Điều chuyển kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 ở một số địa phương
Liên quan đến việc điều chỉnh vốn trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 6/9, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết: Chính phủ đã giao cho Hà Nội khoảng 8.400 tỷ đồng, Hưng Yên hơn 3.700 tỷ đồng, Bắc Ninh hơn trên 2.400 tỷ đồng và hơn 10.000 tỷ đồng cho TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương 4.200 tỷ đồng, Long An 1.397 tỷ đồng, Đồng Nai 856 tỷ đồng.
Đây chính là số tiền đang dự kiến cho các công trình giao thông và đường Vành đai 3, Vành đai 4.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cung cấp thông tin tới báo chí tại cuộc họp báo.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết: Liên quan đến việc điều chỉnh vốn trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, ngày 29/8 vừa qua, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã trình Quyết định 1012 điều chuyển giảm kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 với số tiền 31.396 tỷ đồng để điều chỉnh tăng cho 7 địa phương thực hiện phê duyệt chủ trương đầu tư dự án vành đai 3 của TP Hồ Chí Minh và vành đai 4 của Thủ đô Hà Nội.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, các địa phương vẫn đang kiểm soát các dự án và sẽ bổ sung thêm các nguồn lực của mình, bố trí ngân sách địa phương cũng như xã hội hóa đối với các công trình nhà.
“Đúng là hai dự án này đã triển khai theo đúng chủ trương của Chính phủ, ngoài số vốn của Trung ương tức là ngân sách Trung ương sẽ giao địa phương thì địa phương bỏ ra số vốn rất lớn. Ví dụ tổng mức đầu tư của dự án Vành đai 4 Thủ đô Hà Nội trên 85 nghìn tỷ đồng. Tương tự vậy, tổng vốn đầu tư của Vành đai 3 của TP Hồ Chí Minh cũng trên 75 nghìn tỷ đồng. Các địa phương cũng đã bổ sung rất lớn vào đây”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho hay.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc có quyết định đầu tư không, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết đã bổ sung đầu tư ngay ngày 29/8/2022 và trong Nghị quyết số 56, 57 của Quốc hội đã quy định rất rõ. Sau khi các địa phương được giao thì tiếp tục liên kết đầu tư, thực hiện các công tác đấu thầu, chọn nhà thầu, giải phóng mặt bằng, thực hiện các nội dung liên quan khác.
Video đang HOT
Nhà đầu tư "tất bật" đón sóng hạ tầng khu vực đường Vành đai 4 : rủi ro tiềm ẩn
Trước thông tin mới về chủ trương đầu tư tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô, nhiều nhà đầu tư đã "tất bật" đi săn đất chờ đón sóng hạ tầng.
Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu nhà đầu tư chưa xác định được ranh giới quy hoạch, hành lang, tọa độ, mốc giới...
Thông tin về việc Quốc hội bấm nút thông qua chủ trương đầu tư tuyến đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô đã khiến giới đầu tư địa ốc lại "đứng ngồi không yên". Tại nhiều khu vực, đất được định giá cao "ngất ngưởng", lên tới 150 triệu đồng/m2. Trong cuộc trao đổi với Phóng viên Báo điện tử VOV, GS. TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, chưa có quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 vùng Thủ đô, mà giá đất quanh khu vực này đã lên tới 150 triệu đồng/m2 rõ ràng là bất thường, không có cơ sở.
PV: Dù mới có quy hoạch đường Vành đai 4 vùng Thủ đô, thị trường nhà đất gần tuyến đường này đã sôi động. Cá biệt, giá đất một số nơi huyện Hoài Đức đã ở mức 100 -150 triệu đồng/m2, ông nhận định thế nào về vấn đề này?
GS. TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
GS. TS. Hoàng Văn Cường: Dân mình thường có thói quen đầu tư đón sóng - khi xuất hiện thông tin có những dự án giao thông được thực hiện. Giao thông phát triển, đương nhiên giá trị đất đai và các nguồn lực ở đó cũng tăng theo. Song, trong khi chưa có thiết kế chi tiết, chưa biết được con đường đó sẽ mở thế nào, mảnh đất nào sẽ tạo ra giá trị ra sao thì chưa thể nói trước được. Chính vì vậy, việc người dân đổ xô đi mua đất theo phong trào, theo tâm lý đám đông, có thể có người có lợi ích, nhưng cũng không ít người sẽ phải chịu rủi ro.
PV: Nhưng mức giá 150 triệu đồng/m2 có phải là bất thường không, thưa ông?
GS. TS. Hoàng Văn Cường: Phải hiểu rất rõ mức giá 150 triệu đồng/m2 đó ở vị trí nào. Cần phải so sánh mức giá này với các khu vực có đất đai đã được xác định giá trị ổn định trong khu vực nội thành. Ở những khu vực nội thành cũng có những mảnh đất có giá 150 triệu đồng/m2. Nếu như những lô đất ở các vị trí giao dịch xung quanh đường vành đai 4 cũng đạt được các vị trí "vàng", cũng là các trung tâm kinh tế, thương mại lớn thì cũng xứng đáng có giá cao. Song, quan trọng khu vực đó giờ chưa thành hình, chưa biết được quy hoạch, xây dựng như thế nào, mà định giá cao ngất ngưởng, rõ ràng là bất thường, không có cơ sở.
