Điều chưa biết về sức mạnh Quân đội Afghanistan
Dù là đạo quân được Mỹ đào tạo nhưng Quân đội Afghanistan lại được trang bị hầu hết vũ khí trang bị do Liên Xô (Nga) chế tạo.
Quân đội quốc gia Afghanistan (ANA) là nhánh chính trong lực lượng vũ trang Afghanistan, nằm dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng Afghanistan, chịu trách nhiệm tác chiến trên mặt đất.
Quân đội Afghanistan có quân số thường trực 200.000 người được chia làm 6 quân đoàn được trang bị hầu hết các vũ khí do Liên Xô/Nga sản xuất dù rằng họ nhận sự huấn luyện trực tiếp từ Mỹ và các nước NATO.
Riêng vũ khí cá nhân của các binh sĩ Afghanistan hiện tại chủ yếu là súng trường M16 (khoảng 104.000 khẩu) và M4 (khoảng 10.000 khẩu) do Mỹ sản xuất. Trong khi các loại súng AK-47/AKM/AK-74 hầu như chỉ còn nằm trong một số đơn vị quân địa phương, lực lượng đặc biệt.
Hỏa lực chủ yếu của bộ binh thì vẫn là súng máy PK/RPD của Liên Xô và một ít M240 của Mỹ.
Trong khi đó, lực lượng cơ giới, hỏa lực pháo của Quân đội Afghanistan đều lấy “nòng cốt” là trang bị do Liên Xô (cũ) sản xuất. Ví dụ, 600 xe tăng của ANA đều là các loại được Liên Xô viện trợ từ những năm 1960-1970. Ảnh: Xe tăng T-55 của Quân đội Afghanistan hiện tại.
Ảnh: Xe tăng chiến đấu chủ lực T-62. Chính quyền Afghanistan giai đoạn 1973-1991 đã nhận tổng cộng khoảng 255 chiếc T-62, T-62M và T-62M1. Không rõ lý do vì sao mà đồng minh Mỹ lại không cung cấp xe tăng M1 Abrams hiện đại cho Afghanistan.
Trang bị xe thiết giáp ANA lên tới gần 10.000 chiếc nhưng chiếm tới 80% (khoảng 8.500 chiếc) là loại xe bọc thép hạng nhẹ Humvee do Mỹ sản xuất. Loại xe này có tính cơ động cao nhưng thực sự là không phù hợp để chống chọi với vũ khí diệt tăng của phiến quân Taliban, hỏa lực cũng kém.
Video đang HOT
Những chiếc xe bọc thép mạnh nhất trong kho thiết giáp Afghanistan là 100 xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2 do Liên Xô sản xuất. Các xe này được trang bị hỏa lực pháo 73mm (BMP-1) và 30mm (BMP-2) cùng tên lửa chống tăng Fagot.
Ngoài ra, Afghanistan còn có trong trang bị 173 xe bọc thép chở quân M113A2, 634 xe bọc thép an ninh M1117 (chủ yếu phù hợp nhiệm vụ tuần tra, trinh sát, cứu thương) và 155 xe bọc thép kháng mình MaxxPro.
Pháo binh Afghanistan cũng không có gì nổi trội khi chỉ có chưa đầy 200 khẩu pháo hạng nặng các loại. Chiếm số lượng đông nhất là 150 khẩu lựu pháo D30 122mm do Liên Xô sản xuất và chừng 50 khẩu pháo phản lực Grad.
Hỏa lực phòng không của ANA cũng rất yếu ớt với tên lửa vác vai Mỹ và mấy chục xe pháo tự hành ZSU-23-4 (Liên Xô sản xuất).
Không quân Afghanistan (AAF) hiện có quân số 6.800 binh sĩ được trang bị 180 máy bay các loại chịu trách nhiệm bảo vệ không phận và cung cấp hoạt động chi viện cho lục quân. Tuy nhiên, nhìn vào các trang bị của AAF thì đa phần chỉ làm được các nhiệm vụ vận tải, chuyển quân là chủ yếu.
