Điều chưa biết về chiến hạm Mỹ trong Hải quân Việt Nam
Cùng với tàu đổ bộ tăng 501 và 505, lực lượng hải quân đánh bộ Việt Nam còn sử dụng loại tàu đổ bộ LCM do Mỹ sản xuất.
Sau 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thu giữ một số loại tàu đổ bộ từ Hải quân VNCH. Nhiều nhất trong số này phải kể đến tàu đổ bộ LCM-8, LCM-6.
Lớp tàu đổ bộ cơ giới cỡ nhỏ LCM-8 có chiều dài 22,26m, rộng 6,4m. LCM-8 chở tối đa hơn 50 tấn gồm hàng hóa hoặc 1 xe tăng M48 (M60) và 200 lính.
Nhờ kích thước nhỏ gọn, hoạt động linh hoạt hiệu quả ở những vùng nước nông, nên dù ra đời khá lâu nhưng hiện nay LCM-8 vẫn được sử dụng trong Hải quân nhiều nước trên thế giới.
Tàu đổ bộ tăng 501 trong Hải quân Việt Nam.
Lớp tàu đổ bộ cơ giới cỡ nhỏ LCM-6 được Mỹ sản xuất từ năm 1924 có lượng giãn nước toàn tải 64 tấn, dài 17,1m, rộng 4,3m. Tàu được trang bị 2 đại liên 12,7mm. LCM-6 chở tối đa hơn 34 tấn gồm hàng hóa hoặc các phương tiện cơ giới hoặc 80 lính.
Nhưng đáng chú ý nhất trong số này là hai tàu đổ bộ thuộc loại khủng kiểu LST- 491, 542. Sau 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam thu giữ và đưa vào biên chế trang bị 2 chiếc với phiên hiệu lần lượt là 505 (tên cũ của Mỹ là USS Bulloch County, quân đội VNCH gọi là HQ-504 Qui Nhơn) và 501 (tên Mỹ USS Maricopa County, quân đội VNCH gọi là HQ-501 Đà Nẵng).
Trước năm 1975, quân đội VNCH có 6 chiếc LST với số hiệu 500, 501, 502, 503, 504, 505. HQ-505 thuộc lớp LST-491 được hải quân Mỹ sử dụng trong chiến dịch đổ bộ lên Normandie.
Video đang HOT
Ngày 8 tháng 4 năm 1970, tàu được viện trợ cho Hải quân VNCH và được đặt tên mới là Quy Nhơn với số hiệu là HQ-504.
Lớp tàu LST-491 được Mỹ sản xuất có lượng giãn nước 3.698 tấn toàn tải, dài 100m, rộng 15m. Tàu được trang bị 2 động cơ diesel GE 12-567 cho phép đạt tốc độ tối đa 22km/h.
Tàu có khả năng chở hơn 140 lính, xe tăng, xe bọc thép, 2 xuồng đổ bộ bộ binh (LCVP). Lớp tàu LST-491 trang bị một pháo hạm 76mm, 8 pháo 40mm và 12 pháo 20mm. Boong tàu có khả năng tiếp nhận một trực thăng hạng nhẹ.
Tàu 501 thuộc lớp LST-542 về cơ bản giống lớp LST-491 nhưng trọng lượng toàn tải nhỏ hơn 1 chút, khoảng 3.640 tấn, cùng với số quân giảm xuống 100 người.
Khi hoạt động trong Hải quân Việt Nam, các tàu LST đã tích cực tham gia nhiệm vụ vận tải hàng hóa ra các đảo xa, bảo vệ chủ quyền biển. Đặc biệt, tàu 505 đã tham gia chiến dịch bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa 1988.
Còn tàu 501 vẫn còn hoạt động cho tới tận ngày nay trong thành phần hải quân ta và cho tới bây giờ nó vấn là “quái vật há mồm khủng nhất” trong biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Tuy nhiên, việc duy trì hoạt động của các tàu này đều gặp rất nhiều khó khăn do thiếu các phụ tùng thay thế. Hiện nay chỉ có các tàu LCM-8 và LST-542 là vẫn còn hoạt động.
Để có sức sống đến ngày hôm nay, các tàu LCM-8 và LST-542 đã được Hải quân Việt Nam cải tiến, nâng cấp nhiều lần.
Theo Báo Đất Việt
Báo Tây quan tâm cuộc diễn tập tái chiếm đảo của Việt Nam
Tạp chí quốc phòng uy tín Jane's mới đây đã đưa tin và bình luận về cuộc diễn tập tái chiếm đảo của Hải quân Việt Nam được tổ chức vào cuối tháng 7.
Lực lượng Hải quân đánh bộ của Hải quân Nhân dân Việt Nam (VPN) đã tiến hành cuộc diễn tập tái chiếm đảo gần đây. Cuộc diễn tập dường như là hành động nhấn mạnh quyết tâm của Hà Nội trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động ngang ngược tại đây, chuyên gia Richard Fisher viết trên Jane's.
Các hình ảnh của cuộc diễn tập được phát sóng vào ngày 25/7 trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam (QPVN). Cuộc diễn tập có ít nhất 2-3 tàu đổ bộ tăng Project 771 lớp Polnochny, triển khai cùng với nó là xe tăng lội nước PT-76.
Tiếp theo đó là hình ảnh binh sĩ Hải quân đánh bộ trong thuyền máy nhỏ và một số xe bọc thép 10 tấn BTR-60PB được triển khai lên bãi biển.
Tuy nhiên, không xuất hiện hình ảnh chi viện từ trên không trong cuộc diễn tập tái chiếm đảo.
Cuộc diễn tập tái chiếm đảo này nằm trong kế hoạch diễn tập tổng hợp mang mật danh VTH-16 với nhiều khoa mục được tiến hành bởi Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147. Cuộc diễn tập đánh đảo này được thực hiện vào ngày cuối cùng của cuộc diễn tập tổng hợp VTH-16.
Cuộc diễn tập tái chiếm đảo có sự tham gia của đội tàu chiến thuộc Lữ đoàn 125 và 170. Đáng lưu ý, đây là lần đầu tiên Lữ đoàn 125 được điều ra miền Bắc tham gia diễn tập đổ bộ đường biển.
Các chiến sĩ Hải quân đánh bộ Việt Nam đổ bộ lên bờ biển.
Xe tăng PT-76B tiếp tục là mũi nhọn đột kích sau khi đổ bộ chiếm giữ thành công bờ biển, bắt đầu tiến sâu vào bên trong tiêu diệt các cụm phòng ngự còn lại của kẻ địch giả định.
Theo Kiến Thức
Ba chiến hạm Mỹ bị tên lửa tấn công cùng lúc Ba chiến hạm Mỹ hoạt động trên Biển Đỏ hôm qua bị nhiều tên lửa tấn công cùng lúc nhưng không tên lửa nào bắn trúng tàu. Tàu khu trục USS Mason. Ảnh: Reuters Một quan chức quốc phòng ở Washington cho hay vụ việc xảy ra vào khoảng 19h30. Hiện chưa rõ bao nhiêu tên lửa đất đối đất đã được phóng...