Điều dưỡng chiếm tới 70% lực lượng phục vụ tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khoẻ của người dân, công tác đào tạo và phát triển điều dưỡng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được chú trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Phát biểu tại Hội nghị khoa học điều dưỡng Nhi khoa toàn quốc lần thứ XVI diễn ra ngày 6/5 tại Hà Nội, PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh nêu rõ, hiện nay nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng tăng cao đòi hỏi nguồn nhân lực điều dưỡng đảm bảo cả số lượng và chất lượng. Đây vừa là thách thức đồng thời cũng mở ra cơ hội phát triển cho lĩnh vực này.
“Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khoẻ của người dân, công tác đào tạo và phát triển điều dưỡng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được chú trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Chính vì thế trong các cuộc giao ban của Cục, tôi thường xuyên nhắc nhở Phòng Điều dưỡng phải sát sao với nhiệm vụ chuyên môn được giao bởi diều dưỡng được đánh giá là một trong những lực lượng quan trọng trong sự phát triển của ngành y và không thể tách rời, chiếm tới 70% lực lượng phục vụ tại các cơ sở khám chữa bệnh”- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh nói.
Điều dưỡng Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn mẹ bệnh nhi chăm sóc cho con. Ảnh: Thái Bình
Chia sẻ với các điều dưỡng chuyên ngành nhi khoa đến từ các cơ sở y tế trong cả nước, PGS.TS Lương Ngọc Khuê bày tỏ: Đại dịch COVID-19 đối với cả thế giới như một thảm họa, chúng ta đã bước qua giai đoạn thứ 4 của dịch bệnh này.
“Trong cuộc chiến phòng chống đại dịch COVID-19 ở nước ta, đặc biệt trong giai đoạn thứ 4, chúng ta đã thấy nhiều tấm gương về những điều dưỡng nỗ lực, làm việc hết mình, họ xa gia đình, con thơ nhiều ngày, gác lại niềm riêng để vào tâm dịch phục vụ người bệnh tại những bệnh viện điều trị COVID-19. Sự miệt mài, tận tâm, tận lực cống hiến của những người thầy thuốc, của lực lượng điều dưỡng đó đã góp phần đẩy lùi đại dịch”- PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.
Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng chia sẻ: Trong 2 năm chống dịch, các thầy thuốc Bệnh viện Nhi Trung ương nói chung, lực lượng điều dưỡng nói riêng đã không chỉ cố gắng làm tốt công tác khám chữa bệnh mà còn triển khai thành công nhiều kỹ thuật cao, đặc biệt mới đây Bệnh viện đã làm chủ hoàn toàn kỹ thuật ghép gan cho trẻ em.
Video đang HOT
“Nhiều y bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện Nhi Trung ương đã vào Vĩnh Long chăm sóc điều trị cho người bệnh COVID-19 nặng ở Trung tâm hồi sức COVID-19 của Vĩnh Long, có người vài tháng, có người xuyên Tết không về nhà. Chúng tôi ghi nhận và đánh giá cao điều đó”- ông Khuê nói.
Những nữ điều dưỡng mạnh mẽ chống COVID-19
Đại dịch COVID-19: Cần bổ sung chức danh điều dưỡng cộng đồng
Điều dưỡng cõng bệnh nhân COVID-19, ôm bình oxy 20kg leo 3 tầng, kịp thời cứu sống người bệnh
Những chiến sĩ áo trắng và mùa Xuân ở lại điểm nóng hồi sức COVID-19 Vĩnh Long
Thông tin tại hội nghị cho thấy lực lượng điều dưỡng trong hệ thống y tế có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân, hỗ trợ bác sỹ trong công tác điều trị.
Theo thống kê của Hội điều dưỡng Việt Nam, cả nước có hơn 140.000 điều dưỡng/hộ sinh – chiếm gần 50% nguồn nhân lực y tế, cung cấp dịch vụ nhiều nhất, thường xuyên nhất và và liên tục nhất, là xương sống của ngành y tế.
Tỷ lệ điều dưỡng trung bình trên 10.000 dân ở Việt Nam hiện nay là 11,4, tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ trung bình trên thế giới.
Để tiến tới tỷ lệ điều dưỡng đạt chuẩn, đảm bảo đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc y tế của người dân thì Việt Nam cần thêm lượng điều dưỡng viên gấp 2, 3 lần số lượng điều dưỡng viên hiện có.
Hội điều dưỡng Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đạt chỉ tiêu 25 điều dưỡng/10 nghìn dân vào năm 2025.
PGS.TS Trần Minh Điển- Giám đốc Bệnh viện Nhi TW bày tỏ niềm tự hào về đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện, trong đó lực lượng điều dưỡng chiếm phần lớn trong nhân lực y tế đã không ngừng cố gắng để thực hiện mục tiêu kép: Vừa đảm bảo công tác khám chữa bệnh, vừa tham gia phòng chống dịch COVID-19.
