Điêu đứng sinh viên tìm nhà trọ sau Tết
Sau kỳ nghỉ Tết, nhiều chủ nhà trọ quyết định tăng giá, khiến không ít sinh viên gặp khó khăn, phải nháo nhác đi tìm phòng trọ khác phù hợp với điều kiện của mình.
Thành phố Vinh hiện có 3 trường đại học, 1 phân hiệu đại học, cùng nhiều trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề với hàng vạn sinh viên theo học.
Ra tết sinh viên điêu đứng tìm phòng trọ.
Trong đó, đa phần sinh viên đều đến từ nhiều địa phương khác nhau, chính vì thế nhu cầu nhà trọ đối với sinh viên là rất lớn. Tuy nhiên, sau kỳ nghỉ Tết, nhiều chủ nhà trọ quyết định tăng giá, khiến không ít sinh viên gặp khó khăn, phải nháo nhác đi tìm phòng trọ khác phù hợp với điều kiện của mình. Nhưng từ nhu cầu thực tế này đã vô tình gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý sinh viên ngoại trú của nhà trường và chính quyền sở tại.
Trường hợp của Lê Kiều Ly (SV năm thứ nhất, trường ĐH Vinh), do lạ nước lạ cái, không có người thân ở đây nên đã không tìm được cho mình một phòng trọ ưng ý, phải ở ghép với mấy người khác lớp, khác khoa.
Hơn nữa, phòng trọ chưa đầy 8m2 mà Ly cùng người bạn đã phải trả mỗi người 250 nghìn, ra năm chủ trọ đòi tăng thêm mỗi người 100 nghìn nữa. Chính vì thế mà, dù đến ngày 14/2 (12/AL) mới đến ngày trở lại trường, nhưng từ mồng 6 tết Ly đã phải xuống Vinh để tìm nhà trọ. Sau mấy ngày vất vả, cuối cùng cô cũng tìm được phòng trọ ở phường Bến Thủy, mặc dù giá phải trả hàng tháng là gấp đôi so với trước đây.
Hay Nguyễn Quang Thăng (ở Đô Lương, hiện là SV năm thứ 3 trường ĐH SPKT Vinh), cũng xuống sớm hơn lịch học để tìm nhà trọ, nhưng khác với Ly, đây là lần thứ 3 Thăng tìm để chuyển nhà trọ. Khi chuẩn bị về tết thì chủ trọ “ra tối hậu thư” rằng ra năm tiền nhà sẽ tăng thêm 100.000 đồng, (từ 500.000 lên 600.000), cùng với đó tiền điện, tiền nước, tiền vệ sinh cũng tăng theo. Điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu chi tiêu sẽ bị hạn hẹp hơn, chính vì thế Thăng đã chủ động ra đi để tìm một phòng trọ vừa tầm mới mong các khoản chi hàng tháng không phình ra, trong khi tiền chu cấp của bố mẹ ở quê thì vẫn thế.
Có nhiều lý do để sau tết sinh viên phải tất bật đi tìm phòng trọ, như chỗ trọ cũ quá ồn ào, an ninh trật tự không đảm bảo,… nhưng lý do chính là do giá tiền phòng tăng nhanh một cách quá vô lý mà các chủ nhà trọ đưa ra. Đến nỗi, đây gần như đã trở thành điều tất yếu diễn ra hàng năm, đặc biệt sau tết.
Video đang HOT
Đó là chưa kể đến việc các khoản chi tiêu khác cũng đang rục rịch tăng giá. Trong khi thông tin về việc nhà nước tăng giá điện chưa được tuyên bố chính thức thì nhiều chủ trọ đã chủ động “tăng trước đón đầu”, với mỗi số trước đây là 2000 đồng thì nay lên thành 3000 đồng.
Tiền nước cũng thế, từ mỗi đầu người 30.000 đồng lên 50.000 đồng. Với những người thuê nhà trọ đang là sinh viên, tằn tiện lắm hàng tháng họ cũng phải bỏ ra trên 600 nghìn đồng cho các chi phí về nhà ở (chiếm hơn 1 nửa khoản phụ cấp từ gia đình), chưa kể khoản tiền ăn, tiền học, tiền mua sắm tài liệu học tập.