Chiếm số lượng đông đảo nhất trong Không quân Afghanistan hiện tại là lực lượng trực thăng với số lượng khoảng 120 chiếc. Trong đó, đông nhất là trực thăng Mi-8/17 do Nga sản xuất, với 98 chiếc cung cấp khả năng chuyển quân, hàng hóa, chi viện hỏa lực.
Ngoài ra còn số lượng nhỏ trực thăng UH-1, MD 500 và Mi-24 (4 chiếc). Trong ảnh, trực thăng trinh sát/tấn công MD 530F của Afghanistan đang chi viện hỏa lực với pháo tự động.
Lực lượng máy bay vận tải cánh bằng chỉ có 40 chiếc với máy bay C-130, PC-12 và Cessna 208.
Hiện tại, Afghanistan đang từng bước gây dựng không quân chiến đấu với việc mua 18 máy bay chiến đấu cánh quạt EMB 314 Super Tucano từ Brazil.
Theo_Kiến Thức
Nhận diện các đối thủ sừng sỏ của siêu tăng T-14 Armata
M1 Abrams, Challenger 2, Leopard 2A7...là những đối thủ chính của siêu xe tăng T14 Armata trên chiến trường châu Âu cũng như một số khu vực khác.
Đứng đầu bảng trong các loại xe tăng đối chọi với siêu xe tăng T-14 Armata của Nga chính là M1 Abrams - cỗ xe tăng đến từ nước Mỹ - kình địch với Nga từ thời Liên Xô. Quan hệ giữa hai cường quốc chưa lúc nào thực sự đầm ầm trong gần trăm năm qua. M1 Abrams được thiết kế cho nhiệm vụ chặn đứng hoặc cầm chân "làn sóng" xe tăng Liên Xô (Nga) tràn tới eo biển Manche trong kịch bản giả định. Vì thế, nó được đánh giá là cỗ xe tăng có hỏa lực rất mạnh, giáp bảo vệ tuyệt vời và tính cơ động cao.
Để chống lại những viên đạn pháo tăng 125mm của Nga (cùng loại sử dụng trên Armata), M1 Abrams trang bị giáp đa lớp (như kiểu giáp Chobham của xe tăng Challenger) nhưng được bổ sung thêm vật liệu Uranium nghèo tỉ khối lớn giúp ngăn chặn có hiệu quả các loại đạn bắn vào xe tăng.
Hỏa lực của Abrams rất đáng gờm với pháo nòng trơn 120mm M256 được trang bị đạn xuyên với đầu xuyên làm bằng vật liệu uranium nghèo có tính dê bôc chay để tăng sự phá hủy mục tiêu, va co kha năng tư lam nhon cho phep xuyên sâu hơn vao vo giap gây thiêt hai năng đên kip lai xe tăng đich. Các chuyên gia quốc tế gần đây đánh giá, đạn xuyên Uranium nghèo của M256 đủ sức để xuyên phá lớp giáp của tăng T-14 Armata.
Đừng cùng chiến tuyến với người Mỹ kể từ cuộc CTTG 2 đến tận ngày nay trong những "trận đối đầu dữ dội" Mỹ - Xô (Nga) là người Anh. Họ đang sử dụng những cỗ xe tăng Challenger 2 trang bị công nghệ giáp bí hiểm, bảo vệ xe và kíp lại đạt mức độ tuyệt hảo.
Theo một số nguồn tin, lớp giáp này được cấu thành từ nhiều vật liệu gồm: Boron (một loại quặng, được biết đến như là vật liệu chính tạo ra lớp giáp chắc chắn cho các loại xe thiết giáp), nhôm oxit, silicon và cả titan. Ngoài ra, sườn xe và thân xe còn được bọc thêm module giáp phản ứng nổ (ERA). Lớp giáp này được đánh giá là có khả năng vô hiệu hóa hầu hết (không phải tất cả) mọi loại đạn, tên lửa chống tăng.
Về hỏa lực, Challenger 2 được trang bị pháo rãnh xoắn L30 cỡ 120mm có thể bắn nhiều loại đạn xuyên giáp. Đặc biệt nó cũng có thể bắn đạn xuyên với đầu thanh xuyên làm bằng vật liệu Uranium (làm giàu cấp độ thấp) như M1 Abrams.
