Điều đặc biệt tàu chiến Việt Nam tham gia Diễn tập ADMM+
Tàu chiến Việt Nam mang phiên hiệu 381 được cử tham gia Diễn tập thực địa ADMM là chiến hạm tên lửa đầu tiên mà ta đóng trong nước, trước cả tàu Molniya.
Sáng ngày 28/4, tàu 381 (Lữ đoàn 162 Hải quân) đã lên đường tham gia Diễn tập thực địa ADMM về an ninh hàng hải và chống khủng bố 2016. Đây là lần đầu tiên Quân chủng hải quân đưa tàu chiến đi tham gia diễn tập quốc tế. Hiện tại, cuộc diễn tập đã bắt đầu với nhiều khoa mục kéo dài từ ngày 2-12/5.
Có lẽ ít ai biết rằng, tàu chiến Việt Nam 381 là thành tựu công nghiệp đóng tàu quân sự hiện đại đầu tiên của Hải quân Nhân dân Việt Nam trên con đường hiện đại hóa. Cụ thể hơn, 381 là tàu chiến tên lửa đầu tiên mà Việt Nam đóng thành công trong nước, ra đời trước cả tàu tên lửa Molniya 12418.
Tàu tên lửa 381 thuộc lớp BPS-500 do Cục thiết kế dự án phương Bắc Nga (SPKB) vẽ bản thiết kế theo đơn đặt hàng từ Việt Nam. Con tàu sau đó được khởi đóng tại nhà máy Ba Son vào cuối những năm 1990. Tháng 3/1999, BPS-500 đã hoàn thành, hạ thủy và tiến hành thử nghiệm trên biển.
Video đang HOT
Một trong những công nghệ đặc biệt được trang bị cho BPS-500 là hệ thống đẩy pump-jet thay vì chân vịt truyền thống. Nó cho khả năng vận hành tốt hơn ở vùng nước nông, khả năng cơ động cao hơn nhiều khi kết hợp với vòi phụt chỉnh hướng và độ ồn khi vận hành giảm đáng kể so với chân vịt thường.
Tàu tên lửa cỡ nhỏ BPS-500 dài 62m, rộng 11m, lượng giãn nước toàn tải 520 tấn, thủy thủ đoàn 50 người. Tàu được trang bị động cơ diesel cho tốc độ 30 hải lý/h, dự trữ hành trình 30 ngày.
Về mặt hỏa lực, BPS-500 trang bị pháo hải quân AK-176, 8 tên lửa hành trình chống tàu Uran-E (tầm bắn 130km), 2 ụ pháo phòng không cao tốc AK-630, tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Igla và 2 đại liên 12,7mm. Nhìn chung cấu hình vũ khí của BPS-500 giống hệt tàu hộ tống Project 12418 Molniya, duy chỉ có số lượng đạn tên lửa Uran-E là thấp hơn.
Một trong hai bệ phóng tên lửa Uran-E bố trí dọc thân tàu.
Ảnh tàu chiến 381 phóng tên lửa hành trình Uran-E.
Hệ thống điện tử trên tàu có radar mảng pha 3 chiều trinh sát mục tiêu trên không và trên biển Pozitiv ME có tầm trinh sát hơn 100km, có thể phát hiện mục tiêu bay có diện tích phản xạ sóng radar (RCS) 1m2 bay ở độ 1.000m từ cách 11km, phát hiện tên lửa diệt hạm có RCS 0,03m2 ở độ cao 15m cách xa 15km. Radar cũng có thể theo dõi 15 mục tiêu cùng lúc, bám 3-5 mục tiêu.
Theo_Kiến Thức
Tàu 381 tới Brunei, chuẩn bị tham gia diễn tập an ninh hàng hải
Sau hành trình dài hơn 1.000 hải lý (hơn 2.000km), ngày 30-4, Tàu 381 và Đoàn công tác Bộ Quốc phòng đã tới cảng Muara (Brunei), neo theo vị trí, làm công tác chuẩn bị cho cuộc Diễn tập thực địa ADMM về an ninh hàng hải và chống khủng bố 2016.
Theo lịch trình và kế hoạch phân công, từ ngày 1-5 đến 4-5, Tàu 381 và đội hình tàu các nước sẽ diễn tập tại cảng Muara. Đoàn Việt Nam tham gia thực hiện các nội dung như: Hợp luyện với đội hình tàu các nước và làm quen kịch bản, nội dung diễn tập. Sau lễ khai mạc, đội hình tàu chiến các nước thực hành diễn tập chỉ huy tham mưu, diễn tập Sở chỉ huy, chia sẻ thông tin an ninh hàng hải.
Đội hình Tàu 381 chào cảng.
Giai đoạn 2, diễn tập thực binh trên biển, trong hai ngày 5-5 và 6-5. Tàu 381 nằm trong đội hình nhóm chiến thuật TG 383.2, gồm tàu hải quân các nước: Indonesia, Ấn Độ, Philippines, Nga, Thái Lan, Việt Nam.
Nhóm này sẽ thực hiện các nội dung như: Chia sẻ thông tin, tổng hợp tình hình trên không, mặt nước; vận động đội hình; trinh sát tìm kiếm mục tiêu; xử trí tình huống phát hiện mục tiêu; cập mạn, kiểm tra mục tiêu nghi vấn; tìm kiếm cứu nạn.
Sau khi kết thúc giai đoạn này, từ ngày 7-5 đến ngày 9-5, tàu 381 vận động trong đội hình nhóm chiến thuật TG 383.2 di chuyển từ Brunei đến Singapore, tiếp tục tham gia thực hiện các nội dung: Chia sẻ thông tin, tổng hợp tình hình trên không, mặt nước; vận động đội hình trong chiến dịch hộ tống; bảo vệ, giám sát tàu mục tiêu; cảnh giới trong quá trình thực hiện kịch bản đột kích chống khủng bố.
Tàu chiến của Brunei
Trong quá trình diễn ra các hoạt động tại Brunei, các đội đặc nhiệm và đặc công các nước cũng tới trại Pasir Ris Camp của Singapore để tham gia nhiều nội dung như: Huấn luyện làm quen vũ khí; hợp luyện và thực hành kịch bản lực lượng Chống khủng bố mặt đất vào mục tiêu tòa nhà có bọn khủng bố sử dụng xe thiết giáp và trang bị đặc chủng hỗ trợ (thang, thiết bị hỗ trợ...), không tham gia đổ bộ đường không, đổ treo từ trên cao.
Tại Trung tâm Chỉ huy và điều hành Diễn tập đa phương/Căn cứ Changi: Diễn tập tham mưu, chia sẻ thông tin...
Các cuộc diễn tập của đặc công, đặc nhiệm liên quan tới nội dung chống khủng bố bắt đầu diễn ra từ ngày 4-5 đến 11-5.
Có 15 nước cử tàu chiến, máy bay, vũ khí trang bị... và lực lượng đặc công, đặc nhiệm tham gia các hoạt động diễn tập; 3 nước tham gia quan sát viên (Lào, Campuchia, Myanmar).
Theo_An ninh thủ đô
Dấu ấn Hải quân Việt Nam tại diễn tập Komodo 2016 Chiều 16/4, tàu Bệnh viện 561 của Hải quân Việt Nam đã chào tạm biệt cảng Padang, kết thúc thành công cuộc diễn tập quốc tế Komodo 2016. Vượt hành trình hơn 1.700 hải lý qua đường xích đạo, Tàu bệnh viện 561 đã đưa đoàn công tác của Việt Nam đến vùng biển thuộc thành phố Padang, Indonesia để lần thứ 2...