Điều chưa biết về chiến dịch di tản “Gió lốc” của quân đội Mỹ ngày 29/04/1975
Vào ngày này năm 1975, Chiến dịch Gió lốc ( Operation Frequent Wind), cuộc di tản lớn nhất bằng trực thăng trong lịch sử, bắt đầu được tiến hành để di dời những người Mỹ cuối cùng khỏi Sài Gòn.
Quân đội miền Bắc Việt Nam đã bắt đầu phát động cuộc tấn công cuối cùng từ tháng 3 năm 1975, và các lực lượng quân đội miền Nam Việt Nam đã phải rút lui trước những bước tiến nhanh chóng của quân đội miền Bắc, liên tục thất thủ tại Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang và Xuân Lộc.
29/04/1975: Chiến dịch di tản “Gió lốc” của quân đội Mỹ bắt đầu
Khi quân đội miền Bắc bắt đầu tấn công vùng ngoại ô Sài Gòn, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Cộng Hòa Graham Martin đã ra lệnh mở chiến dịch di tản mang tên “Gió lốc”.
Video đang HOT
Trong vòng 19 giờ đồng hồ, 81 máy bay trực thăng đã chở hơn 1.000 người Mỹ và gần 6.000 người Việt Nam ra các tàu sân bay ở ngoài khơi. Hạ sĩ Charles McMahon con và Chuẩn hạ sĩ Darwin Judge thuộc Thủy quân Lục chiến Mỹ là hai binh sĩ cuối cùng của Mỹ tử trận trong khi làm nhiệm vụ ở Việt Nam, khi họ bị trúng pháo của quân đội miền Bắc lúc đang canh gác tại sân bay Tân Sơn Nhất trong buổi di tản.
7 giờ 53 phút sáng ngày 30 tháng 4, chiếc trực thăng cuối cùng đã cất cánh và bay ra biển. Cũng trong buổi sáng hôm đó, những chiếc xe tăng của quân đội miền Bắc đã húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập.
Đại tá Bùi Tín chấp thuận sự đầu hàng của Tướng Dương Văn Minh, người tiếp quản chức Tổng thống từ tay Trần Văn Hương (chỉ nắm quyền một ngày sau khi Nguyễn Văn Thiệu rời khỏi Sài Gòn). Chiến tranh Việt Nam chấm dứt.
Theo Nghiên cứu Quốc tế
Hơn 100.000 người mất nhà do cuộc chiến Yemen
Đa số những người mất nhà cửa và phải di tản trong cuộc chiến tại Yemen là trẻ em và phụ nữ, hãng tin Al Jazeera dẫn báo cáo từ UNICEF cho biết.
Dân thường đang lãnh hậu quả từ cuộc chiến ở Yemen - Ảnh: AFP
Trong một tuyên bố hôm 7.4, cơ quan UNICEF thuộc Liên Hiệp Quốc nói rằng có 74 trẻ em thiệt mạng và 44 trẻ bị thương tại Yemen kể từ khi cuộc chiến giữa liên quân do Ả Rập Xê Út dẫn đầu tiến vào nước này để đánh phiến quân Houthi.
Cuộc chiến nổ ra từ ngày 26.3, thời điểm liên quân Ả Rập vào Yemen đã khiến hơn 100.000 người mất nhà cửa, Liên Hiệp Quốc cho biết. Ngoài ra, phát ngôn viên của UNICEF Rajat Madhok khẳng định "con số thực tế còn cao hơn nhiều".
Đại diện UNICEF tại Yemen Julien Harneis cho rằng các bên tham gia cuộc xung đột cần có biện pháp để bảo vệ người vô tội và đặc biệt là trẻ em.
"Trẻ em cần được tôn trọng và bảo vệ đặc biệt ngay lập tức từ các bên tham gia cuộc xung đột này, như pháp luật nhân đạo quốc tế hướng đến", Al Jazeera dẫn lời ông Harmeis.
Các ý kiến của Liên Hiệp Quốc và UNICEF đưa ra sau khi phiến quân Houthi và liên quân ủng hộ Tổng thống Yemen Abd-Rabbu Mansour Hadi có cuộc đụng độ ác liệt ở miền nam nước này, khiến hơn 140 người chết chỉ trong 24 giờ tính tới 6.4.
Cuộc chiến tại Yemen đang tạo nên mối lo ngại cho người dân nước này. Hôm 5.4, Hội chữ thập đỏ quốc tế và phía Nga đã có động thái kêu gọi các bên ngừng bắn trong vòng 24 giờ để thực hiện việc cứu trợ nhân đạo.
Hôm 6.4, Hội chữ thập đỏ quốc tế cho biết đã nhận sự đồng ý của liên quân Ả Rập cho phép vận chuyển thuốc và dụng cụ y tế vào thủ đô Sanaa, theo Reuters.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Người Việt ở thành phố cảng Ukraine gói đồ, sẵn sàng di tản Dù chiến sự tại thành phố cảng Mariupol, Ukraine, đã lắng dịu so với cuối tuần qua, người Việt Nam ở đây đều sẵn sàng sơ tán đến những thành phố khác để đảm bảo an toàn. Khung cảnh hỗn loạn tại Mariupol khi bị nã pháo hôm 24/1, khiến 30 người thiệt mạng và gần 100 người bị thương. Ảnh: AP Ông...