hóa của nước này cho Mỹ và phương Tây để thu về USD hay euro. Tổng thống Nga nói các quốc gia "không thân thiện" sẽ phải thanh toán các khoản tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp.
"Trong vài tuần qua, mọi người biết đấy, một số quốc gia phương Tây tuyên bố phong tỏa tài sản Nga", ông Putin nói trong cuộc họp chính phủ. "Phương Tây đang tự hủy hoại uy tín đồng tiền của họ".
"Mỹ và phương Tây mặc nhiên áp đặt một loạt quy định với Nga. Nhưng giờ đây, ai trên thế giới cũng biết rằng, Nga không có nghĩa vụ phải giao dịch bằng đồng USD hay euro", ông Putin nói.
Ông Putin nói lượng khí đốt mà Nga cung cấp cho châu Âu không đổi theo đúng hợp đồng ký kết, chỉ có đơn vị tiền tệ sử dụng trong thanh toán sẽ thay đổi.
Tuyên bố của ông Putin khiến giá trị đồng rúp tăng mạnh trên thị trường, lên mức 97,7 rúp/USD, nhưng vẫn thấp hơn so với thời điểm trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Thị trường khí đốt châu Âu cũng chao đảo vì quyết định của ông Putin, giá khí đốt ở một số nước châu Âu tăng 30%. Ước tính châu Âu nhập khẩu khoảng 200-800 triệu euro khí đốt từ Nga mỗi ngày.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho rằng, Nga đã vi phạm hợp đồng ký kết khi đơn phương thay đổi đơn vị tiền tệ sử dụng trong giao dịch. Ba Lan và Hà Lan cũng bày tỏ quan điểm tương tự.
Trong khi đó, một số quốc gia châu Âu khác như Bulgaria nói sẽ không gặp vấn đề gì khi thanh toán tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp. "Điều này hơi bất thường nhưng các đối tác tài chính ở Bulgaria có thể thực hiện giao dịch bằng đồng rúp", Bộ trưởng Năng lượng Alexander Nikolov nói.
Hồi đầu tháng này, Nga công bố danh sách một loạt các quốc gia mà nước này coi là "không thân thiện", do áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow.
Danh sách chủ yếu gồm Mỹ và đồng minh của Mỹ ở châu Âu và châu Á. Khác với châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Canada, Singapore, Hàn Quốc và một số quốc gia khác không bị ảnh hưởng do không mua khí đốt của Nga.
Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục tham vấn với đồng minh và mỗi quốc gia có thể đưa ra quyết định riêng, một quan chức Nhà Trắng cho biết.
Nga tránh vỡ nợ trong gang tấc Một số chủ sở hữu trái phiếu châu Âu (Eurobond) của Nga đã nhận được các khoản thanh toán đến hạn trong tuần này. Đây là dấu hiệu cho thấy Nga đã tránh được một vụ vỡ nợ trái phiếu mà nhiều người dự báo. Ảnh minh họa: Reuters Theo đài RT, khoản thanh toán được thực hiện bằng USD. Các nguồn tin...