PV: Vậy theo ông, khi triển khai dự án, những mảnh đất mua giá cao như vậy ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng như thế nào? Liệu việc giải phóng mặt bằng có gặp nhiều khó khăn hơn không?
GS. TS. Hoàng Văn Cường: Khi người dân đổ xô, chạy đua mua đi bán lại sẽ đẩy giá lên cao, nhưng giá trị thực của nó chưa chắc đã đến như vậy. Thiệt hại đầu tiên là những người chậm tay, không kịp bán lại khi quy hoạch ra không đúng như quảng cáo của các "cò mồi".
Thứ hai, cũng tạo khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng. Nhưng giải phóng mặt bằng phải thực hiện theo chính sách của Nhà nước. Có nghĩa là khi thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, những khu vực đó là đất nông nghiệp sẽ đền bù theo chính sách đất nông nghiệp; đất ở tại khu vực đó nhưng không phải đất ở trong vùng nội đô, khung giá cũng khác nhau.
Chính vì vậy, khi đền bù phải thực hiện theo chính sách của Nhà nước, lấy bảng giá x hệ số điều chỉnh. Hiện nay, ở Hà Nội, hệ số điều chỉnh là 2,45. Sẽ không có chuyện mức đền bù lên đến hàng trăm triệu ở khu vực đường Vành đai 4 vùng Thủ đô.
Giá đất lân cận khu vực có đường vành đai 4 chạy qua tăng mạnh trong thời gian gần đây. (Ảnh minh họa: KT)
Tôi khẳng định thiệt hại đầu tiên thuộc về cá nhân của những nhà đầu tư. Còn giá Nhà nước đền bù được căn cứ vào bảng giá nhân với hệ số điều chỉnh. Hiện các tỉnh, thành phố đều ban hành hệ số điều chỉnh để giá đó sát với giá thị trường, không phải sát với giá cá nhân mua bán.
PV: Hiện giá thị trường và giá Nhà nước có sự chênh lệch lớn, làm sao để xác định được giá thị trường, thưa ông?
GS. TS. Hoàng Văn Cường: Khi đền bù phải sát với giá trị thị trường, không phải sát với giá trị mua bán của hai cá nhân với nhau. Cùng một mảnh đất, tôi thích có thể mua với giá 100 triệu/m2, nhưng người khác không thích, có bán 70 triệu đồng/m2 họ cũng không mua. Cho nên, giá 70 triệu hay 100 triệu như tôi vừa phân tích ở trên không phải giá thị trường.
Đất đai có phương pháp định giá riêng để đánh giá giá trị đất đai ở từng khu vực, chứ không phải giá cả. Và giá trị đất đai đó sẽ sát với giá trị thị trường nhất. Ví dụ, phương pháp đơn giản nhất mà Nhà nước đang quy định và thực hiện đó là phương pháp hệ số, lấy khung bảng giá nhân với hệ số điều chỉnh. Phương pháp này mặc dù chưa khoa học nhưng đơn giản nên được nhiều nơi áp dụng.
PV: Ông có lời khuyên gì với những người đang có ý định mua đất để đầu tư tại khu vực được cho là làm đường Vành đai 4 vùng Thủ đô?
GS. TS. Hoàng Văn Cường: Việc người dân nghe theo lời quảng cáo của các "cò đất" để thổi giá rất dễ gặp phải rủi ro. Nếu những người biết được chính xác mảnh đất đó được quy hoạch làm gì, trong tương lai đường khu vực đó được làm ra sao, sẽ xác định được khi hạ tầng hình thành lên, và biết được giá trị thực là bao nhiêu và có thể quyết định mua từ bây giờ.
Song, để biết được các thông tin như vậy, không phải nhiều người. Đặc biệt, hiện nay chưa có quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 vùng Thủ đô, hiện mới đang có chủ trương ở mức độ tiền khả thi, chưa có mốc giới... Nếu nghe theo sự dẫn dắt của các đối tượng "cò đất" thì rủi ro rất cao. Nguy hiểm nhất là mua phải mảnh đất vào giữa mặt đường, thế thì coi như mất không, đền bù không đáng kể.
PV: Vâng, xin cảm ơn ông!./.
Cần Thơ lần đầu họp về giải ngân vốn đầu tư công Ngày 3/6, tại thành phố Cần Thơ, Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Cần Thơ đã tổ chức Phiên họp giải trình về tình hình, kết quả thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công của thành phố năm 2022; tình hình triển khai, tiến độ thực hiện các dự án được HĐND thành phố quyết định chủ trương...