Nỗi lo phòng trọ sau tết…
Những tưởng chuyện sinh viên thay đổi chỗ ở là chuyện bình thường, nhưng trên thực tế điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của chính sinh viên và với công tác quản lý của nhà trường, của chính quyền địa phương sở tại nơi sinh viên cư trú.
Thứ nhất, với việc thay đổi chỗ trọ liên tục (có thể là 2 đến 3 lần trong một học kỳ), ở nhiều nhà trọ, trên các địa bàn các phường khác nhau sẽ làm cho học sinh không thể có được đánh giá của chính quyền địa phương vào sổ quản lý sinh viên ngoại trú mà nhà trường phát cho mỗi sinh viên đầu năm học. Bởi vì mỗi học kỳ chỉ đóng dấu một lần, nếu thay đổi phòng trọ ở hai phường khác nhau thì sẽ không phường nào chấp nhận xác nhận cho sinh viên đó.
Thứ nữa, với muôn vàn điều luật bất thành văn ở mỗi nhà trọ như phải đóng tiền trước nhiều tháng, đóng một lần trong một kỳ, thậm chí là phải đóng tiền phạt khi tự ý trả phòng mà không thông báo trước vài tháng (thường là chủ trọ vin vào lý do nếu sinh viên trả phòng giữa chừng thì sẽ không có người thuê, gây thiệt hại cho chủ, chủ trọ sẽ tha hồ đưa ra mức phạt), gặp những trường hợp đó, chắc chắn sinh viên sẽ là người chịu thiệt, và nhà trường, chính quyền cũng sẽ không can thiệp được.
Đó là chưa kể đến những phức tạp nảy sinh trong công tác quản lý xã hội, gây xáo trộn không nhỏ trong một môi trường vốn được ưu tiên cho công tác học tập. Gặp phải trường hợp sinh viên có hoạt động phạm pháp, như vừa gây án ở phường này, liền chuyển đến trọ ở phường khác, sẽ khiến cho công tác điều tra, xử lý gặp khó khăn.
Theo Dân Trí
Tăng tốc cho ngày hội tư vấn tuyển sinh
Ngày 15-2, đơn vị thi công đã bắt đầu triển khai dựng các gian tư vấn phục vụ cho Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2011 tại Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM).
Bộ phận kỹ thuật tích cực lắp ráp các gian tư vấn để kịp phục vụ cho ngày hội sẽ diễn ra trong ngày 19-2 (ảnh chụp tối 15-2) - Ảnh: Như Hùng
70 gian tư vấn đã được hoàn thành. Số gian còn lại sẽ được tiếp tục thi công và hoàn thiện việc kéo điện, đèn, quạt, trải thảm, bàn ghế, vệ sinh trước khi bàn giao cho ban tổ chức. 10g sáng 18-2, ban tổ chức sẽ bàn giao gian tư vấn cho các đơn vị đăng ký để trang trí chuẩn bị cho ngày hội vào hôm sau.
Kênh thông tin chính thức
Đến nay, ngày hội tại TP.HCM đã nhận được gần 100 đơn vị, trường học đăng ký với 130 gian tư vấn. Dự kiến ban đầu ngày hội chỉ bố trí 120 gian nhưng nhiều trường đã yêu cầu được đăng ký tham gia nên ban tổ chức quyết định mở rộng khu dự phòng với 20 gian. Như vậy, hiện chỉ còn 10 gian ở khu dự phòng còn trống và ban tổ chức sẽ nhận đăng ký đến ngày áp chót trước khi bàn giao cho các đơn vị.
Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2011 tại TP.HCM do Bộ GD-ĐT, báo Tuổi Trẻ, Sở GD-ĐT TP.HCM và Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) tổ chức diễn ra suốt ngày 19-2 trong khuôn viên Trường ĐH Bách khoa (268 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP.HCM) với nhiều hoạt động tư vấn, hướng nghiệp gần gũi và thiết thực.
Ban tư vấn gồm các thầy cô, chuyên viên tư vấn đến từ Bộ GD-ĐT, lãnh đạo các trường ĐH uy tín ở TP.HCM sẽ hướng dẫn tận tình và giải đáp chi tiết những thắc mắc về cách chọn ngành, chọn nghề cho các bạn học sinh tham gia.
Đặc biệt, ngày hội lần này là nơi lãnh đạo Bộ GD-ĐT lần đầu tiên chính thức công bố những thông tin mới nhất về kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 từ kết quả của hội nghị tuyển sinh toàn quốc năm 2011 do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày hôm trước.
