Điều chuyển Chỉ huy trưởng quân sự xã sang vị trí khác
Thượng tá Nguyễn Hữu Tuất, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự huyện Phù Ninh khẳng định sẽ điều chuyển sang công tác khác đối với trường hợp ông Khuất Văn Quý hiện là Chỉ huy trưởng Quân sự xã Phù Ninh sau khi rà soát lại như Báo điện tử Congluan.vn phản ánh.
Ngày 24/12/2018, trao đổi với phóng viên, Thượng tá Nguyễn Hữu Tuất khẳng định, những nội dung Báo điện tử Congluan.vn phản ánh về trường hợp Chỉ huy trưởng Quân sự xã Phù Ninh Khuất Văn Quý khi là Công chức Tư pháp – Hộ tịch xã Phù Ninh là hoàn toàn đúng. Ông Tuất cho biết, do thời điểm đó không có ai đủ điều kiện bổ nhiệm nên “đành” lựa chọn ông Quý luân chuyển sang.
Trường hợp ông Khuất Văn Quý khi được bổ nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng quân sự xã khi chưa có bằng cấp đầy đủ. “Sau khi báo phản ánh, chúng tôi cho rà soát lại toàn bộ các chức danh trên toàn địa bàn huyện, hiện nay còn một số xã Chỉ huy trưởng vẫn chưa có bằng cấp quân sự. Đây là tình hình chung, không chỉ xảy ra ở địa bàn huyện Phù Ninh mà còn diễn ra ở một số nơi khác. Những trường hợp này được bổ nhiệm do đặc thù địa phương không có người thay thế. Đối với trường hợp ông Quý chúng tôi sẽ đề xuất lên huyện có phương án điều chuyển làm nhiệm vụ khác”, ông Tuất thông tin.
Sẽ điều chuyển Chỉ huy trưởng quân sự xã Phù Ninh sang vị trí khác. Ảnh A.Đ
Ngoài ra, đối với trường hợp ông Nguyễn Văn Kiện, Chỉ huy phó Quân sự xã Phù Ninh, ông Tuất cho biết, hiện nay ông Kiện đã hoàn thành bằng cấp về quân sự, có đủ điều kiện sức khỏe nên lãnh đạo huyện vẫn tiếp tục giữ lại vị trí công tác. Còn về việc giám định sức khỏe do các cơ quan Thương binh xã hội nắm rõ.
Trước đó, như Báo điện tử Congluan.vn đã thông tin, tháng 9/2014, sau khi xét tờ trình của Ban Chỉ huy quân sự huyện Phù Ninh, tờ trình của UBND xã Phù Ninh, Chủ tịch UBND huyện Phù Ninh Nguyễn Ngọc Hơn ký Quyết định điều động và bổ nhiệm giữ chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự xã Phù Ninh đối với ông Khuất Văn Quý sinh năm 1980 khi đó là Công chức Tư pháp – Hộ tịch xã Phù Ninh. Theo phản ánh, thời điểm này, ông Quý chưa có bằng tốt nghiệp trình độ chuyên ngành quân sự.
Video đang HOT
Ngoài ra, năm 2011, cũng tại xã Phù Ninh, ông Nguyễn Văn Kiện cũng được bổ nhiệm giữ chức danh Chỉ huy phó Quân sự xã này. Tuy nhiên, theo phản ánh, thời gian được điều động bổ nhiệm giữ chức danh này, ông Kiện lại đang hưởng chế độ Chất độc da cam. Cử tri cho rằng, khi bổ nhiệm, lãnh đạo huyện Phù Ninh đã không xem xét đầy đủ các tiêu chuẩn, đặc biệt là về sức khỏe, liệu có đáp ứng được nhu cầu công việc cho đơn vị?
Đối với trường hợp này, cử tri có nhiều ý kiến về điều kiện hưởng gián tiếp chế độ chất độc da cam. Phóng viên đã liên hệ với Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Phú Thọ để lại nội dung cụ thể đề nghị cung cấp hồ sơ liên quan. Tuy nhiên, sau nhiều tháng vẫn chưa thấy cơ quan này hồi âm.
Tuy nhiên, căn cứ theo Khoản 14 Điều 1 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung 2012: Trường hợp con đẻ bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học không tự lực được trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt được hưởng trợ cấp hàng tháng; được Nhà nước mua bảo hiểm y tế, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào tình trạng dị dạng, dị tật;” Ngoài ra, theo Phụ lục 01 Nghị định 20/2015/NĐ-CP thì dựa vào mức suy giảm khả năng lao động để xác định mức trợ cấp hàng tháng, cụ thể: Suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Như vậy, đối với trường hợp ông Kiện được hưởng gián tiếp trợ cấp hàng tháng chế độ chất độc da cam thì phải thuộc những quy định trên. Nếu không thuộc những trường hợp trên mà khỏe mạnh bình thường công tác tốt như lời ông Tuất nói thì những thắc mắc của cử tri ở xã Phù Ninh về hành vi khai khống để hưởng chế độ chính sách là có cơ sở.