Bệnh viện Nhi Trung ương cũng là đơn vị có phòng Điều dưỡng từ rất sớm. Lực lượng điều dưỡng của Bệnh viện không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Nhiều người đã đi học sau Đại học về điiều dưỡng ở nước ngoài cũng như các cơ sở đào tạo trong nước…
Hội nghị Điều dưỡng Nhi khoa toàn quốc lần thứ XVI có 16 báo cáo, trong đó có 2 báo cáo đến từ chuyên gia nước ngoài thuộc Tổ chức Trao đổi các nguồn lực quốc tế (REI) và Tổ chức Medrix; cùng các báo cáo đến từ các chuyên gia đến từ các bệnh viện trong nước.
Hội nghị là cơ hội để các nhà khoa học, các chuyên gia đào tạo, nhà quản lý trao đổi kinh nghiệm, cũng như tiếp cận với những tiến bộ của thế giới và trong nước thuộc lĩnh vực điều dưỡng…
Chứng rối loạn phổ biến ở phụ nữ có thể dẫn đến ung thư buồng trứng
Chứng rối loạn này khiến bệnh nhân đau đớn, khó chịu nhất là vào thời điểm hành kinh. Chậm trễ chữa bệnh sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai, thậm chí còn có thể gây ung thư buồng trứng.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra mối quan hệ tiềm ẩn giữa bệnh lạc nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng. Mặc dù, khả năng tình trạng này phát triển thành khối ung bướu vẫn rất thấp, nhưng đây được xem là dấu mốc quan trọng tạo cơ sở để cải tiến quá trình điều trị của hai căn bệnh trên trong tương lai.
Lạc nội mạc tử cung là gì?
Nội mạc tử cung chính là lớp tế bào trên bề mặt tử cung có chức năng tạo tổ cho phôi trong quá trình mang thai. Vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt nếu quá trình thụ thai không diễn ra sẽ khiến lớp nội mạc này bong ra và bị đào thải khỏi cơ thể cùng máu kinh. Tuy nhiên, một số trường hợp các mảnh vụn của lớp nội mạc lại chảy ngược trở vào ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Trong quá trình đó, các mảnh vụn có thể bị ứ đọng ở bộ phận ngoài tử cung, gây ra tình trạng viêm nhiễm, chảy máu, phù nề,... Đây chính là lạc nội mạc tử cung.
Khoảng 10% nữ giới trong độ tuổi sinh sản xuất hiện chứng lạc nội mạc tử cung. Chứng bệnh này thường liên quan đến ống dẫn trứng, buồng trứng, ruột hoặc các mô vùng chậu. Đôi khi bệnh lan ra các cơ quan ngoài vùng chậu nhưng rất hiếm.
Các mô "đi lạc" này có thể phát triển, gây chảy máu tương tự như bong niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, tình trạng này còn ảnh hưởng đến những mô xung quanh, dẫn đến viêm, sưng, chảy máu. Sự phá hủy của các mô này mỗi tháng sẽ hình thành nên mô sẹo khiến người bệnh khó đậu thai, thậm chí, gây vô sinh.
Mối quan hệ giữa lạc nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng
Một nghiên cứu của Đại học Queensland (Úc) đã phát hiện ra chứng lạc nội mạc tử cung có thể di truyền một cách mạnh mẽ qua nhiều thế hệ. Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu dịch tễ học, những người mắc căn bệnh này cũng có nhiều khả năng bị ung thư buồng trứng.
Để chứng minh điều này, các nhà khoa học Đại học Queensland đã tập hợp dữ liệu của các nghiên cứu về sự liên kết gen trước đó. Cuối cùng, họ tìm thấy 19 vị trí di truyền trong ADN của nữ giới có nguy cơ hình thành nên ung thư biểu mô buồng trứng, ung thư buồng trứng dạng nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng dạng huyết thanh cao. Điều này có nghĩa là tác động của một biến thể di truyền lên lạc nội mạc tử cung có thể thúc đẩy sự phát triển các mô ung bướu ác tính. Từ đó, tìm ra được những hướng điều trị mới cho căn bệnh ung thư buồng trứng hiệu quả và an toàn hơn.
Nhà sinh học phân tử Sally Mortlock, trường Đại học Queensland chia sẻ: "Chúng tôi không muốn bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung lo lắng, mà muốn họ biết rằng mục đích của nghiên cứu này là tăng cường hiểu biết của mọi người về hai căn bệnh bằng cách tìm hiểu mối liên hệ di truyền giữa chúng".
Không chỉ có liên quan đến ung thư buồng trứng, một số dấu hiệu di truyền của lạc nội mạc tử cung còn có khả năng gây ra hội chứng buồng trứng đa nang và u xơ tử cung ở phụ nữ.
Đừng bao giờ làm 5 điều này tại phòng bác sĩ Những điều này khiến bác sĩ của bạn căng thẳng, đừng bao giờ làm vậy! Đại dịch Covid-19 đã khiến công việc vốn đã căng thẳng của nhân viên y tế trở nên khó khăn hơn đáng kể. Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội Y khoa Mỹ, các bác sĩ, trợ lý điều dưỡng, trợ lý y tế, nhân viên xã...