Tư vấn tối đa
So với các chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2011 được tổ chức trước tết, ngày hội sẽ có một số thay đổi về hình thức. Theo đó, chương trình sẽ không phân ra hai phần riêng biệt tư vấn chung và tư vấn theo nhóm ngành. Tại ngày hội, học sinh quan tâm đến nhóm ngành nào sẽ đến khu vực tư vấn của nhóm ngành đó ngay từ đầu. Tại mỗi khu vực, ban tư vấn sẽ cung cấp những thông tin chung về tuyển sinh 2011, sau đó là phần tư vấn chuyên sâu theo nhóm ngành. Ban tư vấn sẽ trả lời tối đa những câu hỏi do học sinh và phụ huynh đưa ra.
Bên cạnh phần tư vấn do ban tổ chức thực hiện, hơn 130 gian tư vấn với hàng trăm chuyên gia tư vấn của các trường ĐH, CĐ, trung cấp, trung tâm dạy nghề, các trung tâm tư vấn du học, trung tâm ngoại ngữ, trường ĐH, CĐ nước ngoài... tham gia ngày hội, hứa hẹn mang đến nguồn thông tin khổng lồ cho học sinh.
Gian tư vấn của các trường là kho tư liệu đầy ắp, giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về sự đa dạng của bậc học, ngành học, môi trường đào tạo... cụ thể của các trường. Tại đây học sinh sẽ gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với đại diện trường mà mình quan tâm, tất cả thắc mắc của thí sinh về tuyển sinh 2011 sẽ được các trường giải đáp cặn kẽ và chính xác nhất.
Một trong những điểm đáng chú ý tại ngày hội là phần trắc nghiệm kiến thức, trắc nghiệm chọn ngành nghề theo năng lực và sở thích trên 40 máy tính kết nối Internet. Phần mềm trắc nghiệm sở thích sẽ giúp học sinh biết được mình phù hợp với ngành nghề nào.
Phần trắc nghiệm sẽ có hơn 100 câu hỏi liên quan sở thích, khả năng và hạn chế của bản thân, những quan niệm về cuộc sống... Học sinh chỉ cần điền đầy đủ, trung thực những điều liên quan đến mình theo nội dung câu hỏi, chương trình sẽ đưa ra kết quả. Ở phần trắc nghiệm kiến thức, ban tổ chức đã cài sẵn phần mềm có chứa nội dung trắc nghiệm bốn môn vật lý, hóa học, sinh học, tiếng Anh sẽ giúp bạn tự kiểm tra lại kiến thức của mình với gần 100 bộ đề thi các môn.
Bốn khu vực tư vấn chuyên sâu
Nhóm ngành kỹ thuật - công nghệ - y dược - nông lâm...: tư vấn về chương trình đào tạo, cơ hội nghề nghiệp, học liên thông... của những ngành công nghệ hóa học, khoa học vật liệu, điện tử viễn thông, địa chất, dầu khí, xây dựng, kiến trúc, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, bác sĩ, dược sĩ, thú y... Nhóm ngành kinh tế - khoa học xã hội - sư phạm - ngoại ngữ - báo chí - quân đội - công an...: dành cho thí sinh quan tâm đến các ngành quản trị kinh doanh, ngân hàng, kế toán, chứng khoán, marketing, báo chí, quan hệ quốc tế, du lịch, luật, công an, quân đội... Khu vực tư vấn tâm lý - gỡ rối hướng nghiệp: hướng dẫn thí sinh khám phá khả năng bản thân, nhận diện tính cách, sở thích, cách giải tỏa áp lực thi cử, chọn nghề phù hợp, chọn nghề đúng năng lực... Khu vực tư vấn sức khỏe mùa thi: cung cấp và chia sẻ với thí sinh cách ăn uống, nghỉ ngơi, giữ gìn, bảo đảm sức khỏe để đạt kết quả thi tốt...
Theo Tuổi Trẻ
Ngôi chùa chắp cánh cho những ước mơ còn dang dở Chùa Thanh Sơn (thôn Thủy Triều, Cam Hải Đông, Cam Lâm, Khánh Hòa) là nơi đang nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho 107 em nhỏ được đến trường. Từ cổng nhà chùa, đã có gần 10 em đỗ vào các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Có những em do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, không đủ điều...