Mới đây thì người Nga tung ra đoạn clip giới thiệu hệ thống điện tử cực kỳ tối tân trên tăng T-14 Armata. Tuy nhiên, hệ thống điện tử của Armata có lẽ vẫn chưa thể bằng những gì mà người Pháp tạo ra trên siêu tăng Leclerc. Theo đó, Leclerc trang bị hệ thống chiến đấu tối tân FINDERS kết hợp hệ thống liên lạc ICONE TIS cho phép liên kết đội hình xe tăng thành một mạng lưới lên tới 100 chiếc, giúp kíp xe lên kế hoạch, hiệp đồng tác chiến dễ dàng. Đây là khả năng mà không có bất kỳ một loại xe tăng nào khác trên thế giới làm được.
Giáp bảo vệ của Leclerc cùng vô cùng "bền vừng" với giáp đa lớp kết hợp giữa thép, titan và kim loại siêu cứng tungsten. Ngoài lớp giáp đó, trên thân xe còn phủ module giáp phản ứng nổ cải tiến NERA có khả năng vô hiệu hóa cả đầu đạn 2 đầu nổ chuyên chống giáp phản ứng nổ (ERA). Hỏa lực gồm pháo nòng trơn 120mm tích hợp hệ thống nạp đạn tự động được cho là ưu việt hơn cả hệ thống của Nga.
Ngoài ba ông lớn Mỹ-Anh-Pháp, không thể không kể đến cỗ xe tăng của người Đức. Năm 2010, Đức đã lần đầu ra mắt mẫu xe tăng chủ lực Leopard 2A7. Nó được xem là một trong những loại xe tăng tốt nhất thế giới hiện nay, đủ sức đối chọi với tăng T-14 Armata.
Theo các nguồn tin, Leopard 2A7 được cải tiến trên cơ sở Leopard 2A6 với việc bổ sung giáp bị động mới tăng cường khả năng phòng thủ trước các loại vũ khí chống tăng.
Nó được trang bị hỏa lực pháo chính 120mm L55 có tầm bắn xa hơn, chính xác hơn so với các đời Leopard 2 trước. Loại pháo này có thể bắn các đạn xuyên làm bằng vật liệu Uranium như loại đạn của M1 Abrams đủ sức để xuyên phá giáp tăng T-14.
Không ở khu vực châu Âu nhưng xe tăng được cho là có giáp bảo vệ tốt nhất thế giới Merkava Mk 4 hoàn toàn có thể là đối thủ tương lai của Armata nếu như các quốc gia Ả Rập xung quanh Israel mua loại tăng này. Merkava Mk 4 là biến thể mới nhất, hiện đại nhất của dòng tăng Merkava do Israel phát triển. Nó được đánh giá là có ưu điểm lớn về giáp bảo vệ, đảm bảo tối đa sự an toàn cho binh sĩ, hỏa lực mạnh không kém tăng Nga.
Công nghệ giáp của Merkava Mk 4 rất bí ẩn, các nguồn tin chỉ cho biết rằng toàn thân và tháp pháo được trang bị module giáp kết hợp hệ thống phòng vệ chủ động Trophy (ngang ngửa Shtora hay Arena của Nga).
Hỏa lực chính của Merkava Mk 4 là pháo nòng trơn 120mm có thể bắn tên lửa chống tăng LAHAT qua nòng với tầm bắn 6km. Đây là loại xe tăng duy nhất thuộc phe đồng minh Mỹ bắn được tên lửa qua nòng.
Theo_Kiến Thức
Ảnh cực hiếm cuộc duyệt, diễu binh ngày 2/9/1955 (2) Tham gia cuộc duyệt, diễu binh ngày 2/9/1955 gồm cả lực lượng cơ giới với xe tăng, thiết giáp, pháo hạng nặng và cả không quân. Khối các nữ du kích với khăn mỏ quạ quấn trên đầu trong lễ duyệt, diễu binh ngày 2/9/1955. Lực lượng xe tăng của quân đội ta. Đây vốn là xe tăng hạng nhẹ M24 bộ đội...