Điều đặc biệt về đàm phán Mỹ – Trung trong hai bức ảnh cách nhau một thế kỷ
Hai bức ảnh được chụp ở hai thời điểm cách nhau hơn 100 năm đã hé lộ sự đối lập thú vị trên bàn đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại.
Hai bức ảnh cho thấy rõ sự đối lập trên bàn đàm phán Mỹ – Trung cách nhau 1 thế kỷ (Ảnh: NYT)
Sau khi các đại biểu của đoàn đàm phán Trung Quốc gặp các nghị sĩ Mỹ hôm 17/5, một bức ảnh chụp lại cuộc họp này đã được đăng lên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. Cộng đồng mạng Trung Quốc đã chia sẻ bức ảnh này bên cạnh một bức ảnh khác được chụp vào năm 1901 và “mổ xẻ” những thông tin thú vị liên quan tới hai sự kiện.
Trong bức ảnh được chụp cách đây 117 năm, các đại diện từ Trung Quốc đã có cuộc gặp với đại diện của cường quốc để ký hiệp ước kết thúc phong trào Nghĩa Hòa Đoàn – phong trào nổi dậy chống ảnh hưởng của nước ngoài tại Trung Quốc. Hai bức ảnh cho thấy sự chênh lệch rõ ràng về tuổi tác giữa hai phái đoàn ngồi ở hai bên bàn đàm phán.
Bức ảnh đen trắng chụp năm 1901 cho thấy các đại diện của phương Tây trẻ hơn nhiều so với các vị quan chức của Trung Quốc thời nhà Thanh. New York Times cho biết một trong số các vị quan nhà Thanh khi đó “yếu tới mức phải nhờ tới hai người đàn ông khác khiêng ra khỏi ghế”. Trong khi đó, bức ảnh chụp hồi tuần trước tại Washington cho thấy các đại biểu Trung Quốc trẻ hơn hẳn so với các đối tác Mỹ.
Video đang HOT
“Sau hơn 100 năm, các quan chức Mỹ đã chuyển từ trẻ sang già, còn các quan chức Trung Quốc chuyển từ già sang trẻ. Điều này nói lên rất nhiều về tình hình hiện nay của hai quốc gia”, một người dùng mạng Weibo bình luận.
Người dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc tới Mỹ đàm phán tuần trước là Phó Thủ tướng Lưu Hạc – cố vấn kinh tế hàng đầu của Chủ tịch Tập Cận Bình. Tiếp phái đoàn Trung Quốc là các thành viên của Uỷ ban Chính sách và Tài chính Hạ viện – những quan chức chuyên theo dõi vấn đề thuế và thương mại của Mỹ.
Những tuyên bố cứng rắn gần đây của Tổng thống Donald Trump khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ chiến tranh thương mại Trung – Mỹ. Ông Trump từ lâu đã chỉ trích Trung Quốc là nguyên nhân khiến thâm hụt thương mại của Mỹ tăng.
Thành Đạt
Theo Dantri
Ông Trump tính áp thuế 60 tỷ USD với hàng Trung Quốc
Một nguồn tin Nhà Trắng cho biết Tổng thống Donald Trump có thể sẽ áp mức thuế lên tới 60 tỷ USD với hàng nhập khẩu Trung Quốc trong thời gian tới.
Tổng thống Donald Trump (trái) và Chủ tịch Tập Cận Bình (Ảnh: AFP)
Reuters dẫn một nguồn tin từng thảo luận vấn đề với Nhà Trắng ngày 13/3 cho biết Tổng thống Donald Trump đang tìm cách áp mức thuế lên tới 60 tỷ USD với hàng nhập khẩu Trung Quốc, và sẽ nhắm mục tiêu tới lĩnh vực công nghệ và truyền thông.
Một nguồn tin thứ hai biết rõ quan điểm của chính quyền Mỹ cho biết mức thuế này có thể sẽ được đưa ra "trong tương lai rất gần" và ngoài lĩnh vực công nghệ cũng như tài sản trí tuệ, phạm vi áp thuế có thể sẽ mở rộng hơn và danh sách cuối cùng có thể lên tới 100 sản phẩm.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Mỹ đang nhắm mục tiêu trừng phạt tới các công ty công nghệ cao của Trung Quốc vì đã ép các công ty Mỹ phải tiết lộ các bí mật công nghệ, đổi lại các công ty Mỹ được phép hoạt động ở Trung Quốc.
Trung Quốc hiện duy trì mức thăng dư thương mại lên tới 375 tỷ USD với Mỹ. Khi cố vấn kinh tế hàng đầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Washington gần đây, chính quyền Mỹ đã hối thúc quan chức này tìm cách giảm con số thặng dư trên.
Ông Trump từ lâu đã tìm cách để thiết lập một mối quan hệ thương mại cân bằng hơn với Trung Quốc. Tổng thống Mỹ được cho là đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt thương mại nhằm vào Bắc Kinh trong khuôn khổ cuộc điều tra do Washington tiến hành về các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc. Chính quyền Trump cho rằng Mỹ đã sai lầm khi ủng hộ Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001 trong khi Bắc Kinh chưa hoàn toàn mở cửa nền kinh tế.
Ông Trump hồi đầu tháng đã thông báo kế hoạch áp mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu từ nước ngoài và 10% đối với mặt hàng nhôm. Mặc dù Trung Quốc chỉ chiếm một phần nhỏ trong sản lượng thép nhập khẩu của Mỹ, song quy mô sản xuất ồ ạt của ngành công nghiệp thép Trung Quốc đã dẫn tới tình trạng quá tải thép trên toàn cầu khiến giá thép giảm xuống.
Sự căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, ngày càng có xu hướng tăng lên kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức vào đầu năm 2017. Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết "các cuộc chiến tranh thương mại là điều tốt và Mỹ sẽ dễ dàng giành chiến thắng". Đáp lại, Bắc Kinh cảnh báo "sẽ không ngồi yên và nhìn những lợi ích của Trung Quốc bị tổn hại".
Thành Đạt
Theo Dantri
Ngoại trưởng Vương Nghị cảnh báo về quan hệ Mỹ-Trung Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 8.3 đưa ra tuyên bố nhằm giảm nhẹ những quan ngại về tham vọng toàn cầu của Bắc Kinh. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại cuộc họp báo ngày 8.3. Ảnh: Xinhua Cam kết rằng Trung Quốc không mong muốn thay thế Mỹ trên trường quốc tế, Ngoại trưởng Vương Nghị nói, con đường của...