Điều động, phê chuẩn nhân sự cơ quan của Quốc hội
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết điều động, phê chuẩn nhân sự cơ quan của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XIV. Ảnh: Quốc hội.
Theo đó, tại Nghị quyết số 622/NQ-UBTVQH14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị điều động ông Quàng Văn Hương, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Sơn La, đại biểu Quốc hội khóa XIV, về nhận công tác tại Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và phê chuẩn giữ chức vụ Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XIV, kể từ ngày 10/1/2019.
Tại Nghị quyết số 621/NQ-UBTVQH14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XIV đối với ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ông Phùng Đức Tiến thôi làm thành viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XIV
Theo Xuân Lực (Dân Việt)
Video đang HOT
Quốc hội bỏ phiếu cao thông qua 2 luật quan trọng về nông nghiệp
Chiều qua, Quốc hội đã thông qua Luật Chăn nuôi với tỷ lệ 93,61% ĐBQH biểu quyết tán thành. Luật này gồm 8 chương, 83 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020.
Quốc hội biểu quyết thông qua toàn văn Luật Chăn nuôi. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Không "siết" điều kiện chăn nuôi nông hộ
Trước đó, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự luật, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, cho hay có ý kiến ĐBQH đề nghị nghiên cứu quy định điều kiện chăn nuôi nông hộ cho chặt chẽ hơn vì đây là hình thức chăn nuôi chủ yếu ở nước ta hiện nay. Hình thức này có tác động lớn đến môi trường, an toàn thực phẩm và sức khỏe con người.
"Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) nhận thấy, trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế, thời gian qua số lượng hộ chăn nuôi đã giảm mạnh và có xu hướng giảm nữa. Hơn nữa, chăn nuôi nông hộ chủ yếu ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, do đó, để bảo đảm sinh kế của người dân, dự thảo Luật quy định chăn nuôi nông hộ tại Điều 56 và yêu cầu về xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ tại Điều 60 là phù hợp" - ông Dũng nói.
Có ý kiến ĐBQH đề nghị bổ sung chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở mổ tập trung; hỗ trợ cho đồng bào dân tộc ít người, vùng miền núi khó khăn..., Ủy ban TVQH đã tiếp thu ý kiến nêu trên và bổ sung vào quy định của Luật.
Có ý kiến ĐBQH đề nghị làm rõ trách nhiệm xử lý chất thải chăn nuôi thuộc về tổ chức, cá nhân sở hữu trang trại chăn nuôi hay tổ chức, cá nhân sở hữu vật nuôi. Về nội dung này, Dự thảo Luật quy định tổ chức, cá nhân sở hữu trang trại chăn nuôi có trách nhiệm trong việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ, nước thải, khí thải và tiếng ồn phát ra từ hoạt động chăn nuôi.
Có ý kiến ĐBQH đề nghị xem xét, bổ sung một điều về quản lý chăn nuôi hươu sao vì đây là đối tượng vật nuôi đang được quản lý bởi các văn bản dưới luật, giống như chim yến và ong mật, đã được thuần dưỡng, gây nuôi lâu đời với số lượng lớn và đem lại giá trị kinh tế cao ở một số địa phương.
"Về vấn đề này, Ủy ban TVQH thấy rằng hươu sao được quản lý tại Danh mục động vật rừng thông thường theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Tuy nhiên, hươu sao đang được xem xét đưa ra khỏi Danh mục này khi Luật Lâm nghiệp có hiệu lực vào ngày 01/01/2019. Do đó, tiếp thu ý kiến xác đáng của ĐBQH, Dự thảo Luật bổ sung Điều 67 về quản lý chăn nuôi hươu sao", ông Dũng nói.
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng biểu quyết thông qua Luật Chăn nuôi. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Thể chế hóa đường lối, chính sách về phát triển trồng trọt
Với 455/461 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, chiếm tỷ lệ 93,81%, Quốc hội đã thông qua Luật Trồng trọt. Với 7 chương, 85 điều, Luật quy định về hoạt động trồng trọt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động trồng trọt; quản lý nhà nước về trồng trọt.
Trước đó, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Trồng trọt.
Cụ thể, về chính sách trong hoạt động trồng trọt (Điều 5), có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ chính sách nêu tại điểm đ khoản 2 Điều 5, theo đó chỉ nên có chính sách ưu tiên hỗ trợ đối với sản xuất lúa nước, khai hoang, phục hóa ruộng bậc thang. Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo: Hiện nay quản lý diện tích đất trồng lúa đang được thực hiện theo Luật Đất đai, Nghị quyết số 134/2016/QH13 về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia để bảo đảm duy trì diện tích đất trồng lúa là 3,8 triệu ha.
Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng đất trồng lúa hiện nay là thấp hơn so với một số cây trồng khác nên có tình trạng một số người dân tự chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng các cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, hoặc bỏ hoang đất lúa.
Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ trồng lúa theo quy định tại Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý đất trồng lúa; Nghị định số 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Nghị định số 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Nghị định số 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp... để hỗ trợ người trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực.
Do vậy, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã thể hiện chính sách hỗ trợ sản xuất lúa chỉ đối với các diện tích lúa trong quy hoạch và thể hiện cụ thể như tại điểm khoản 2 Điều 5.
Theo Danviet
Tuần làm việc cuối cùng, Quốc hội thông qua 8 luật Hôm nay (19/11), Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV bước sang tuần làm việc cuối cùng. Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV bước sang tuần làm việc cuối cùng Trong chương trình làm việc sáng 19/11, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi). Sau đó, Bộ trưởng...