Đề nghị Sở Lao động Thương binh và Xã Hội tỉnh Phú Thọ trưng cầu giám định đối với trường hợp này. Nếu đúng việc ông Kiện bị ảnh hưởng chất độc da cam thì sẽ không đủ điều kiện tham gia chỉ huy quân sự xã Phù Ninh. Còn nếu không đủ thì cần có biện pháp thu hồi hoặc cắt chế độ trên, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm.
Anh Đức
Theo CLO
Quảng Nam: Nuôi heo mọi, bán dễ như ăn kẹo, thu 300 triệu đồng
Ông Phan Như Phi (thôn Đàn Thượng, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) hồ hởi khoe với chúng tôi: "Hơn 10 năm nay, gia đình tôi có nguồn thu nhập khá, cuộc sống không còn khó khăn như trước. Tất cả là nhờ nuôi heo đen-hay còn gọi là heo mọi. "Năm 2018, tôi bán không dưới 70 con heo giống và hơn 120 con heo thịt, doanh thu 300 triệu đồng".
Mô hình chăn nuôi heo đen (heo mọi) thương phẩm theo phương thức hàng hóa đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, hướng đến chuỗi sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).
Những năm gần đây, tại nhiều địa phương của tỉnh Quảng Nam, người dân đầu tư phát triển mạnh mô hình chăn nuôi heo đen thương phẩm. Ảnh: Văn Sự
Ông Phan Như Phi, xã Tam Lãnh cho biết, lúc đầu ông tìm mua 8 con heo đen bản địa có chất lượng tốt về thả nuôi khảo nghiệm. Thấy hiệu quả, những năm sau, ông mở rộng quy mô chuồng trại, tăng số lượng thả nuôi và hiện nay tổng đàn heo đen đã hơn 200 con, trong đó có 20 heo nái. "Năm 2018, tôi bán không dưới 70 con heo giống và hơn 120 con heo thịt, doanh thu 300 triệu đồng" - ông Phi chia sẻ.
Nhờ chất lượng ngon, thịt heo đen rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: S.T
Ông Phan Như Phi cho hay, ngoài 2 cơ sở của gia đình mình, mấy năm nay ông còn tư vấn kỹ thuật cho 34 hộ dân khác ở xã Tam Lãnh (huyện Phú Ninh) xây dựng mô hình nuôi heo đen hàng hóa và ông chịu trách nhiệm thu mua, tiêu thụ sản phẩm.
Theo ông Phi, hiện 34 mô hình vệ tinh của ông có hơn 1.000 con heo đen, trong năm 2018 xuất bán ra thị trường hơn 300 heo giống và 4 tấn thịt heo đen hơi thương phẩm.
"Hiện nay, thịt heo đen thương phẩm rất được thị trường ưa chuộng. Thời gian tới, nếu được các ngành, các cấp quan tâm hỗ trợ, nhóm hộ của chúng tôi sẽ liên kết để hình thành chuỗi thịt heo đen sạch, đăng ký nhãn mác hàng hóa, thiết lập các điểm cung ứng và hướng đến sản phẩm OCOP", ông Phi cho hay.
Theo ông Lê Thương - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam, heo đen là một trong những giống heo bản địa được nuôi từ lâu trên địa bàn tỉnh, nhất là tại các huyện miền núi. Trước đây phần lớn người dân nuôi heo đen theo hình thức quảng canh, không đầu tư chăm sóc, thậm chí thả rông và mục đích chính là cung cấp nguồn thực phẩm tại chỗ cho gia đình.
Những năm gần đây, trước nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt heo đen khá lớn trên thị trường cũng như yêu cầu bảo tồn và phát triển giống heo đen đặc sản bản địa này, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Nam cùng ngành nông nghiệp các địa phương tập trung hỗ trợ người dân xây dựng các mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa.
Ông Thương nói: "Tính đến cuối năm 2018, tổng đàn heo đen bản địa trên toàn tỉnh khoảng 14.000 con, trong đó heo nái giống ước chừng 2.000 con. Hiện nay, các huyện Nam Giang, Bắc Trà My, Phước Sơn là 3 địa phương có số lượng thả nuôi nhiều heo đen nhất. Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, bình quân hàng năm tổng sản lượng thịt hơi heo đen của Quảng Nam cung ứng ra thị trường hơn 600 tấn. Tuy nhiên, mới chỉ đáp ứng 60% nhu cầu của người tiêu dùng".
Theo Nguyễn Sự (Báo Quảng Nam)
Kinh hoàng cảnh cá chết trắng kênh thủy lợi, nghi nhiễm độc thuốc diệt cỏ Đoạn kênh thủy lợi chảy qua 2 xã Tam Phước, Tam An (huyện Phú Ninh, Quảng Nam) bất ngờ nổi bọt trắng xóa, kèm theo đó là các loại cá, gà, vịt chết nổi trắng kênh. Lớp bọt trắng xóa xuất hiện từ chiều ngày 25-2 trên đoạn kênh N10A qua 2 xã Tam Phước, Tam An (huyện Phú Ninh, Quảng Nam) Ông...