Điều công chức đến đám tang: Lãnh đạo Đà Nẵng nói gì?
Lãnh đạo Đà Nẵng đã lên tiếng về việc Văn phòng UBND TP điều hơn 60 công chức đi phục vụ đám tang.
Ngày 18/6, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Duy Khương đã trả lời báo chí rằng sẽ kiểm điểm rút kinh nghiệm việc ra văn bản điều động cán bộ phục vụ đám tang.
Sau khi báo chí phản ảnh về công văn điều động cán bộ của VP UBND TP Đà Nẵng đi phục vụ đám tang một cựu cán bộ lãnh đạo tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
Ngày 18/6, ông Võ Duy Khương – Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đã trả lời báo chí với nội dung hoàn toàn không biết gì về văn bản điều động cán bộ của ông Chánh văn phòng UBND TP và cho rằng việc ra văn bản điều động là không phù hợp.
Video đang HOT
Ông Khương cũng cho biết việc văn bản phân công không được báo cáo, UBND thành phố sẽ nghiêm khắc kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Đồng quan điểm với Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Võ Duy Khương, ông H. một cán bộ hưu trí cho biết: “Chúng tôi rất nể phục và quý trọng chị ấy (một cán bộ trong đám tang đã đề cập) trong suốt thời gian công tác cho đến khi về hưu. Một người đáng phải được đối xử tốt cho đến lúc nhắm mắt. Nhưng cách làm của Chánh VP UBND là phản cảm”.
Ông H. nói thêm: “Nghĩa tử là nghĩa tận, mình có cắt cử anh em đi phải dựa trên sự vận động tự nguyện, chứ không phải đưa ra bằng mệnh lệnh hành chính như đã làm. Thậm chí, chỉ cần vận động là nhiều anh chị em sẽ đến giúp đỡ”.
“Chánh VP làm như vậy, người dân Đà Nẵng và cả nước nhìn vào sẽ nghĩ việc này như thế nào? Chức trách của công chức đâu phải để làm chuyện đó. Nếu có thì anh xin nghỉ và không cần phải mệnh lệnh mà tự nguyện.
Nhưng tiếc là sự việc lại làm bằng mệnh lệnh, văn bản đóng dấu cơ quan công quyền, trong khi lãnh đạo TP cũng không hề hay biết và không hề có chủ trương, chỉ đạo. Sự việc thật không hay chút nào và có thể làm mất uy tín của chính quyền TP, thậm chí là ảnh hưởng đến uy tín của người đã khuất”, ông H cho biết.
Ông H. cho rằng, về vấn đề này báo chí đã phản ánh rất đúng đắn. Lãnh đạo làm sai thì phải sửa và cần có sự cầu thị.
Theo vietbao
Năm 2015, thu nhập bình quân TP.HCM đạt gần 5.000 USD
Tại kỳ họp thứ 9 HĐND TP.HCM khai mạc sáng 13/5, các đại biểu đã tán thành thông qua dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 do UBND TP trình HĐND TP.HCM.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết sau hơn 2 năm chuẩn bị, UBND TP đã hoàn thành dự án nói trên.
Đây là những mục tiêu, nhiệm vụ và những định hướng phát triển để đảm bảo TP tiếp tục phát huy vai trò trung tâm về nhiều mặt của khu vực và cả nước.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm phát biểu tại kỳ họp
Dự án được HĐND thông qua sẽ là cơ sở để UBND TP trình Chính phủ phê duyệt, triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Bà Tâm nhấn mạnh trung ương đã xác định TP.HCM là một đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước.
Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và ngân sách HĐND TP do ông Phạm Văn Đông - trưởng ban - trình bày cho biết tán thành mục tiêu tổng quát cùng với mục tiêu cụ thể về kinh tế, văn hóa, xã hội, hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường và quốc phòng an ninh.
Đồng thời nhất trí với các nhận định, phân tích về tăng trưởng GDP của TP giai đoạn 2011-2015 với mức bình quân đạt từ 10-10,5%/năm. "Mức tăng trưởng này là phù hợp, vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP gấp 1,5 lần so với cả nước" - ông Đông nói.
Tuy nhiên, một số ý kiến của đại biểu cho rằng đây là mục tiêu khá cao, phải phấn đấu quyết liệt mới có thể kỳ vọng đạt được.
Tại báo cáo thẩm tra, Ban Kinh tế và ngân sách HĐND TP đề nghị UBND TP ưu tiên quan tâm nhóm giải pháp về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Bổ sung nhóm giải pháp về ổn định an sinh xã hội vì mục tiêu của quy hoạch là hướng đến phục vụ nâng cao chất lượng sống của người dân.
UBND TP cần điều chỉnh định hướng phát triển nhà ở theo thứ tự ưu tiên: các dự án phục vụ nhu cầu tái định cư, di dời các hộ dân sống trên kênh và ven kênh rạch, thay thế chung cư hư hỏng, nhà ở xã hội và nhà ở công vụ.
Ban Kinh tế và ngân sách HĐND TP lưu ý thêm cần xem xét tính khả thi đối với chỉ tiêu phấn đấu đến cuối năm 2015 cơ bản hoàn thành chương trình giải tỏa nhà lụp xụp trên kênh và ven kênh, rạch.
Trong khi đó, theo dự án quy hoạch được thông qua, thu nhập bình quân đầu người ở TP.HCM theo đánh giá thực tế đến năm 2015 đạt từ 4.856 - 4.967 USD. Đến năm 2020, con số này đạt 8.430 - 8.822 USD và đến năm 2025 đạt 13.340 - 14.285 USD.
Tuy nhiên, UBND TP cho biết với mức thu nhập bình quân đầu người vào năm 2015 nói trên ở TP.HCM thì còn thấp hơn rất nhiều so với mức của các thành phố châu Á khác đã đạt vào năm 2010.
Cụ thể hơn, với mức thu nhập 8.500 USD/người/năm vào năm 2020, TP.HCM chỉ cao hơn Metro Manila (vùng thủ đô Philippines) năm 2010.
Còn với mức thu nhập bình quân đầu người 13.900 USD vào năm 2025 thì TP.HCM chỉ cao hơn Bangkok, Jakarta và Metro Manila vào năm 2010.
Theo vietbao
TP.HCM sẽ 'xử' nếu in bản đồ thiếu Hoàng Sa, Trường Sa Ngày 2/5, UBND TP.HCM có văn bản yêu cầu các cơ quan chức năng không để xảy ra sai phạm trong việc thể hiện bản đồ Việt Nam không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo khác thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cụ thể, UBND TP yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan...