Điều chưa biết về tiêm kích Mitsubishi F-1 của Nhật Bản
Tiêm kích Mitsubishi F-1 của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) hóa ra có nguồn gốc từ máy bay cường kích Jaguar do Pháp/Anh chế tạo.
Tiêm kích Mitsubishi F-1 là chiến đấu cơ siêu âm một chỗ ngồi được thiết kế và sản xuất bởi liên doanh giữa Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi và Fuji cho Lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản (JASDF).
F-1 chính là chiếc máy bay chiến đấu nội địa đầu tiên được Nhật Bản chế tạo kể từ sau Thế chiến thứ II, đã có tổng cộng 77 chiếc F-1 xuất xưởng trong khoảng thời gian 1977 – 1987.
Hình dáng bên ngoài của F-1 rất giống với chiếc cường kích hải quân Sepecat Jaguar do Pháp/Anh chế tạo. Nguyên nhân chính là do F-1 được sửa đổi từ máy bay huấn luyện phản lực Mitsubishi T-2 mà T-2 lại được xây dựng dựa trên chính chiếc Jaguard.
Những khác biệt chủ yếu của F-1 so với T-2 gồm thay thế buồng lái phía sau bằng khoang chứa thiết bị điện tử, nắp buồng lái 1 mảnh mới có độ dày lớn nhằm đề phòng chim chóc lao vào; bổ sung hệ thống điều khiển hỏa lực, dẫn đường quán tính, cảnh báo radar…
Tiêm kích Mitsubishi F-1.
Quá trình phát triển của Mitsubishi F-1 bắt đầu vào năm 1972 khi JASDF công bố kế hoạch chế tạo mô hình máy bay chiến đấu tấn công F-1 dựa trên nguyên mẫu máy bay huấn luyện T-2, nhằm mục đích thay thế phi đội F-86 Sabres đã quá lạc hậu.
Hợp đồng chính thức được ký kết vào năm 1973, 2 chiếc T-2 đã được mua bởi JASDF để biến thành nguyên mẫu F-1. Chuyến bay đầu tiên của F-1 diễn ra trong tháng 6/1975 và chính thức được chấp nhận đưa vào biên chế năm 1978.
JASDF ban đầu dự định sẽ mua tới 160 chiếc F-1, tuy nhiên do những khó khăn của việc cắt giảm ngân sách mà chỉ có 77 chiếc xuất xưởng, đợt giao hàng cuối cùng diễn ra trong tháng 3/1987.
Đầu thập niên 1990, JASDF công bố chương trình kéo dài thời hạn phục vụ cho F-1 (SLEP) nhằm tăng tuổi thọ khung thân từ 3.500 lên đến 4.000 giờ.
Là một phần của SLEP, 70 chiếc F-1 đã được nâng cấp bằng cách lắp đặt hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, thay thế nắp buồng lái vững chắc hơn và bổ sung khả năng ném bom dẫn đường XGCS.
Mitsubishi F-1 được lắp đặt những thiết bị điện tử hàng không tiên tiến, cho khả năng mang vũ khí khá đa dạng.
Thông số kỹ thuật cơ bản của Mitsubishi F-1: Chiều dài 17,86 m; sải cánh 7,88 m; chiều cao 4,88 m; trọng lượng rỗng 6.358 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 13.674 kg.
Video đang HOT
F-1 được trang bị 2 động cơ phản lực Ishikawa-Harima TF40-801A có lực đẩy khô 22,8 kN và lên tới 35,6 kN khi đốt nhiên liệu lần 2, cho tốc độ tối đa 1.700 km/h, bán kính chiến đấu 556 km, tầm hoạt động 2.870 km (mang tối đa nhiên liệu), trần bay 15.240 m, vận tốc leo cao 118 m/s.
Radar xung doppler đa năng J/AWG-12 của F-1 tương tự loại AN/AWG-12 trên tiêm kích F-4M của Không quân Anh. Loại radar này phát triển từ AN/AWG-10 có tầm hoạt động hiệu quả 55 – 60 km, thực hiện tốt các nhiệm vụ đối đất, đối hải, bao gồm cả vai trò chống hạm.
Ngoài ra trên chiếc F-1 còn có hệ thống điều khiển hỏa lực J/ASQ-1, máy tính số trung tâm, kênh dữ liệu số và máy tính dữ liệu trên không J/A24G-3, hệ thống dẫn đường quán tính J/ASN-1, thiết bị nhận tín hiệu cảnh báo radar J/APR-3, thiết bị trinh sát hồng ngoại…
Vũ khí trang bị của F-1 gồm 1 pháo 6 nòng JM61A1 Vulcan với cơ số 750 viên đạn. Tải trọng vũ khí trên 7 giá treo ngoài lên tới 2,8 tấn gồm tên lửa đối không AAM-1, AIM-9 Sidewinder; tên lửa đối hạm Type-80; bom Mk-82, GCS-1; rocket JLAU-3A 70 mm và RL-4 125 mm…
Vai trò của F-1 hiện đã được chuyển giao lại cho chiếc Mitsubishi F-2 hiện đại hơn.
Toàn bộ 77 chiếc F-1 của Không quân Nhật Bản đã được cho nghỉ hưu vào năm 2006, hiện nay thay thế vai trò của chúng là 94 chiếc Mitsubishi F-2 (phiên bản F-16 được chế tạo tại Nhật Bản) mạnh hơn rất nhiều.
Theo Tri Thức Trẻ
5 loại vũ khí "đắt hàng" của Nga
Với lợi thế về giá, vũ khí quân sự của Nga đang trở thành sản phẩm thu hút sự quan tâm của quân đội nhiều nước trên thế giới. National Interest đã điểm 5 mẫu vũ khí đang được "săn đón" của Mátxcơva.
Theo tạp chí National Interest của Mỹ, hiện nay dù vũ khí quân sự củaWashington đang được bán khắp thế giới, nhưng vẫn có những quốc gia không thể mua các loại vũ khí sát thương từ Mỹ vì các lý do chính trị hoặc vì những lo ngại về mặt chiến lược. Với các nước đó, Nga luôn là phương án hoàn hảo để thay thế.
Dù nhiều chủng loại vũ khí của Nga không thực sự so sánh được với các loại vũ khí tương đương của Mỹ nhưng Mátxcơva vẫn bán được khá nhiều sản phẩm của mình vì giá cả rẻ hơn, báo Mỹ bình luận.
Trung Quốc dĩ nhiên là khách hàng lớn nhất mua vũ khí Nga. Các nước Ấn Độ, Brazil, Indonesia và Iran cũng đến với Nga để bổ sung cho kho vũ khí của mình.
Các loại vũ khí dưới đây được xem là sản phẩm bán chạy nhất hoặc được mong đợi nhất của Nga - một trong các cường quốc vũ khí thế giới.
Máy bay tiêm kích Sukhoi Su-27
Máy bay tiêm kích Sukhoi Su-27 (Ảnh Internet.)
Dù bị mẫu phản lực đa nhiệm "đàn em" Su-35 hiện vượt mặt trên nhiều phương diện, Su-27 (tên gọi khác là Flanker) vẫn là mẫu máy bay đáng tin cậy với Nga và nhiều nước khác kể từ thời Chiến tranh Lạnh đến nay.
Được biên chế cho Không quân Xô Viết vào năm 1985, máy bay phản lực tiêm kích Su-27 có thể đạt tốc độ hơn 2.500km/h. Khi Liên Xô tan rã, các nước Nga, Belarus, Ukraine, Kazakhstan và Uzbekistan chia nhau thừa hưởng đội bay Su-27 của Liên Xô. Đến nay, hai nước Ấn Độ và Trung Quốc đã sở hữu máy bay Su-27, đồng thời được Nga nhượng quyền để sản xuất mẫu máy bay này.
Từng phục vụ trong nhiều sứ mệnh khác nhau trong nhiều năm, Su-27 hứa hẹn tiếp tục là lực lượng chủ yếu của không quân nhiều nước trong những năm tới đây, kể cả khi có những mẫu máy bay mới có thiết kế đắt tiền hơn.
Máy bay tiêm kích Sukhoi Su-35
Máy bay tiêm kích Sukhoi Su-35. (Ảnh Internet)
Su-35 của hãng Sukhoi được cho là máy bay chiến đấu xuất sắc nhất của không quân Nga cho đến khi Mátxcơva có thể cho ra đời mẫu thiết kế T-50 PAK FA. Điều đó là dễ hiểu, bởi Su-35 chính là bản nâng cấp của máy bay Su-27 với tên gọi "Super Flanker". Su-35 có thể đương đầu với hầu hết các mẫu tiêm kích cơ thế hệ 4 của Mỹ. Một số quan chức Không quân Mỹ còn đánh giá Su-35 có thể là mối đe dọa cho máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-35 JSF.
Với tầm hoạt động lên tới 1.600 km, Su-35 là một vũ khí hữu hiệu cho bất kỳ nước nào muốn triển khai sức mạnh ở cự ly xa. Bề mặt thân và cánh được phủ một loại vật liệu thẩm thấu tín hiệu radar (RAM), Su-35 có được tính năng tàng hình của máy bay thế hệ 5 trong khi vẫn giữ được cấu trúc đáng tin cậy của máy bay thế hệ 4. Su-35 tương thích với rất nhiều loại vũ khí không đối đất hoặc không đối không hiện có nên có thể được sử dụng cho nhiều sứ mệnh khác nhau.
Hiện chưa có thông tin nào về thương vụ mua bán chiến đấu cơ Su-35 nhưng tờ National Interest cho rằng Mátxcơva rất muốn tìm các khách hàng cho chiếc Super Flanker này. Ngoài, Trung Quốc, Nga cũng nhắm đến những khách hàng tiềm năng khác như Hàn Quốc, Indonesia, Ấn Độ và Brazil.
Xe tăng T-90
Xe tăng T-90. (Ảnh Internet)
Do của tập đoàn Uralvagonzavod (UVZ) thiết kế, xe tăng T-90 đã có nhiều năm chiến đấu trong biên chế quân đội Liên Xô cũng như Nga sau này. Mẫu T-90 cũng được sử dụng rộng rãi trong quân đội nhiều nước trên khắp thế giới, trong đó có cả kẻ thù của Liên Xô hoặc Nga.
T-90 là phiên bản cải tiến từ mẫu xe tăng T-72 từ thời Xô-viết và tỏ ra rất đáng tin cậy. Tuy kích cỡ nhỏ hơn mẫu M1A1 Abrams của Mỹ một chút và không hiện đại bằng nhưng T-90 vẫn rất hữu ích trên các chiến trường mà quân Nga tham chiến, từ Ukraine đến Gruzia. Với nhiều khách hàng trên thế giới, xe tăng T-90 vẫn là một lựa chọn dễ chịu, thậm chí còn hấp dẫn hơn cả các mẫu mới của cả phương Tây và Nga.
T-90 có một pháo chính cỡ nòng 125mm và các tên lửa chống tăng đất đối đất. Dù kích thước nhỏ hơn các mẫu tương ứng từ phương Tây, vũ khí của T-90 đủ mạnh để tiêu diệt các loại vũ khí chống tăng khi đụng độ. Báo Mỹ cho hay tính năng này rất được các khách hàng ưa chuộng.
Ngoài Nga, nhiều nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, trong đó có các nước Azerbaijan và Turkmenistan cũng được thừa hưởng đội xe T-90. Ấn Độ cũng là nước sở hữu nhiều xe tăng T-90 và có ý định tăng thêm con số xe T-90 lên khoảng 1.700 chiếc, trong đó có 1.000 chiếc là sản xuất nhượng quyền.
Siêu xe tăng T-14 Armata
Siêu xe tăng T-14 Armata. (Ảnh Internet)
T-14 Armata cũng là một sản phẩm UVZ và xuất hiện công khai lần đầu tiên trong lễ duyệt binh tại Quảng trưởng Đỏ nhân ngày Chiến thắng 07/5/2015.
T-14 Armata là mẫu xe tăng hoàn toàn mới của Nga từ sau kỷ nguyên Xô-viết và đang khiến giới chuyên môn phương Tây lo lắng vì những tính năng vượt trội, bất chấp sự cố kỹ thuật của Armata trong lần đầu trình diễn tại Mátxcơva.
Pháo chính của Armata có cỡ nòng 125 mm và đặc biệt là cơ chế nạp đạn tự động hoàn toàn. Tháp pháo tự động bên trong sẽ giảm bớt thiệt hại về người do hỏa lực đối phương trên chiến trường. Lớp giáp bảo vệ T-14giống với thiết kế hiệu quả của phương Tây hơn là các mẫu cũ dưới thời Xô-viết.
Trong tương lai, quân đội Nga không phải là lực lượng duy nhất được trang bị T-14 vì hiện nay cả Ấn Độ và Trung Quốc đều tỏ ra quan tâm tới việc nâng cấp các xe tăng chiến đấu vốn chủ yếu cũng là mua từ Nga hoặc Liên Xô cũ. Hãng sản xuất Armata UVZ cũng đang mời chào khách hàng từ các nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ.
Dàn tên lửa S-400
Dàn tên lửa S-400. (Ảnh Internet)
Năm 2007, quân đội Nga lần đầu tiên công bố S-400 sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển. Với tầm bắn lên đến 400 km, tên lửa S-400 có thể đảm bảo một phạm vi phòng thủ rộng lớn chống lại hỏa lực của kẻ thù.
Sau nhiều năm đàm phán, Trung Quốc là khách hàng nước ngoài đầu tiên mua được hệ thống S-400 từ Nga. Điều này thực sự đặt các nhiệm vụ không quân của Mỹ và đồng minh ở Tây Thái Bình dương vào thế nguy hiểm, nhất là trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh với Mỹ và các đồng minh ở khu vực này đang tăng cao.
Cho dù hiện tại Trung Quốc là nước duy nhất mua được S-400 thì đã có nhiều nước khác như Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ và Belarus mong muốn mua được hỏa lực này. Thậm chí, một số quan chức Nga còn được cho là đã bày tỏ mong muốn bán hệ thống tên lửa S-400 cho Iran.
Hoài My
Theo Dantri/National Interest
Báo Nga kỷ niệm ngày truyền thống Bộ đội tên lửa VN Xin giới thiệu bài viết kỷ niệm ngày truyền thống này và xin chúc Bộ đội tên lửa Việt Nam phát huy truyền thống bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc. Ngày 24/7/2015, tờ báo Nga "Svobodnaia Pressa" (SP) đã cho đăng bài của tác giả Vladimir Tuchkov với tiêu đề "Tổ hợp S-75 của chúng ta đã hạ máy bay của...